Hướng Tới Một Nền Nông Nghiệp Xanh, Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế vùng biên vẫn dựa vào nông nghiệp | |
Chung tay thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp | |
Lợi ích kép từ phát triển kinh tế tuần hoàn |
Vẫn kém hiệu quả, chưa bền vững
Nông nghiệp, nông thôn vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Đặc biệt mỗi khi đất nước khó khăn, nền kinh tế khó khăn, suy giảm hoặc rơi vào khủng hoảng thì luôn có bệ đỡ là nông nghiệp.
Nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Đó là năng suất tăng cao nhưng tính theo sản lượng cao hơn nhiều so với năng suất tính theo giá trị. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp vẫn sử dụng nhiều nguồn lực đầu vào như đất đai mà điển hình là sản xuất lúa 3 vụ; sử dụng nhiều phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật…; sử dụng các loại giống cao sản được ưa thích hơn là các loại giống tạo ra sản phẩm chất lượng cao… Đó là nền sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, chưa thân thiện với môi trường và thiếu bền vững.
Việt Nam cần hướng đến một nền nông nghiệp hiệu quả |
Mặc dù sản phẩm nông nghiệp đã và đang đa dạng hóa, nhưng cũng chỉ mới trong phạm vi “các sản phẩm truyền thống”, ví dụ Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lúa gạo, hải sản, một số cây ăn quả đã có từ bao đời nay. Chưa có nhiều sản phẩm mới nhờ nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ… Đó là một nền nông nghiệp kém năng lực du nhập và hấp thụ khoa học công nghệ.
Có thể thấy, năng lực sản xuất nông nghiệp chưa đủ mạnh để tận dụng, phát huy các lợi thế động của các vùng miền, chưa tạo ra được các sản phẩm mới có khả năng chống chịu và thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết đa dạng và phức tạp của đất nước.
Trong khi kết nối giữa nông dân với người cung ứng và người tiêu dùng phần lớn qua đội ngũ đông đảo các thương lái, thông qua hệ thống chợ truyền thống và chợ đầu mối đến các khu vực tập trung tiêu dùng; hoặc thu gom nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và phục vụ xuất khẩu. Thị trường nông sản phân tán, chia cắt, phân mảng không gắn kết. Hệ thống cung ứng nông sản không đủ mạnh, không đủ độ tin cậy để thúc đẩy thay đổi tiêu dùng theo kiểu “Cung tạo ra cầu của chính nó” trên thị trường nội địa và không đủ sức đáp ứng nhu cầu cao và khắt khe của thị trường nước ngoài…
Nguyên nhân thể chế
Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân nhưng các nguyên nhân thể chế vẫn là chủ yếu. Trong đó, chế độ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã quá lạc hậu, không còn phù hợp. Đất nông nghiệp vẫn được coi là tư liệu sản xuất, chứ chưa phải là tài sản của nông dân và nông hộ. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng quá cứng nhắc, quá bất hợp lý trong kinh tế thị trường. Việc chuyển đổi loại đất nông nghiệp này sang loại đất nông nghiệp khác đồng nghĩa với điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt nên sẽ tốn quá nhiều công sức, thời gian và chi phí vượt quá khả năng của từng hộ nông dân.
Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phát triển các loại dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, nông thôn cũng là điều bất khả thi đối với các hộ nông dân. Về cơ bản, không có thị trường thứ cấp chính thức về quyền sử dụng đất nông nghiệp. Việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp chỉ có thể thực hiện được bằng biện pháp hành chính phức tạp, đầy rủi ro và tốn kém cả về thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, những thí điểm về tích tụ đất nông nghiệp ở Hà Nam, Thái Bình… đã nhanh chóng đi vào quên lãng.
Các yếu tố nói trên làm cho các hộ nông dân không thể gia tăng quy mô sản xuất đến mức cần thiết và không thể đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, tăng số sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn, không thể mở mang sản xuất các sản phẩm, cung ứng các dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp trên đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, quan niệm về an ninh lương thực dựa quá mức vào lúa gạo đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp vì cơ cấu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của dân cư đã có nhiều thay đổi. Quan niệm này khiến cả ở những nơi điều kiện thiên nhiên thuận lợi đối với lúa vẫn cố giữ quy hoạch đất trồng lúa. Thực tế đó ngăn chặn các sáng kiến, đổi mới sáng tạo thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các tài nguyên khác.
