Toàn Bộ Về Kính Ngữ, Khiêm Nhường Ngữ, Thể Lịch Sự Trong Tiếng Nhật
Có thể bạn quan tâm
--- NỘI DUNG BÀI VIẾT ---
I/Khiêm nhường ngữ |
II/Tôn kính ngữ |
III/Thể lịch sự trong tiếng Nhật |
Kính ngữ trong tiếng Nhật (敬語) được chia thành 3 loại chính:
- Tôn kính ngữ (尊敬語)
- Khiêm nhường ngữ (謙譲語)
- Cách nói lịch sự (丁寧語)
Kính ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp của người Nhật. Đó là khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, Sempai cùng công ty…
Tuy vậy sử dụng kính ngữ như thế nào để chính xác trong từng trường hợp là điều không hề đơn giản. Đặc biệt, người nước ngoài cực kì hay nhầm giữa Kính ngữ - Khiêm nhường ngữ và sử dụng lẫn lộn khiến gây ra nhiều "hậu quả" dở khóc dở cười.
Ngoài ra khi dùng kính ngữ trong tiếng Nhật, bắt buộc phải lưu ý đến khái niệm(内の人 - Uchi no hito - Chỉ những người cùng nhóm với mình: Gia đình, đồng nghiệp...)và(外の人 - Soto no hito - Chỉ những người ngoài nhóm).
Hai khái niệm này mang tính tương đối.
Ví dụ:
Khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp trong công ty về những thành viên của gia đình mình, thì những người trong gia đình được coi là trong nhóm (内の人)- và đồng nghiệp được coi là người (外の人).
Tuy nhiên, khi bạn nói chuyện với đối tác về những người trong công ty: Thì lúc này đồng nghiệp lại trở thành người trong nhóm(内の人)- và đối tác là người ngoài nhóm(外の人).
---------------------------------
I/Khiêm nhường ngữ:
Quy tắc chuyển sang Khiêm nhường ngữ là:
- Quy tắc 1: Đây là quy tắc chung nhất, sử dụng cho tất cả các V (Chú ý: Quy tắc này không áp dụng cho các động từ thể ます chỉ có 1 âm tiết (みます、います)- Với các động từ này ta áp dụng Quy tắc 2)
+ Với V Nhóm I, II: Thêm お vào đầu V, bỏ ます thêm します.
VD:
Gặp mặt: 会う → お会いする御社の xxx にお会いしました。[Tôi đã đến gặp ông xxx của quý công ty]
+ Với V nhóm III: Thêm ご vào đầu V, bỏ ます thêm します.
VD:
今日の予定をご説明します。
(Tôi xin giải thích về lịch làm việc ngày hôm nay)
- Quy tắc 2: Là các động từ có quy tắc riêng (Bắt buộc học thuộc):
+ Nói: 言う → 申し上げるVD: 先ほど申し上げましたように ..... [ Như tôi đã nói khi nãy ....]
+ Nhận được: もらう → いただく
VD: 貴重な面接の時間をいただき、ありがとうございます。[ Tôi rất cảm kích khi nhận được thời gian phỏng vấn quý báu của công ty ]
+ Cố gắng: がんばる → 努力させていただくVD: 貴社にふさわしい人材となるべく努力させていただきます
[Tôi sẽ cố gắng hết mình để trở thành một nhân lực xứng đáng với tầm cỡ của quý công ty]
+ Biết: 知る→ 存じますVD: 存じません。
[ Không biết ]
+ Xem: 見る→ 拝見する
VD: 資料は既に拝見しました。
[ Tôi đã xem qua tài liệu]
+Hiểu: わかる→かしこまる
VD:はい、かしこまりました。
[ Vâng, tôi đã hiểu ]
+Hỏi: 聞く→ 伺います(うかがいます)
VD: 御社のキャリアパスについて伺ってもよろしいでしょうか. ( O )[ Tôi có thể hỏi về chế độ đào tạo nhân viên của quý công ty được không ạ. ]
+ Đi, đến: 行く、来る → 参ります
明日、そちらへまります。
[Mai tôi sẽ đến chỗ ngài)
+ Ở: います → おります
ただ今、会社におります。
[Bây giờ tôi đang ở công ty ạ]
+ Làm: する → いたします
ご説明いたします。
[Tôi xin phép được giải thích]
+ Gặp: 会います → おめにかかります
佐藤さんにお目にかかりました。
(Tôi đã gặp chị Satou)
👉 Tổng hợp file nghe của tất cả các Sách luyện JLPT N5 đến N1
II/Tôn kính ngữ:
Quy tắc chuyển sang Tôn kính ngữ:
- QUY TẮC 1: Chuyển động từ sang thể bị động (Với quy tắc này, người học nên phân biệt rõ với Các câu thể bị động với Các câu dùng kinh ngữ: Bằng cách nhìn trợ từ, xét ngữ nghĩa của câu)
VD:
- 田中部長がラーメンを食べられています。 → Kính ngữ
(Trưởng phòng Tanaka đang ăn ramen)
- 田中部長が木村さんにラーメンを食べられていました。 → Bị động
(Trưởng phòng Tanaka bị anh Kimura ăn mất ramen)
- QUY TẮC 2: Với động từ nhóm I: Thêm お vào đầu V, bỏ ます thêm になります
VD: 社長はもうお帰りになりました。
(Giám đốc đã về rồi)
- QUY TẮC 3: Là các động từ có quy tắc riêng (Bắt buộc học thuộc):
+ Chỉ dạy: 教える → ご指導 〜についてご指導下さい[Xin hãy chỉ dạy cho tôi về....]
