Năm Thìn Nói Chuyện Tín Ngưỡng Rồng. Bài 1: Vài Nét Về Hình Tượng ...

Báo chính phủ

chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Báo Điện tử Chính phủ

English 中文
  • trang chủ
  • Chính trị Đối ngoại Tổ chức nhân sự Hội nhập
  • Kinh tế Ngân hàng Chứng khoán Thị trường Doanh nghiệp Khởi nghiệp
  • Văn hóa Thể thao Du lịch
  • Xã hội Pháp luật Y tế Đời sống An sinh xã hội Nông thôn mới
  • Khoa giáo Giáo dục Khoa học - Công nghệ Biển Việt Nam
  • Quốc tế Việt Nam - ASEAN
  • Góp Ý Hiến Kế
Mới Nhất VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG, THỊNH VƯỢNG TRONG KỶ NGUYÊN MỚI Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng Hưởng ứng cao điểm thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km cao tốc Xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm, làm việc tại Brazil, CH Dominica Cổng TTĐT Chính phủ Văn phòng Chính phủ
  • An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
0 aA
  • Đồng Nai
  • Tin khác
Năm Thìn nói chuyện tín ngưỡng rồng. Bài 1: Vài nét về hình tượng con rồng trong văn hóa dân gian

Nằm trong dòng chảy và phát triển của nền văn hóa Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử, dù là vùng đất mới phát triển chỉ với hơn 310 năm song những người dân Đồng Nai cũng đã xây dựng nên một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng vừa mang đặc điểm riêng biệt vừa có những nét chung tương đồng với cả nước. Điều đó có thể nhìn thấy rất rõ qua giá trị kiến trúc nghệ thuật về hình tượng con rồng ở một số công trình đình (đền), chùa trên đất Đồng Nai.

18/01/2012 16:53 Mô phỏng hình tượng rồng thời Lý. Là vùng đất mới phát triển nên hình ảnh con rồng của người dân Đồng Nai chịu sự giao thoa, tiếp biến của nhiều nền văn hóa khác nhau: văn hóa người Kinh, văn hóa người Hoa và cả một số tộc người bản địa. Bên cạnh quan niệm chung, phổ biến của văn hóa phương Đông về hình tượng con rồng đó là con vật nằm hàng đầu tiên trong 4 con vật tứ quý (long, lân, qui, phụng). Con vật linh thiêng này là tổng hợp của trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh... Nó là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời chỉ có ở sản phẩm nghệ thuật chứ không tồn tại trong tự nhiên. Với dân tộc Việt Nam nói chung và mỗi người dân Đồng Nai nói riêng, rồng còn mang một ý nghĩa khác, vô cùng lớn lao đó là cội nguồn dân tộc " Con rồng cháu tiên". Từ câu chuyện huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con. Hình ảnh con rồng đã dần dần ăn sâu vào tâm thức của người Việt: Hà Nội với tên gọi đầu tiên là Thăng Long (rồng bay), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước vùng Đông Bắc có Hạ Long (nơi rồng đáp xuống), đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Trong suốt chiều dài lịch sử, tùy vào đặc điểm mỗi giai đoạn lịch sử mà hình tượng con rồng cũng được biến thể khác nhau cho phù hợp. Tuy nhiên một điều rất dễ thương trong quan niệm của người Việt, rồng không còn là con vật xa lạ, độc tôn của vua chúa mà gần gũi gắn liền với cuộc sống tâm thức thường ngày của người dân, dùng để trang trí tại những nơi thờ tự, thể hiện tấm lòng tôn kính như đình, chùa, miếu mạo... Hình ảnh con rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo kiểu: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Nguyễn Lê
  • trang chủ
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Văn hóa
  • Xã hội
  • Khoa giáo
  • Quốc tế
  • GÓP Ý HIẾN KẾ
logo

© BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổng Biên tập: Nguyễn Hồng Sâm

Giấy phép số: 102/GP-BTTTT, cấp ngày 15/04/2024.

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội;

Điện thoại: Văn phòng: 080.43162;Fax: 080.48924;

Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn.

logo

Tải ứng dụng:

BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ

app store google play Quét ma QR

Quét mã QR để tải

Bản quyền thuộc Báo Điện tử Chính phủ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử Chính phủ", "Báo Điện tử Chính phủ" hoặc "www.chinhphu.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Rồng