Hướng tới một nền nông nghiệp xanh
Thực trạng đó đòi hỏi cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ, toàn diện trong chiến lược chuyển đổi và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Đặc biệt mục tiêu định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi và phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hướng đến là một nền nông nghiệp xanh, đa dạng và bền vững, một nền nông nghiệp hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị, chuyển từ một nền nông nghiệp đơn ngành sang phát triển tích hợp liên ngành, từ mục tiêu đơn giá trị sang mục tiêu tích hợp đa giá trị. Từng bước phát triển hệ sinh thái kinh tế nông thôn.
Để đạt mục tiêu đó, trong nội dung sửa đổi Luật Đất đai 2013 ít nhất phải có một số điểm mới sau: Phân loại lại các loại đất nông nghiệp theo hướng giảm bớt số lượng loại đất nông nghiệp; Phải coi quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản của hộ nông dân; Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn; Bãi bỏ các giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp…
Đồng thời cần kiến tạo thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các trung tâm dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khuyến khích phát triển các nền tảng, giao diện hỗ trợ kết nối giữa các bên liên quan và thực hiện giao dịch trên thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tiếp cận đất theo cơ chế thị trường để những người có ý tưởng phát triển sản phẩm mới trên đất nông nghiệp có thể tiếp cận được để thực hiện ý tưởng của họ. Chỉ khi một bộ phận đất nông nghiệp hiện nay chuyển sang những nông dân thế hệ mới, thì nền sản xuất nông nghiệp mới có thể chuyển đổi được theo định hướng đã nêu. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ giúp chuyển quyền sử dụng đất thành vốn (capital) để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.
Bên cạnh đó, cần đổi mới tư duy và chiến lược an ninh lương thực và có quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp linh hoạt đủ mức để có thể thực hiện được chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng, có giá trị gia tăng cao và tạo thêm giá trị mới trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên chủ trì điều phối kiến tạo phát triển thị trường dịch vụ khuyến nông, dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường nông sản, thực phẩm, dịch vụ hậu cần hàng nông sản… chuyển đổi, xã hội hóa các dịch vụ công phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bộ cũng cần tổng kết và truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về phát triển các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, mô hình phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, mô hình kinh doanh tác động xã hội ở nông thôn, nhất là du lịch cộng đồng…
Đó là một số giải pháp vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài cần triển khai thực hiện ngay để tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Từ khóa » Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Xanh
-
Phát Triển Nông Nghiệp Xanh ở Việt Nam Và Những Vấn đề đặt Ra ...
-
Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Xanh Bền Vững
-
Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Xanh: Hướng đi đúng Của Việt Nam!
-
Thúc đẩy Phát Triển Nền Nông Nghiệp Xanh - Sạch - An Toàn - Bền Vững
-
Nông Nghiệp Xanh - Trách Nhiệm - Hànộimới
-
Hướng Tới Nền Nông Nghiệp Xanh, Bền Vững: Cần Chiến Lược ...
-
Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Xanh Trong Nông Nghiệp Việt Nam
-
Giải Pháp Nào Cho Nông Nghiệp Xanh? - Báo Tuyên Quang
-
Vì Nền “nông Nghiệp Xanh” - Báo Thanh Hóa
-
Việt Nam Hướng Tới Sản Xuất Nông Nghiệp Xanh, Tiết Kiệm Chi Phí
-
Để Nông Nghiệp Xanh Không Là Thách Thức đối Với HTX
-
Nông Nghiệp Xanh Và Tiêu Dùng Xanh - Báo Thanh Hóa
-
Gỡ Khó để Phát Triển Nông Nghiệp Xanh - Vnbusiness
-
Chuyển Từ Tư Duy Sản Xuất Nông Nghiệp Sang Tư Duy Kinh Tế Nông ...