LÁ THẮM CHỈ HỒNG (Sưu Tầm) - Website Của Trường Tiểu Học Duy ...

Thành ngữ "lá thắm chỉ hồng " biểu thị cái duyên số tiền định của vợ chồng, là lời nói hộ tình yêu cho những lứa đôi. Thành ngữ này được hình thành từ sự giao kết giữa hai câu chuyện tình thuở xưa. Lá thắm: Do chữ Hồng diệp. Vu Hựu, đời Đường, một hôm đi chơi, bắt được chiếc lá đỏ trôi trên ngòi nước từ cung vua chảy ra. Trên lá có đề một bài thơ, Vu Hựu bèn để lại hai câu thơ vào chiếc lá đỏ khác, rồi đem thả nơi đầu ngòi nước, cho trôi vào cung vua. Hàn thị, người cung nữ thả lá đỏ khi trước, lại bắt được lá đỏ của Vu Hựu. Về sau, nhờ dịp vua phóng thích cung nữ, Vu Hựu lấy được Hàn thị.Về sau, Vu Hựu thấy chiếc lá có bài thơ của mình trong hộp đồ trang sức của vợ. Ngay lập tức, chàng lấy chiếc lá thắm có bài thơ của người cung nữ đưa cho Hàn Thị xem. Hai vợ chồng hết sức ngạc nhiên trước sự ngẫu nhiên hiếm có này. Anh trai họ của Hàn Thị tổ chức tiệc rượu, ép Hàn Thị làm thơ tả lá thắm. Bài thơ được ứng tác rất nhanh: Câu thơ tuyệt diệu theo dòng nước Ôm hận mười năm ngỏ với ai. Nay được vui vầy loan cánh phượng Khen thay lá thắm mối manh tài.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có câu: Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều, Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang. Thâm nghiêm kín cổng cao tường, Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.

Chỉ hồng: Do chữ xích thằng (sợi dây đỏ) theo sách Tục U quái lục: Vì Cố, người đời Đường, đi cầu hôn, vào nghỉ quán trọn, gặp một ông già ngồi dưới bóng trăng, mở cái túi vải, đang kiểm sổ sách. Vi Cố hỏi, ông già trả lời: Đây là sổ sách hôn nhân, và chiếc túi vải này dùng đựng những dây đỏ (xích thằng) dùng để buộc chân đôi vợ chồng. Cụ già phán với chàng rằng số chàng phải lấy một cô bé lúc này mới lên ba thường theo mẹ bán rau ở chợ. Sợi chỉ ấy đã buộc chân chàng với cô bé kia. Dù ghét bỏ, xa cách nhau đên mấy cũng phải lấy nhau.

Về nhà, chàng thuê người đi giết cô bé nhưng sự chẳng thành.

Về sau chàng lấy vợ,là con một ông quan trong triêu. Lấy vợ được mười năm, chàng mới nhận ra vợ mình là cô bé bán rau ngày xưâ và nay đã trở thành con nuôi của viên quan trong triều. Rõ là Vi Cố không thoát được sự ràng buộc chân của sợi chỉ hồng trong túi cụ già ngày xưa.

Do điển này mà có những danh từ: "chỉ hồng", "tơ hồng" để chỉ việc nhân duyên vợ chồng, và "Nguyệt lão" (ông già dưới trăng), "Trăng già", "ông Tơ", để chỉ người làm mối mai. Tục xưa: khi cưới vợ, thường làm lễ Tơ hồng, tức là tế ông Nguyệt lão xe dây đỏ đó.

Nhắn tin cho tác giả Huỳnh Văn Tâm @ 10:54 05/12/2010 Số lượt xem: 2206 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Tơ Hồng Lá Thắm Xuân đi Lại