Học Tiếng Nhật: Phân Biệt Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ
Có thể bạn quan tâm
Trong tiếng Nhật, tùy vào đối tượng trò chuyện, tình huống và địa vị thì các từ ngữ cũng thay đổi theo, đây là một điểm khó của tiếng Nhật. Đặc biệt đối với người nước ngoài khi học tiếng Nhật sẽ gặp nhiều khó khăn khi phân biệt tôn kính ngữ – sonkeigo và khiêm nhường ngữ – kenjogo.
Đều là các từ ngữ thể hiện sự lịch sự nên về mặt nào đó mục đích và công dụng của 2 loại từ này có vẻ giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế, tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ hoàn toàn khác nhau. Chỉ cần hiểu được sự khác biệt này, các bạn sẽ có thể phân biệt 2 loại từ này và sử dụng thành thạo hơn.
Văn hoá công ty Nhật
Tôn kính ngữ là gì?
- Tôn kính ngữ trong tiếng Nhật là 尊敬語 (sonkeigo)
- Đây là loại kính ngữ được dùng khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc người có địa vị hơn mình để thể hiện sự tôn trọng với đối phương.
Ví dụ:
① 間もなく先方がお見えになります。
(manonaku senpo ga omie ni narimasu)
Nghĩa: Đối tác sắp tới rồi ạ.
② 部長がこうおっしゃいました。
(bucho ga kou osshaimashita)
Nghĩa: Trưởng phòng đã nói như vậy ạ.
③ どうぞご覧になってください。
(douzo goran ni natte kudasai)
Nghĩa: Xin mời quý khách xem.
Nếu như nói các câu trên mà không sử dụng tôn kính ngữ thì sẽ trở thành như sau:
① 間もなく先方が来る。(manonaku senpo ga kuru)
Nghĩa: Đối tác sắp tới rồi.
② 部長がこう言った。(bucho ga ko itta)
Nghĩa: Trưởng phòng nói thế.
③ どうぞ見てください。(dozo mite kudasai)
Nghĩa: Hãy xem đi.
Khiêm nhường ngữ là gì?
- Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật là 謙譲語 (keijogo)
- Cũng giống như tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ cũng được sử dụng để thể hiện sự kính trọng với đối phương
- Tính chất của khiêm nhường ngữ là thông qua cách nói khiêm tốn của bản thân để bày tỏ lòng kính trọng với đối phương.
Khiêm nhường ngữ thường được sử dụng như sau:
① 明日正午にうかがいます
(ashita shogo ni ukagaimasu)
Nghĩa: Tôi sẽ đến vào trưa ngày mai.
② 書類を拝見いたします
(shorui wo haiken itashimasu)
Nghĩa: Tôi sẽ xem xét tài liệu.
③ いただいた万年筆、ありがたく使わせていただきます
(itadaita mannenhitsu, arigataku tsukawa sete itadakimasu)
Nghĩa: Tôi vẫn luôn trân trọng sử dụng chiếc bút máy mà anh tặng.
Nếu như nói các câu trên mà không sử dụng khiêm nhường ngữ thì sẽ trở thành như sau:
① 明日正午に行きます/(ashita shogo ni ikimasu)
② 書類を見ます/(shorui wo mimasu)
③ もらった万年筆、ありがたく使います
(moratta mannenhitsu, arigataku tsukaimasu)
Đều là các cách nói bất lịch sự, không nên sử dụng.
Tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ đều được sử dụng để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối phương. Tuy nhiên sự khác biệt chính giữa 2 loại từ này chính là 1 loại được sử dụng để nói về người khác còn loại kia là nói về bản thân người nói.
Một số ví dụ khác
① Cách nói đúng:
それでは次は私がいただきます (sore deha tsugi ha watashi ga itadakimasu),
Nghĩa: Vậy tôi xin phép ăn ạ.
