Lý Thanh Chiếu - Nữ Từ Nhân đời Tống - Khoa Văn Học
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Khoa Văn học
- Các bộ môn
- Văn học Việt Nam
- Lý luận và phê bình văn học
- Văn học nước ngoài và Văn học so sánh
- Hán Nôm
- Nghệ thuật học
- Nhân sự
- Giảng viên
- Chuyên viên
- Các nhà nghiên cứu cộng tác với Khoa
- Thầy cô về hưu, chuyển công tác
- Hình ảnh
- Đào tạo
- Đại học hệ chính quy
- Đại học hệ cử nhân tài năng
- Cao học và Nghiên cứu sinh
- Nghiên cứu
- Hán Nôm
- Ngôn ngữ học
- Văn hóa dân gian
- Lý luận và phê bình văn học
- VH nước ngoài & VH so sánh
- Văn học Việt Nam
- Sân khấu & Điện ảnh
- Văn hóa - lịch sử - triết học
- Giáo dục
- Kết nối văn hóa Việt
- Luận văn NCS, HVCH & SV
- Đề tài nghiên cứu
- Kỷ niệm 255 năm năm sinh đại thi hào Nguyễn Du
- Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiều
- Hội thảo
- Kawabata Yasunari: Từ Nhật Bản đến Việt Nam
- Văn học và điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc
- Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông
- Nghiên cứu Hán Nôm và Văn hóa Việt Nam 2009
- Phật giáo và Văn học Bình Định
- Văn học Việt Nam - Nhật Bản 2011
- Văn học Việt Nam - Nhật Bản 2013
- 80 năm Thơ mới và Tự lực văn đoàn
- Quá trình hiện đại hóa văn học
- Việt Nam - Trung Quốc
- Văn học Phật giáo
- Xây dựng chuẩn mực chính tả
- KH ngữ văn 2013
- KH ngữ văn 2014
- Chiến tranh - đất nước - con người trong văn học và điện ảnh đương đại
- Nguyễn Công Trứ và sự nghiệp lập thân kiến quốc
- Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ
- Tọa đàm về Bùi Giáng
- GS Hoàng Như Mai
- Giới thiệu sách báo
- Đoàn - Hội khoa Văn học
- Văn học nghệ thuật
- Thư pháp
- Cựu sinh viên
- CLB Cựu sinh viên
- Danh sách cựu sinh viên
- Sáng tác & Dịch thuật
- Thông báo
- Tin tức - Hoạt động
- Thư viện tác giả
- Phòng Tư liệu và NC Hán Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Hoạt động
Lý Thanh Chiếu - Nữ từ nhân đời Tống
I.VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI TỪ.Nhắc đến những thành tựu về mặt loại thể trong di sản văn học cổ Trung Quốc, người ta thường nhắc đến: tản văn thời tiên Tần, phú thời Hán, thơ thời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên, tiểu thuyết thời Minh- Thanh. Tuy vậy, ở Việt Nam lâu nay, phú, thơ, tiểu thuyết được quan tâm hơn vì là những thể loại văn học thuần túy. Còn từ Tống, kịch Nguyên ít phổ biến và chú ý vì để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh ngoài văn bản văn học còn nhiều yếu tố liên quan như âm nhạc, vũ điệu, sân khấu…Gần đây, một số học giả đã có những công trình biên dịch những bài từ đời Tống và khảo sát chúng như những tác phẩm văn học, không xét đến yếu tố trình diễn. Chúng tôi khi nghiên cứu từ Tống và Lý Thanh Chiếu cũng xuất phát từ quan điểm trên, quan tâm đến bản thân văn bản (ngôn ngữ, hình ảnh, các hình thức tu từ…) như là khảo sát một bài thơ. Mà nói cho cùng, từ cũng chính là thơ của thời Tống vậy.Như chúng ta đã biết, đời Tống về tư tưởng chuộng lý học của Chu Hy, Nhị Trình, đặt chính trị, đạo đức, tiết tháo lên hàng đầu. Nhà nghệ sĩ đã tự giác dẹp bỏ tính phóng khoáng, bay bổng để trở thành môt con người nghiêm cẩn, đứng đắn, có khuôn phép (Tô Đông Pha là một ngoại lệ). Đặc điểm tư tưởng này quy định tính chất cho thơ- thể loại sáng tác thuộc loại quốc gia. Thơ đời Tống nặng về lý trí, nhẹ về tình cảm. Có thể thâm trầm, hàm súc, chững chạc hơn nhưng thiếu hẳn tính cách đặc biệt của đời Đường là hào khí ngút trời, tràn trề tài năng, hồn nhiên thẳng thắn, cởi mở tự nhiên, độc đáo kỳ dị… thơ Tống chuyển sang hướng mạnh mẽ, cứng rắn, trau chuốt. Cho nên sự đầy đặn của thơ Đường trở thành sự gầy guộc của thơ Tống; sự hàm súc kín đáo trong thơ Đường chuyển sang sự gân guốc trong thơ Tống; sự thanh thoát của thơ Đường biến thành sự khúc chiết trong thơ Tống. Đại để thi Đường chú trọng tình cảm thì thi Tống tinh thâm hơn. Huống Doãn Minh đời Minh nói "thi ca đã chết trong đời Tống" (sách Huống Tử Tội Tri Lục) chính là nói đến khía cạnh này: văn học đời Tống có khuynh hướng thu mình, cá tính không có sự xung đột, tình cảm không sôi nổi, khí thế không phóng túng tự do.Chính trong hoàn cảnh đó, từ, thể loại "biệt thể", "diễm khoa" đã phát triển như là một sự cân bằng của đời sống văn học. Khi thi ca suy thoái thì từ phồn vinh và trở thành một hình thức văn học độc lập. Lâm Ngữ Đường trong Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa cũng đã từng nhận xét là chính những khúc hát (từ, hí khúc) mới có thể diễn đạt được tình cảm chân thật, phóng khoáng trong khi thơ vì quá chú trọng đến âm luật nên đôi khi bỏ qua yếu tố cảm xúc này.Đời Tống, từ phát triển thành hai con đường: từ uyển ước và từ hào phóng. Từ uyển ước là lối làm từ theo đúng truyền thống, ngôn ngữ tinh luyện, ý tưởng, hình tượng sâu sắc, uyển chuyển, phong cách tế nhị. Đặc biệt là âm luật phải đẹp đẽ và phù hợp với âm nhạc.Từ hào phóng đi ngược lại: không phân ranh giới giữa từ-thi, diễn đạt tự do, đưa cả thơ, văn xuôi vào từ, âm luật chỉnh hay không không phải là vấn đề trọng yếu, ngôn từ thanh nhã không thành vấn đề, những lời nói khẳng khái oai hùng, lời than thở bi thương, thầm thì, hài hước đều được đưa cả vào trong từ ngang hàng với thơ ca "không có điều gì không nói được", nó có khuyết điểm là làm từ mất đi đặc điểm tinh tế vốn có, nhất là đối với những kẻ kém tài: từ trở nên vụng về, vô vị, thô mộc.Thời Tống, từ đi theo hai con đường này cùng phát triển. Phái uyển ước làm cho từ tinh tường, tế nhị. Phái hào phóng làm cho từ tự do, phóng khoáng.Lý Thanh Chiếu là đại diện xuất sắc của phái từ uyển ước.II.LÝ THANH CHIẾU- TÁC GIẢ NỮ QUÁ HIẾM HOI TRÊN TỪ ĐÀN ĐỜI TỐNG. Sự xuất hiện của Lý Thanh Chiếu trên từ đàn đời Tống là một bất ngờ độc đáo. Nếu xét trên bình diện lịch sử văn học Trung Quốc, tác gia văn học nữ không phải là nhiều (Thái Viêm đời Hán, Thái Diễm đời Ngụy…). Cởi mở như đời Đường với hơn 2200 tác giả mà cũng chỉ có Tiết Đào, Đỗ Thu Nương, lại cũng không phải là hàng tác gia xuất sắc. Quả là nhà thơ nữ Trung Quốc quá hiếm hoi so với những thời đại văn chương như vậy. Huống hồ đối với tình hình xã hội tư tưởng đời Tống, sự xuất hiện của bà rõ ràng là một ngoại lệ. Lý Thanh Chiếu còn là từ nhân hiên ngang đại diện cho một phái, một bên là Tô Thức phái từ hào phóng, tác gia văn học xuất sắc nhất thời Tống. Bấy nhiêu đủ cho chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về bà.Lý Thanh Chiếu (1084-khoảng 1151), hiệu là Dị An cư sĩ, người Tế Nam (Sơn Đông). Phụ thân là Lý Cách Phi, một học giả kiêm nhà văn, mẹ bà xuất thân trong một gia đình quan liêu, cũng có tài năng văn học. Lý Thanh Chiếu là người đa tài đa nghệ: làm thơ, điền từ, vẽ tranh, víết chữ…nhưng thành tựu nổi bật của bà là ở lĩnh vực từ. Năm 18 tuổi, lấy chồng là Thái học sinh Triệu Minh Thành, sống một cuộc sống hạnh phúc hài hòa. Thế nhưng những biến động của thời cuộc đã phá tan cuôc sống nhàn tản tĩnh lặng của Lý Thanh Chiếu. Sau khi Biện Kinh thất thủ (Biện Kinh là kinh đô triều Bắc Tống, bị bộ tộc Nữ Chân- tức nước Kim xâm lược), triều đình Nam Tống dời đô về Nam Kinh (nay là Hà Nam). Triệu Minh Thành được bổ nhiệm làm tri phủ Giang Ninh, năm sau thì mất, từ đó, tình cảnh bà trở nên khốn đốn, lưu vong khắp nơi theo bước đường tấn công của quân Kim, có lúc còn bị vu cáo là "ban Kim (thông đồng với giặc). Cuộc sống khó khăn, của cải thất lạc, mất mát, những biến cố thời cuộc đó đã biến tâm trạng vui tươi trong sáng của Lý Thanh Chiếu trở nên đau buồn, u uất.Sáng tác của Lý Thanh Chiếu có thể chia thành hai giai đoạn rõ rệt: giai đoạn đầu: trước 1127: phản ánh cuộc sống hạnh phúc, viên mãn, giọng điệu hoan hỷ, vui tươi, phần lớn từ nói về phòng khuê, tình yêu, ly biệt, thiên nhiên. Giai đoạn sau: từ 1127 trở đi: cuộc sống tha hương, mất nước, lưu lạc, khốn khó, giọng điệu u buồn, trầm uất, cô đơn, từ đã thoát khỏi phạm vi khuê phòng hướng đến những vấn đề xã hội, trọng tâm ở đây là tâm trạng của kẻ mất gia đình, mất nước, cái buồn riêng hòa lẫn với nỗi đau chung của dân tộc.Là một phụ nữ quý tộc tài hoa, có học vấn, tình cảm phong phú, có lẽ Lý Thanh Chiếu là từ nhân diễn đạt sâu sắc nhất tâm sự và hoàn cảnh của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến có những định kiến bất công đối với người phụ nữ, thời đại của bà đúng lại là thời đại các nhà lý học đời Tống hết sức đề xướng lễ giáo phong kiến để khống chế phụ nữ. Viết về nỗi buồn, về tình yêu, tương tư ly biệt- những chủ đề thường thấy của từ, nhiều tác giả là nam giới đã viết thay cho nữ giới (như Liễu Vĩnh, Tần Quán…) nhưng không thể thể hiện đầy đủ được dù tâm lý và tài năng có thừa. Trái lại, Lý Thanh Chiếu đã diễn đạt được những cảm thụ thuôc về nội tâm của chính mình- cũng là của chính phụ nữ. Bà chọn những sự vật dễ gợi liên tưởng, lại dùng bút pháp tinh tế của người phụ nữ để tổ chức những ý tưởng đó, nên nó có một sắc thái khác biệt hơn.Miêu tả một thiếu nữ ngây thơ trong trắng, điểm thêm phần thẹn thùng, e ngại, khó có thể qua bài Điểm Giáng Thần:Súc bãi thu thiên Vừa nhún đu xongKhởi lai dung chỉnh Đứng dậy nắm ngón tay tiêm tiêm thủ nhỏ xíuLộ nùng hoa sấu Hoa gầy sương trĩuBạc hãn khinh y thấu Rơm rớm mồ hôi thấm áoKiến hữu nhân lai Thấy người lạ quaMiệt sạn kim thoa lưu Thoa vàng vội đem giấuHòa tư tẩu Thẹn chạy vàoY môn hồi thủ Tựa cửa ngoái đầuKhước bã thanh mai khứu Lại ngửi cành mai nhỏ (Hoàng Tạo dịch)Bà còn khéo miêu tả tâm trạng, nguyện vọng của người phụ nữ muốn thoát khỏi cuộc sống nhỏ hẹp tù túng, buồn tẻ, khát khao một thế giới tinh thần tráng lệ hơn, rộng mở hơn:Thiên tiếp vân đào liên hiểu vụTinh hà dục chuyển thiên phàm vuPhảng phất mộng hồn qui đế sởVăn thiên ngữÂn cần vấn ngã qui hà xứ ?Ngã báo lộ trường ta nhật mộHọc thi mạn hữu kinh nhân cúCửu vạn lý phong bằng chính cửPhong hưu trúBồng chu xuy thủ tam sơn khứ (Ngư Gia Ngạo)Dịch thơ: Mây khói trời mai làn sóng tỏaDòng Ngân xẻ nhích ngàn bướm