Lạc Vào Thiên đường Hoa Quả Miền Tây, Toàn Những Trái độc Lạ, Vị ...
Có thể bạn quan tâm
Trái quách
Với vẻ ngoài xấu xí, bên trong cũng chẳng đẹp đẽ gì nên người ta vẫn gọi nó là loại quả “xấu từ ngoài vào trong”. Vỏ và ruột trái quách đều xù xì, có màu nâu đen không mấy bắt mắt. Tuy nhìn bề ngoài như vậy nhưng trái quách lại tỏa ra hương thơm ngào ngạt, khi ăn thì có vị ngọt ngọt, chua chua khiến nhiều người đâm nghiện.
Loại quả này thường mọc nhiều ở các vùng quê miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng hay An Giang. Quách chín có thể dùng chế biến thành các món như sinh tố, lẩu gà hay làm mắm đều rất ngon.
Trái cám
Trái cám bên ngoài có lớp vỏ sần sùi, nhiều mủ, sau đó là một lớp "xốp xốp" y hệt cùi bưởi. Bóc xong phần cùi sẽ hiện ra phần vẩy y hệt vẩy cá, nhân trong của trái cám có hình thù như con cá.
Trái cám là cây thân leo, thường mọc dại ở những nơi gần sông nước. Phần nhân bên trong có hình con cá, có lớp bảo vệ giống vẩy cá. Vậy nên ở một vài nơi, người ta còn gọi đây là trái cá.
Những người đã từng ăn trái cám cho biết nó có vị ngọt giống sắn, có người cho rằng giống bọng dừa. Tuy nhiên, không phải người miền Tây nào cũng biết trái này có thể ăn được.
Trái bình bát
Bình bát còn có tên gọi là na nước hay trái nê, thường mọc dại ven nhiều kênh rạch, sông nước ở khu vực miền Nam. Trái bình bát sống có màu xanh, cứng không ăn được. Nhưng khi chín có màu vàng, mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn.
Sau khi hái trái bình bát xuống, người ta dùng tay bẻ ra, gợt bỏ vỏ rồ bỏ vô ly dầm với đường, thêm ít viên nước đá là thứ giải khát tuyệt diệu lúc trưa hè. Có người làm sạch vỏ, ướp ít đường cát hay đường phèn trộn đều đợt đêm xuống phơi ngoài trời để hứng sương. Sáng hôm sau được ly bình bát ngọt lịm và mát lạnh.
Trái ô môi
Trái ô môi có màu xanh, sau đó chuyển sang màu đen báo hiệu mùa trái chín của cây ô môi. Khi trái chín, toàn bộ từ vỏ trái cho tới thịt bên trong đều có màu đen sì. Trái ô môi dài khoảng 60 cm, vì vậy khi ăn phải chặt ra từng khúc, dùng dao vạt bỏ vỏ hai bên, rồi dùng ngón tay cầm hai sống còn lại của trái ô môi đẩy tới đẩy lui vài lần là có thể lấy phần thịt của trái để ăn.
Phần thịt trái ô môi xếp thành từng múi tròn, mỏng đều nhau và được phủ bởi lớp mật màu đen, có vị ngọt, hơi nồng cay, có mùi thơm; mỗi múi có chứa một hạt màu vàng ở một bên mặt.
Trái điều
Trái điều hay mận hoa đỏ được người Miền Nam Việt Nam gọi là “mận đỏ” hay “điều đỏ” cùng chi với mận. Điều có trái non màu xanh nhạt, trái chín màu đỏ sậm và hoa màu đỏ đậm – vì vậy người Hoa gọi loại trái này là “hồng hoa bồ đào” – có thịt trắng, nhiều nước, thơm, vị ngọt, chua, không phảng phất vị chát như mận mà chúng ta thường thấy.
Ngoài trái mận điều ăn rất ngon, lá điều non còn gọi là đọt điều là một loại rau ăn với bánh xèo, mắm kho… rất phổ biến ở nông thôn miền Nam
Từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch hàng nó năm là mùa chín rộ của trái điều, các bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức đặc sản miền Tây này nhé.
Trái gáo
Gáo thường có nhiều loại là gáo trắng, gáo vàng hoặc gáo tròn. Gáo vàng da láng, quả không tròn, còn gáo trắng như trong clip thì tròn, ngoài da có gai mềm giống như chôm chôm.
