Kỹ Sư CNKT Xây Dựng Cầu Đường Bộ

Kỹ sư CNKT xây dựng Cầu Đường bộ

  • 21-03-2016 14:19
  • Công trình
Chia sẻ

Tên tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ

Tên tiếng Anh: Bridge and Road Construction Engineering Technology

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kĩ thuật giao thông

Nhu cầu nguồn nhân lực:

Theo thống kê và những số liệu thực tế do Viện chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ Giao thông vận tải công bố thì dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cần cho sự phát triển của Ngành GTVT trong những năm tới là rất lớn.

Với khối ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông:

+ Lượng vận tải: Ước tính đến năm 2030, tổng sản lượng vận tải khoảng 2.500 tỷ tấn.km (tương đương 4,3 tỷ tấn hàng hóa), 667 tỷ hành khách.km (tương đương 14 tỷ lượt hành khách)

+ Hiện nay cả nước mới có gần 600 km đường cao tốc. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang xây dựng đề án đầu tư hệ thống đường cao tốc với nhiều giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để đến năm 2020, cả nước có 2500 km cao tốc. Như vậy từ nay 2016 đến 2020 mỗi năm ngành GTVT cần xây mới mỗi năm 500 km đường cao tốc trên cả nước.

+ Bộ GTVT đang xây dựng đề án đầu tư hệ thống đường cao tốc với nhiều giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để đến năm 2020, cả nước có 2.500 km cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

+ Hệ thống hạ tầng giao thông của nước ta hiện nay còn thiếu về khối lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa giao thông vận tải mà xã hội phát triển đòi hỏi. Như vậy tiềm năng phát triển ngành GTVT nói chung và ngành Xây dựng giao thông, xây dựng đường bộ nói riêng còn rất lớn, cùng với đó là nhu cầu về nhân lực (chuyên gia, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giao thông…) để phát triển GTVT cũng rất lớn.

Cơ hội nghề nghiệp và vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở vị trí kỹ sư tại các doanh nghiệp xây dựng; Công ty tư vấn; Ban quản lý dự án; Trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng công trình cầu đường bộ; Viện nghiên cứu; Giáo viên giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;…

Các công việc sinh viên có thể thực hiện sau khi ra trường:

  • Tổ chức công tác đo đạc khảo sát thu thập số liệu cần thiết cho thiết kế công trình cầu đường bộ
  • Thiết kế; thiết kế thi công;
  • Chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình: Cầu, Đường giao thông, hệ thống thoát nước, hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, san lấp mặt bằng…;
  • Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình cầu đường bộ;
  • Lập, tổ chức thực hiện, quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ;
  • Quản lý khai thác, kiểm định chất lượng công trình cầu đường bộ
  • Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin.. để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến khoa học - công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.

Nhà trường thường xuyên hợp tác thực hiện các dự án với nhiều đối tác trong và ngoài nước như: Đại học Nihon – Nhật Bản, Đại học Gunma- Nhật Bản, Công ty Fukken & Minami, Taiyu Kensetsu Co., Ltd, Công ty Nippo, Công ty Kỹ thuật đường cao tốc miền trung Nhật Bản - Central Nippon Highway Engineering Tokyo (HET), Tokyu Construction Co., Ltd. (Nhat Tan P3 North Approach Project Office), Viện khoa học và công nghệ GTVT (ITST), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Công ty CP (Cienco 1), Công ty CP Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON, Công ty Liên doanh công trình Hữu Nghị - Cienco 8 …

Từ khóa » Cầu đường Bộ In English