Lối đi Chung Là Gì? Quy định Về Việc Tranh Chấp Lối đi Chung?
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề được quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể thoả thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
– Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên mà không có đền bù.
Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại lấn chiếm lối đi chung mới nhấtNhư vậy, pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề khi bất động sản của mình bị vây bọc. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trên thực tế cho thấy rằng, các tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này diễn ra khá phổ biến.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung:
Được quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
– Tiến hành hòa giải cơ sở: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 này;
+ Thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Đối với trường hợp lựa chọn UNND giải quyết thì:
+Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung:
4.1. Hòa giải cơ sở:
Điều 202 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rất rõ ràng về hòa giải tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:
Xem thêm: Xác định tình trạng pháp lý của lối đi bị tranh chấp thế nào?– Trường hợp tranh chấp liên quan đến đất đai nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
– Nếu các bên tranh châp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc thực hiện hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
4.2. Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp tại Tòa án:
* Thủ tục nộp đơn và hồ sơ khởi kiện:
– Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ về nguồn gốc đất đai; Chứng cứ liên quan đến khởi kiện.
– Thủ tục nộp đơn và hồ sơ:
+ Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện trực tiếp tới Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
* Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án:
– Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.
– Nội dung hòa giải: Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
– Trình tự hòa giải:
+ Khi tiến hành hòa giải, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải.
+ Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải.
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
Xem thêm: Hưởng quyền đi qua lối đi chung khi đất bị chuyển nhượng+ Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất.
+ Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.
– Biên bản hòa giải: Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có các nội dung chính sau đây:Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; Địa điểm tiến hành phiên hoà giải; Thành phần tham gia phiên hoà giải; Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận.Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.
– Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
* Xét xử sơ thẩm:
– Trong trường hợp các đương sự không hòa giải được với nhau về cách thức giải quyết tranh chấp thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
– Trong thời hạn một tháng kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử.
– Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi kết thúc phiên tòa; các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Trong trường hợp một bên tranh chấp không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án thì họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của Tòa án là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật đất đai năm 2013;
– Bộ luật dân sự năm 2015.
Từ khóa » đền Bù Lối đi Chung
-
Lối đi Chung Và Lối đi Qua Có điểm Gì Khác Nhau? - LuatVietnam
-
Quy định Về Mở Lối đi Chung Theo Luật Dân Sự ? - Luật Minh Khuê
-
Tranh Chấp Lối đi Chung Là Gì, Quy Trình Và Cách Giải Quyết Tranh Chấp?
-
Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Lối đi Chung - Luật Long Phan
-
Tư Vấn Pháp Luật Quy định Về Lối đi Chung
-
Đền Bù Khi Mở Rộng Lối đi Chung - Công Ty Luật Minh Gia
-
Tranh Chấp Lối đi Chung Theo Luật đất đai
-
QUY ĐỊNH VỀ LỐI ĐI CHUNG KHI BỊ VÂY BỌC BỞI CÁC BẤT ...
-
[PDF] Về Việc đền Bù Trong Trường Hợp Mở Lối đi Qua Bất động Sản - Án Lệ
-
Giải Quyết Tranh Chấp Lối đi Chung Uy Tín
-
Quy định Của Pháp Luật Về Quyền Sử Dụng đối Với Lối đi Chung?
-
Quy định Và Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Lối đi Chung [Mới Nhất]
-
Cách Giải Quyết Tranh Chấp Lối đi Chung - Báo Lao Động
-
Cần Làm Gì Khi Hàng Xóm Lấn Chiếm Lối đi Chung ?
-
Quy định Pháp Luật Về Mở Lối đi Chung - AZLAW
-
Có Quyền Yêu Cầu Mở Lối đi Khi đất Không Có Lối đi Ra đường Công ...
-
TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG - CÔNG TY LUẬT NGUYỄN LÊ TRẦN ...