Cả 2 loại gáo khi còn xanh ăn sẽ hơi chát, nhưng lúc chín thì trái chuyển sang màu vàng ươm, ăn có vị chua ngọt đặc trưng. Gáo trắng thường chín vào mùa nước nổi ở miền Tây và ngọt hơn trái gáo vàng. Khi ăn, người ta có thể chấm với muối ớt hoặc dùng để kho cá rất ngon.
Trái gáo có vỏ ngoài trông khá sần sùi, mới nhìn tưởng đâu là… chôm chôm lai quả vải. Khi xẻ ra, bên trong ruột lại vàng ươm trông như trái dứa (khóm).
Trái thanh trà
Nếu có dịp về miền Tây vào mùa này, khi ngang qua xã Đông Thành (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long), du khách sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy nhiều khu vườn trái thanh trà chín vàng rực rỡ dưới nắng hè.
Cây thanh trà trông giống như cây xoài, trái tương tự quả chanh, vỏ màu xanh, chín có màu vàng cam bóng láng, cơm mềm vị chua, ngọt rất hấp dẫn mọi người – nhất là trẻ con. Thời vụ trái chín vào khoảng tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch.
Thanh trà có 2 loại: thanh trà chua và ngọt (thanh trà chua trái tròn, vỏ mỏng, chín có màu vàng sậm, dễ giập; còn thanh trà ngọt trái dài, vỏ dày, cứng, có lớp phấn trắng phủ bên ngoài, trái chín có màu vàng nhạt).
Có nhiều cách thưởng thức hương vị của thanh trà: ăn chín, làm mứt và làm gia vị trong việc chế biến các món ăn (nấu canh chua, kho). Cách thông thường mà các chị em ưa chuộng là trái thanh trà chín chấm muối ớt. Cầm trái thanh trà chín trong lòng bàn tay lột vỏ chấm vào chén muối ớt.
Trái bần
Cây bần có nhiều loại, phổ biến nhất có thể kể đến chính là bần chua thường mọc ở ven sông, có quả hình tròn dẹt (còn gọi là bần dĩa, bần sẻ, thủy liễu, bằng lăng tía, hải đồng). Từ lâu, trái bần chua đã gắn liền với mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ. Loại quả này đem đi nấu canh chua hoặc chấm muối ăn sống đều không chê vào đâu được.
9 đặc sản nức tiếng Quảng Bình, ai từng thưởng thức một lần sẽ ấn tượng mãi không quên Vùng đất đầy nắng và gió Quảng Bình nổi tiếng với nhiều loại đặc sản thơm ngon và mang hương vị lạ mà chỉ nơi đây mới có. Bấm xem >>Từ khóa » Trái Cây Dại Miền Tây
-
Điểm Danh Trái Cây độc, Lạ, Gắn Liền Ký ức Tuổi Thơ Của Người Miền Tây
-
Top 12 Loại Quả Dân Dã đặc Trưng Của Miền Tây
-
10 Loại Trái Cây độc Lạ Chỉ Có Tại Miền Tây
-
5 Loại Trái Cây Gợi Nhớ Miền Tây - VnExpress Du Lịch
-
Trái điều Miền Tây Và Những Loại Quả Quen Thuộc Của Tuổi Thơ
-
Top 24 đặc Sản Trái Cây Miền Tây Nổi Tiếng Nhất định Phải Thử
-
Khám Phá 10 Loại Trái Cây Mang Danh ĐẶC SẢN MIỀN SÔNG ...
-
Điểm Danh 5 Loại Trái Cây Nhắc Là Nhớ đến Miền Tây - Phunuonline
-
Những Loại Trái Cây Gợi Nhớ Xứ Miệt Vườn Miền Tây
-
5 Loại Trái Cây Gợi Nhớ Miền Tây - Báo Hà Nam điện Tử
-
Top 10 Loài Cây Dân Dã Gợi Nhớ Miền Tây - Tikibook
-
Những Loại Trái Dại Dân Dã Miền Tây Gắn Liền Với Tuổi Thơ Khiến Bao ...
-
Bộ Sưu Tập Trái Cây Miền Quê Dân Dã, Nhìn Là Muốn Chạy Ngay Về Tuổi ...