Lưỡi Bị Nứt Và Nổi Nốt Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
1. Nhận biết tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt
Bề mặt lưỡi bình thường tương đối bằng phẳng, tuy nhiên bề mặt trên của lưỡi có thể bị tác động dẫn đến nhiều vết nứt sâu chạy dọc theo chiều dài lưỡi. Tùy theo nguyên nhân mà các vết nứt có độ sâu, số lượng và kích thước khác nhau, song hầu hết là lành tính, không gây ra vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt
Thực tế, lưỡi bị nứt và nổi nốt không phải là tình trạng hiếm gặp, nó xuất hiện ở khoảng 5% dân số, thậm chí ở cả trẻ mới sinh hay trẻ nhỏ 1 - 5 tuổi. Những trẻ này khi lớn lên, các vết nứt trên lưỡi có thể sẽ dần biến mất hoặc giảm bớt. Có thể kiểm tra đơn giản tình trạng nứt lưỡi bằng mắt thường, đây cũng là cách để các bác sĩ và nha sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh.
Thông thường, phần giữa của lưỡi là dễ bị ảnh hưởng nhất và nứt lưỡi nặng nhất. Nứt lưỡi và nổi nốt nhỏ màu trắng hồng thường do chứng viêm lưỡi bản đồ. Cần kiểm tra cẩn thận nếu có tình trạng sưng đau, viêm nhiễm. Đa phần chứng viêm lưỡi bản đồ không nguy hiểm, song nó gây khó chịu và làm tăng mức độ nhạy cảm của lưỡi với một số chất.
Tình trạng nứt lưỡi có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ
Dưới đây là đặc điểm của nứt lưỡi và nổi nốt thông thường:
-
Xuất hiện các vết nứt, rãnh hoặc khe hở trên đỉnh và hai bên của lưỡi.
-
Vết nứt trên lưỡi có độ sâu khác nhau, song ở giữa thường sâu nhất.
-
Những vết nứt và nổi nốt chỉ ảnh hưởng đến lưỡi, không lan sang các vùng niêm mạc miệng khác.
-
Các rãnh trên lưỡi có thể kết nối với nhau, tách lưỡi thành nhiều phần nhỏ.
-
Theo độ tuổi, nhất là ở người già, vết nứt trên lưỡi có thể sâu dần và trở nên rõ rệt hơn, tốt nhất nên đến khám nha sĩ để được điều trị, hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
2. Nguyên nhân thường gặp gây lưỡi bị nứt và nổi nốt
Các bác sĩ hiện nay vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng nứt lưỡi và nổi nốt trên lưỡi, song được cho rằng có liên quan đến di truyền bởi những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ, ông bà mắc chứng bệnh này thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
Ngoài ra, lưỡi bị nứt và nổi nốt cũng do nhiều điều kiện chăm sóc và dinh dưỡng. Nhiều quan điểm cho rằng, lưỡi bị nứt là một dạng thể hiện bình thường của lưỡi. Dấu hiệu nứt lưỡi thường xuất hiện từ giai đoạn thơ bé, đến khi trưởng thành hay già đi sẽ ngày càng nặng hơn cả về số lượng lẫn độ sâu của vết nứt.
Thực tế nam giới có xu hướng dễ bị nứt lưỡi hơn so với phụ nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao ở người cao tuổi được cho là liên quan đến vấn đề khô miệng thường xuyên xảy ra.
Lưỡi bị nứt có liên quan đến 1 số hội chứng di truyền
Bên cạnh đó, lưỡi bị nứt còn liên quan đến 1 số hội chứng di truyền, điển hình là hội chứng Down và hội chứng Melkersson - Rosenthal. Hội chứng Down xảy ra khi 1 người có 3 nhiễm sắc thể thứ 21, dẫn đến một loạt những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Còn hội chứng Melkersson - Rosenthal gây ra 1 vài trạng thái thần kinh đặc trưng bao gồm: nứt lưỡi, sưng mặt, sưng môi trên và liệt mặt.
Một số yếu tố khác cũng được cho có liên quan đến chứng nứt lưỡi bao gồm:
-
Bệnh vẩy nến.
-
Suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt một số loại Vitamin như Vitamin A, Vitamin B12, acid folic,…
-
U hạt dị ứng ảnh hưởng ở khu vực môi, miệng và bên trong miệng.
3. Làm gì khi lưỡi bị nứt và nổi nốt để cải thiện tình trạng này hiệu quả
Nếu nứt lưỡi liên quan đến bệnh lý và có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, việc điều trị là cần thiết, cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lưỡi bị nứt không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, việc điều trị cũng không quá cần thiết.
Khi lưỡi nứt và nổi nốt, việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn, các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, mảng bám dễ tích tụ và đây là môi trường thuận lợi để chúng phát triển gây bệnh. Do đó, khi lưỡi nổi nốt, bạn cần:
Vệ sinh lưỡi khi bị nứt và nổi nốt là rất quan trọng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Ảnh hưởng đầu tiên do vi khuẩn và cặn thức ăn thừa bám vào các vết nứt lưỡi là gây hôi miệng, tăng nguy cơ mắc sâu răng. Muốn khắc phục điều này, cần có thói quen chăm sóc răng miệng sạch sẽ hàng ngày gồm các bước: đánh răng, súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa.
Khám nha khoa định kỳ
Những người bệnh này được nha sĩ khuyến cáo nên đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra, chẩn đoán, khắc phục sớm các vấn đề liên quan đến răng miệng. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin cũng rất quan trọng vừa giúp tăng cường đề kháng, vừa ngăn ngừa tình trạng nứt lưỡi trở nên nghiêm trọng hơn.
Chăm sóc đúng cách
Chăm sóc răng miệng thông thường, bổ sung dinh dưỡng chỉ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong miệng gây bệnh. Một điều cần lưu ý khi bị nứt lưỡi, nổi nốt ở lưỡi là không tự ý dùng tay, dùng vật sắc nhọn gây tổn thương. Niêm mạc lưỡi rất mỏng và dễ bị tổn thương hơn do vết nứt sâu trong lưỡi.
Lưỡi rất dễ tổn thương nếu vệ sinh sai cách
Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt, không biết vệ sinh hay điều trị như thế nào, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. Các Nha sĩ MEDLATEC có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và chăm sóc răng miệng, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bản thân mắc phải và từ đó điều trị hay khắc phục phù hợp.
Từ khóa » Nớt Nát Là Gì
-
Nớt Nát Là Gì
-
Nớt Nát Là Gì - Quang An News
-
Nát - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nớt Tươi Là Gì (nớt Nát Là Gì-nớt Ghép Với Từ Gì Hợp Lý-não Nuột Là Gì ...
-
Nớt Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Tra Từ: Nớt - Từ điển Hán Nôm
-
Từ điển Tiếng Việt "nát" - Là Gì?
-
Nớt Nhớt Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Nhớt Nhát - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Nghĩa Của Từ Nát - Từ điển Việt
-
Tác Hại Của Bệnh Childish – ấu Trĩ Là Gì? - Quickhelp
-
Nứt Lưỡi Phải Làm Sao? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Khỏi Lưỡi ...