Tục Ngữ, Ca Dao Ngày Tết: Lá Thắm Chỉ Hồng - Vietbao

Lúc tình đến độ, Kim Trọng ướm chuyện trăm năm. Thúy Kiều thỏ thẻ thưa:

Dẫu khi lá thắm chỉ hồng

Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

LÁ THẮM

Lá thắm, theo điển tích là thư từ qua lại của đôi lứa.

Nước Sở có thành Tây Độ. Quan trấn thủ là Kiều Công Di có aí nữ là Kiều Nga, một giai nhân tuyệt sắc. Bấy giờ, tình hình trộm cướp như rươi, dân tình không được an cư lạc nghiệp. Nội thành dành cho người quyền quí; ngoại thành cho thứ dân. Cửa thành luôn được canh phòng nghiêm ngặt, thường dân ra vào bị xét hỏi rất ngặt.

Giai nhân Kiều Loan đã thầm yêu trộm nhớ chàng nho sinh nghèo Kim Ngọc. Nhà chàng ở ngoại thành, nghèo rớt mồng tơi. Cậu học trò không dễ gì qua được cổng thành, nói chi đến chuyện lọt được nha môn để gặp gỡ người yêu. Bên này bên kia thành quách mà tưởng như núi non nghìn trùng. Không gặp nhau được, mỗi người chỉ biết nhìn giòng sông thở vắn than dài. Sông kia, mỗi ngày hai lần triều lên xuống, con nước từ ngoại thành đi vào rồi lại chảy rạ Theo triều lên xuống, đôi gái trai đã viết thơ trên lá, thả xuống sông, nhờ giòng nước mà trao đổi tâm tình cho thỏa nhớ thương. Giòng sông đã trở thành giòng lá thắm.

CHỈ HỒNG

Dây Tơ Hồng

Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian. Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhaụ

Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu

(Theo trang web "Ca Dao")

  • Uùc: Dịch Thương Hàn Bùng Nổ, 900 Người Sợ Cơ Nguy Bệnh
  • Tin Ngắn Thế Giới
  • Tns Obama Về Làng
  • Đại Sứ Mỹ: VN Có PNTR Cuối Tháng 9

Từ khóa » Tơ Hồng Lá Thắm Xuân đi Lại