Sử Dụng Kính Ngữ Khi Giao Tiếp - 神戸東洋日本語学院

Sử dụng kính ngữ khi giao tiếp

Trong một giờ học trực tuyến gần đây của lớp sơ cấp, chúng tôi đã tiến hành một buổi học với chủ để “sử dụng kính ngữ khi giao tiếp”.

Trước hết, kĩnh ngữ là những ngôn từ đặc biệt thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe hay chủ đề đang được nói đến. Khi giao tiếp với giáo viên hay cấp trên, kính ngữ vô cùng quan trọng. Có ba loại kính ngữ, đó là: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và thể lịch sự.

① Tôn kính ngữ

Cách sử dụng: gắn với hành động của đối phương, sử dụng khi muốn nâng cao vị thế của đối phương.

Một số hình thức của tôn kính ngữ:

 1. ~(ら)れます   (Ví dụ: 聞かれる (kika-reru)・帰られる (kae-rareru)

 2. お + V-ます (bỏます) + になります   (Ví dụ: お聞きになる (o-kiki-ninaru)・お帰りになる (o-kaeri-ninaru)

 3. Một số tôn kính ngữ đặc biệt   (Ví dụ: いらっしゃる (irassharu) ・召し上がる (meshiagaru)

② Khiêm nhường ngữ

Cách sử dụng: gắn với hành động của bản thân, sử dụng khi muốn hạ thấp vị thế của bản.

Một số hình thức của khiêm nhường ngữ:

 1. お/ご + V-ます (bỏます) + します   (Ví dụ:ご連絡する (go-renraku-shimasu) ・お持ちする (o-mochi-shimasu)

 2. Một số khiêm nhường ngữ đặc biệt   (Ví dụ: 参ります (maiirimasu) ・いただきます (itadakimasu)

③ Thể lịch sự

Cách sử dụng: kết thúc bằng ます、です、でございます、là cách nói dùng trong những tình huống cần sự lịch sự, trang trọng.

Một số hình thức của thể lịch sự:

 1. Tính từ đuôi い, tính từ đuôi な, danh từ + です   (Ví dụ: 暑いです (atsui-desu) ・便利です (benri-desu) ・高校生です (kokosei-desu)

 2. Động từ + ます   (Ví dụ: 食べます (tabe-masu) ・飲みます (nomi-masu)

 3. Tính từ đuôi い, tính từ đuôi な, danh từ + でございます   (Ví dụ: 安うございます (yasu-u-gozaimasu), 有名でございます    (yume-degozaimasu), 学生でございます (gakusei-degozaimasu)

※chỉ dùng trong các tình huống trang trọng.

Tại tiết học này, các bạn sinh viên sơ cấp đã được ôn tập lại kiến thức và thực hành sử dụng những nội dung trên.

Trong giờ học, chúng tôi đặt trọng tâm vào việc giúp sinh viên nhớ lại kiến thức về kính ngữ, mặc dù việc nhầm lẫn giữa tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ, hay việc nhớ không rõ vẫn thường xuyên xảy ra. Sau đó, chúng tôi sử dụng manga (truyện tranh) để luyện tập thêm về cách sử dụng kính ngữ, cụ thể là với ai, trong hoàn cảnh nào, và trong phần luyện tập giao tiếp, sinh viên được thực hành điền vào chỗ trống các hình thức thể hiện của kính ngữ rồi phát biểu trước lớp. Mặc dù nhiều sinh viên đã có thể hiểu và ghi nhớ kiến thức ở trong đầu, tuy nhiên việc diễn đạt ra bằng lời nói vẫn còn khá khó khăn, thế nhưng có thể thấy tất cả đều đã rất cố gắng giao tiếp bằng kính ngữ.

Sau này, khi phỏng vấn xin việc hay thi lên bậc học cao hơn, bên cạnh việc có thể giao tiếp một cách trôi chảy bằng tiếng Nhật thì việc có thể sử dụng đúng kính ngữ hay không cũng sẽ là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng hoặc đơn vị tuyển sinh đánh giá ứng viên. Vì vậy hãy ghi nhớ thật kỹ nhé.

 [Giáo viên tiếng Nhật C]

Từ khóa » Khiêm Nhường Ngữ Của Desu