+ Nói: 言う→おっしゃる... 様がおっしゃるように、[ Như ngài ... đã nói,) ]
+ Làm: する→なさる... 様は学生時代にどんなことをなさっていたのですか。[ Ngài ... đã làm những gì thời còn là sinh viên đại học ạ? ]
+ Xem: 見る→ ご覧になるエントリーシートをご覧ください。[Xin các vị hãy xem bản đăng ký của tôi]
+Ngồi (Ghế): [いすに]座ります→ [いすに]かけます
+Ở, đến, đi: います、来ます、行きます→ いらっしゃいます
+ Ăn, uống: 食べます、飲みます→ 召し上がります
+Xem: 見ます→ ご覧になります
+Biết: 知る→ ご存知です
>>> Bật mí 5 phương pháp giao tiếp tiếng Nhật như "người bản xứ"
III/Thể lịch sự trong tiếng Nhật:
Ngoài thể ます chúng ta vẫn hay dùng, Sách 100 xin gửi tới bạn một số cụm từ thể lịch sự cũng thường xuyên được sử dụng trong các buổi phỏng vấn.
- 弊社 heisha : [Công ty chúng tôi ]- 御社 onsha : [Quý công ty (cách bạn gọi công ty kia) ]- 貴社 kisha : [ Quý công ty]
- Sau: 後で → 後ほどVí dụ: 後ほど連絡いたします
[ Tôi sẽ liên lạc lại với các vị sau ]
- Một chút: ちょっと → 少しVí dụ: 少しお待ちください
[ Xin hãy chờ tôi một chút ạ ]
- Không vấn đề gì: 大丈夫です → 問題はございませんVí dụ: はい、面接は ... 日の ... 時からで、問題はございません
[ Vâng, buổi phỏng vấn diễn ra vào ngày... lúc...thì không có vấn đề gì ạ ]
- あります → ございます
- ~です → ~でございます- わたし → わたくし: Tôi- 今 → ただ今: Bây giờ
- 今度 → この度: Lần này
- このあいだ → 先日(せんじつ): Mấy hôm trước
- きのう → 昨日(さくじつ): Hôm qua
- きょう → 本日(ほんじつ): Hôm nay
- あした → みょうにち: Ngày mai
- さっき → さきほど: Lúc trước/ Lúc nãy
- あとで → のちほど: Sau đây
- こっち → こちら: Phía này/ phía chúng tôi
- そっち → そちら: Phía kia/ phía các vị
- あっち → あちら: Phía đó
Việc các bạn có thể sử dụng tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ có ý nghĩa rất quan trọng, điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng với đối phương mà còn thể hiện phần nào khả năng tiếng Nhật của bản thân.
Cho nên hãy cố gắng học thuộc và nắm chắc để không sử dụng nhầm lẫn nhé!
Sách tiếng Nhật 100 chúc các bạn học tốt!
🔑 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE🔑
>>>
>>> Cách học 50 bài Minna no Nihongo I, II bản mới N5, N4
>>> Cách học NGỮ PHÁP tiếng Nhật hiệu quả bằng Flashcard Tiếng Nhật
>>> Tư tưởng sai lầm về Kanji - Cách học Kanji của các "Thánh Hán tự"
3.8
(10 đánh giá)Từ khóa » Khiêm Nhường Ngữ Của Desu
-
Kính Ngữ - Cách Nói Lịch Sự Trong Tiếng Nhật - Akira Education
-
Tiếng Nhật Tôn Kính Và Khiêm Nhường Toàn Tập - Saromalang
-
Tuyệt Chiêu Ghi Nhớ Kính Ngữ, Tôn Kính Ngữ Tiếng Nhật N3 Chỉ Sau 1 ...
-
Tổng Hợp Cấu Trúc Chỉ Sự Tôn Kính, Khiêm Nhường - Ngữ Pháp Tiếng ...
-
[Từ A - Z] Toàn Bộ Kiến Thức Về Kính Ngữ Tiếng Nhật
-
Một Số Khiêm Nhường Ngữ Mà Bạn Cần Biết - LocoBee
-
Học Tiếng Nhật: Phân Biệt Tôn Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ
-
Rất Có ích ạ! Chúc Mọi Người Có Một Giấc Ngủ Ngon. Nếu Hay Thì Like ...
-
[Ngữ Pháp N4] Cách Sử Dụng Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Kính Ngữ Trong Tiếng Nhật - .vn
-
Tôi (khiêm Nhường) Tiếng Nhật Là Gì?
-
Sử Dụng Kính Ngữ Khi Giao Tiếp - 神戸東洋日本語学院
-
Kính Ngữ Và Khiêm Nhường Ngữ Trong Tiếng Nhật