X Câu sai:
それでは次は私が召し上がります
(sore deha tsugi ha watashi ga meshiagarimasu)
Khi bản thân người nói là chủ thể của câu nói mà lại dùng tôn kính ngữ thì sẽ khiến cho người nghe thấy buồn cười và cảm thấy người nói là kẻ kiêu căng, không lễ phép.
② Câu đúng;
ご連絡お待ちしております
(gorenraku omachi shite orimasu)
Nghĩa: Tôi sẽ đợi liên lạc từ anh/chị.
Trong câu trên, người nói sử dụng ”ご連絡を待っています” để thể hiện sự khiêm nhường. 待つ – hành động chờ đợi là hành động của bản thân, do đó khi thể hiện phép lịch sự với đối phương, người nói đã chuyển từ này thành “お待ちする”. Tuy nhiên, nếu người đợi là người khác thì phải dùng tôn kính ngữ, câu này sẽ chuyển thành “〇〇が連絡をお待ちです” .
③ Câu đúng:
社長がこうおっしゃっています。
(shacho ga ko osshatteimasu)
Nghĩa: Giám đốc đã nói như vậy
X Câu sai:
社長がこう申しています
(shacho ga kou moushiteimasu)
申す là thể lịch sự của 言う, mới nghe thì có vẻ câu này rất lịch sự. Tuy nhiên, cụm 申し上げる không phải là tôn kính ngữ mà là khiêm nhường ngữ. Do đó, chỉ sử dụng khi chủ thể là bản thân người nói.
Mặt khác, khi người nói muốn nói về hành động của chính mình thì câu trên sẽ trở thành “私はこう申し上げました” (tôi nói như vậy) hoặc “以前申し上げた通り” (như tôi đã nói).
Tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ tuy khó nhớ nhưng nếu phân biệt bằng chủ thể của câu nói thì sẽ rất dễ hiểu. Các bạn chỉ cần nhớ tôn kính ngữ dùng khi chủ thể của câu nói là người khác còn khiêm nhường dùng khi chủ thể là chính bản thân người nói. Còn lại bạn chỉ cần học các từ để sử dụng đúng cho từng trường hợp là được.
Kể cả khi bạn mắc lỗi sử dụng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ thì phần lớn người Nhật cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn. Vậy nên đừng quá lo lắng, cứ sử dụng thường xuyên thì bạn sẽ nhanh chóng nhớ và có thể sử dụng thuần thục thôi.
Trang thông tin về công việc phái cử JOBNET
Cùng Alpha Resort tìm việc làm thêm ưng ý tại khu nghỉ dưỡng trên toàn Nhật Bản!
MTWアキ (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Từ khóa » Khiêm Nhường Ngữ Của Desu
-
Kính Ngữ - Cách Nói Lịch Sự Trong Tiếng Nhật - Akira Education
-
Tiếng Nhật Tôn Kính Và Khiêm Nhường Toàn Tập - Saromalang
-
Toàn Bộ Về Kính Ngữ, Khiêm Nhường Ngữ, Thể Lịch Sự Trong Tiếng Nhật
-
Tuyệt Chiêu Ghi Nhớ Kính Ngữ, Tôn Kính Ngữ Tiếng Nhật N3 Chỉ Sau 1 ...
-
Tổng Hợp Cấu Trúc Chỉ Sự Tôn Kính, Khiêm Nhường - Ngữ Pháp Tiếng ...
-
[Từ A - Z] Toàn Bộ Kiến Thức Về Kính Ngữ Tiếng Nhật
-
Một Số Khiêm Nhường Ngữ Mà Bạn Cần Biết - LocoBee
-
Rất Có ích ạ! Chúc Mọi Người Có Một Giấc Ngủ Ngon. Nếu Hay Thì Like ...
-
[Ngữ Pháp N4] Cách Sử Dụng Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật - .vn
-
Tôi (khiêm Nhường) Tiếng Nhật Là Gì?
-
Sử Dụng Kính Ngữ Khi Giao Tiếp - 神戸東洋日本語学院
-
Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật