Khám Phá 10 Loại Trái Cây Mang Danh ĐẶC SẢN MIỀN SÔNG ...

Miền sông nước quê mình với vô vàn những món ngon vật lạ, cùng đi khám phá ẩm thực độc đáo mang đậm nét dân dã của quê mình nè.

1. Trái Bình Bát

Bình bát là loại cây nhỏ, cao 5 - 7m. Cành non có lông, cành già nhẵn. Lá mọc so le, hình mác thuôn, dài 12 - 15cm, rộng 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, bóng, mặt dưới có ít lông tơ, gân lá nổi rõ, cuống lá có lông.

Trái bình bát khi còn sống

Hình ảnh trái bình bát khi chín vàng có mùi thơm nhẹ

Trái khi sống có màu xanh và có nhiều công dụng chữa bệnh trong đông y. Trái bình bát khi chín có mùi thơm nhẹ, thường được dầm với đá và đường để ăn. Đây cũng là cách thanh nhiệt cho một ngày oi bức. Nhưng ăn trái này có vẻ hơi mỏi miệng à nha.

 

2. Trái Tầm Bóp

Là loại cây thân thảo, mọc hoang quanh năm, cao 50 – 90 cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thuỳ, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm; cuống lá dài từ 15 - 30mm.

Trái tầm bóp mọc dại ven đường

Khi tầm bóp chín lớp vỏ khô lại, ruột bên trong vàng bóng

Trái còn sống có màu xanh, nhìn tựa như lồng đèn, có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Trái tầm bóp khi chín vỏ sẽ khô, phần ruột trái bên trong vàng, ăn có vị ngọt thanh.

 

3. Trái Trâm

Là loại gỗ cứng, không mục. Đây là lý do người ta dùng gỗ cây trâm làm đường ray sắt và cài đặt trong những giếng nước. Đôi khi người ta dùng để chế tạo đồ dùng trong nhà với giá thành rẻ.

 

Hình ảnh của trái trâm bầu miền tây

Cây Trâm bắt đầu trổ hoa vào tháng 3 đến tháng 4. Những hoa Trâm có mùi thơm và nhỏ, khoảng 5 mm đường kính. Quả phát triển vào tháng 5 hay tháng 6 và hình dáng là hình bầu dục, quả nạc, màu xanh lúc quả non, trổ sang màu hồng và cuối cùng màu tím đen bóng khi trưởng thành chín mùi ăn có vị chua chua, ngọt ngọt.

 

4. Trái Bần

Bần mọc hoang bên bờ, bãi. Rễ bần giữ phù sa, chống xói mòn. Bần mà nấu canh chua thì ngon hết sẩy, không giống canh chua me, hay mẻ chút nào. Vị thơm đậm đà, không lẫn đâu được.

Trái bần xanh ở các vùng sông nước

Trái bần ăn với mắm cá thêm tí ớt thì còn gì bằng

Ở Miền Tây, có nhiều địa danh vẫn còn gắn liền với tên tuổi cây bần như Xẻo Bần, Rạch Bần, Cù Lao Bần...Thêm vào đó thức ăn dân dã như gỏi bần từ hoa bần trộn với tép bạc, cá sặc hoặc thịt heo thái nhỏ. Trái bần ăn với mắm sống, nấu canh chua, rồi rễ bần làm cạc bần để đóng nút chai...

 

5. Trái Cà Na

Cây cà na ở đây chủ yếu mọc theo các mương, rạch, sông để chống sạt lở đất. Sau đó nhiều người dân phát hiện loại trái cây này có thể chế biến thành những món ăn rất thơm ngon, dân dã mà hấp dẫn.

Trái cà na xanh tươi được sơ chế

Cà na ngâm đường ăn kèm với ít muối tôm

Cà na hấp dẫn với muôn hình vạn trạng những cách chế biến như cà na ngào đường, cà na ngâm muối, mứt cà na, cà na dầm… chế biến thế nào cũng làm bao tử xuyến xao.

 

6. Trái Me Nước

Cây me nước còn có tên gọi là me keo, cây gỗ có thể cao đến 10 m. Lá kèm biến đổi thành gai. Cuống lá chính dài 2-2,5 cm, mọc so le, phân thành hai cuống nhỏ dài 1 cm, mỗi cuống nhỏ mang hai lá chét, phiến lệch.

Hình ảnh trái me nước dân dã 

Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm ở đầu cành. Hạt màu đen và bóng, nằm trong một lớp cơm quả, quả có màu đỏ nhạt khi chín, quả có nhiều mắt, mỗi mắt là một hột.

 

7. Trái Chùm Ruột

Cây nhỏ, cao tới 5m hay hơn, có thân nhẵn. Cành non màu lục nhạt, cành già màu xám, mang nhiều vết sẹo ở những lá rụng. Lá kép mọc so le, có cuống dài mang nhiều chét mỏng, gốc tròn, chóp nhọn.

Trái chùm ruột chín mọng

Chùm ruột trộn muối ớt đường 

Hoa nhỏ mọc thành xim, dài 4-7 hoa màu đỏ ở nách lá đã rụng. Quả mọng có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, ngọt nhạt.

 

8. Trái Bàng

Là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, cây này có thể mọc cao tới 35 m. Quả ăn được và có vị hơi chua.

Trái bàng dưới gốc sân trường quen thuộc

Hạt bàng rang muối - một đặc sản vùng đất Côn Đảo

Lúc nhỏ, mình thích chọn những quả chín vàng, sau đó chặt ra lấy hạt màu trắng bên trong. Hạt màu trắng này có vị ngọt, béo và bùi, ăn tương tự như hạt hướng dương vậy đó. Hiện, hạt bàn đang là đặc sản của vùng đất Côn Đảo nha.

 

 9. Trái Ô Môi

Là loại trái cây dân dã gắn liền với tuổi thơ của những trẻ em miền sông nước. Cây Ô môi thân gỗ cao 10-12m. Trái Ô môi dài ngoằng và cứng màu nâu đen, nó được kết thành trái từ những bông hoa Ô môi hồng tươi xinh xắn, nhìn xa giống hoa ti-gôn.

Cây ô môi được xem như hoa anh đào miền tây

Trái ô môi không còn quá xa lạ với người Miền Tây

Trái ô môi khi ăn dùng dao chặt thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vó trái cho lộ lớp hạt xếp đều đặn và được dính liền nhau bởi một lớp cơm màu nâu đen như nước màu kho cá. Cái mùi khăn khẳn hăng hắc, nếu mới ăn lần đầu sẽ chẳng gì thu hút. Ruột ô môi thường được ngâm rượu làm thuốc bổ uống.

 

 10. Trái Thanh Trà

Hàng năm cứ từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, du khách có dịp đi qua quốc lộ 54 đoạn qua thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long sẽ bị thu hút bởi những vườn thanh trà xum xuê trái. Màu vàng rực của những quả thanh trà.

Những trái thanh trà khi vào mùa

Thanh trà chín vàng có vị chua chua ngọt ngọt

Thanh trà được xếp là một loại cây rừng, trông giống như cây xoài, trái gần giống quả chanh, vỏ màu xanh, khi chín có màu vàng cam bóng láng, rất đẹp cơm mềm, vị chua ngọt rất hấp dẫn nên được mọi người, nhất là trẻ con ưa thích.

Trái thanh trà ngọt vỏ mềm. Khi ăn phải nắn hoặc xoa đều tay cho trái mềm để dễ lột vỏ và ngọt hơn. Còn nếu trái chua vỏ cứng, ăn giòn, chấm muối ớt hoặc gọt bỏ vỏ, dầm với đường và nước đá đập nhuyễn sẽ trở thành loại nước giải khát tuyệt hảo trong những ngày hè oi bức.

Miền Tây nhà mình có quá nhiều trái cây mang danh “đặc sản” đấy nhé, ai xuôi về Miền Tây một lần thì đừng quên thưởng thức nha.

                                                                                  Tổng hợp 

Demi Hanga

 

Từ khóa » Trái Cây Dại Miền Tây