múaMộng hồn phảng phất về thiên phủNghe trời nhủ:Chẳng hay ngươi định về đâu đóTa thưa: ngày chiều đường xa lỡThơ có câu hay khiến người sợChín vạn dặm cánh bằng gặp gióGió lên nữaĐi tới non tiên thuyền nhẹ chở (Nguyễn Xuân Tảo dịch)Khẩu khí trong bài từ này rất mạnh mẽ, lạc quan, tự tin, không có vẻ của một nữ nhân làm ra:" thơ có câu hay khiến người sợ".Có thể thấy từ giai đoạn đầu của bà mang phong vị phù hoa, diễm lệ. Tuy đề tài vốn cũ nhưng dưới bàn tay tài hoa của bà, mỗi chữ hiện ra như có hồn:Thường ký khê đình nhật mô Từng nhớ khê đình chập tốiTrầm túy bất tri qui lộ Say khướt trở về quên lốiHứng tận vãn hồi chu Hết hứng mãi quay thuyềnNgộ nhập ngẫu hoa thâm xứ Lạc giữa đầm sen len lỏiTranh độ, Chèo vộiTranh độ Chèo vộiKinh khởi nhất than âu lộ Kinh động bầy cò bay rối(Như Mộng Lệnh- Kỳ nhất) (Nguyễn Chí Viễn dịch)Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và không có dấu vết sắp đặt của con người. Thi nhân ở đây là một người say là đà dễ chịu lạc bước vào thiên nhiên, phá tan không khí tĩnh lặng… phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên sâu sắc và cảm thụ nhạy bén mới có thể viết được như thế.Lý Thanh Chiếu còn có nhiều bài, nhiều câu miêu tả thiên nhiên rất tinh tế. Bà dùng hình ảnh" lục phì hồng sấu" (xanh béo hồng gầy- Đỏ ít xanh nhiều) để chỉ cánh hoa hải đường sau cơn mưa (Như Mộng Lệnh- kỳ nhị), hay hình ảnh hoàng hôn "lạc nhật dung kim, mộ vân hợp bích" (Mặt trời lặn đỏ như vàng, mây chiều tụ lại như ghép từng viên ngọc- Niệm Nô Kiều), "diệp diệp tâm tâm, thư quyển hữu dư tình" (lá lá nõn nõn, xoè cuộn thấy xinh xinh) để chỉ cây chuối (Thiêm Tự Thái Tang Tử)…Cũng đặc sắc là những bài từ khuê phòng về tình yêu. Tình yêu trong thơ bà như những bài tụng ca tình yêu với niềm say mê sâu thẳm, cũng có khi bộc lộ cảm xúc một cách tinh vi, tế nhị, cũng có khi lại táo bạo và nhiệt tình, như bài từ theo điệu Nhất Tiễn Mai dưới đây:Hồng ngẫu hương tàn ngọc đạm thu Chiều lạnh hơi thu, sen thắm tànKhinh giải la thường Nhẹ cởi xiêm làĐộc thượng lan chu Bước xuống thuyền lanVân trung thùy ký cẩm thư lai? Trong mây ai gửi gắm tờ thưNhạn tự hồi đầu Lúc nhạn bay vềNguyệt mãn tây lâu Nguyệt rọi lầu tâyHoa tự phiêu linh thủy tự lưu Nước chảy vô tình hoa lạt hươngNhất chủng tương tư Một mối tương tưLưỡng xứ nhàn sầu Hai chốn sầu vươngThử tình vô kế khả tiêu trừ Tình kia muốn dứt vẫn đa mangTài hạ mi đầu Vừa chớm mày ngàiKhước thượng tâm đầu Đã lọt gan vàng(Nguyễn Xuân Tảo dịch)Đây là chân dung một người phụ nữ với tình yêu ngay thẳng và chân thực, chia xẻ và dâng hiến cho nhau. Đó cũng là một ảnh quang của niềm khao khát mạnh mẽ yêu và hạnh phúc của người phụ nữ trong rào cản của gia đình phong kiến cấp cao. Miêu tả nỗi niềm tương tư triền miên một cách khéo léo. Nỗi niềm đó vừa rời khỏi đôi mày (ý nói từng giọt lệ rơi), thì nó đã bám vào trong tim. Câu này lấy ý từ bài Ngự Nhai Hành của Phạm Trọng Yêm " Đo lai thử sự, mi gian tâm thượng, vô kế tương hồi tị" (chuyện tương tư ấy, luôn xuất hiện trên đôi mày và trong cõi lòng, không có cách nào né tránh được), nhưng bà tách chữ "mi" và chữ "tâm" ra làm hai câu, làm cho tâm trạng sinh động hơn.Hay trong bài Tuý Hoa Âm, bà viết:Mạc đạo bất tiêu hồn Ai chẳng tái tê lòngLiêm quyển tây phong Gió cuốn rèm tâyNhân tỉ hoàng hoa sấu Người sánh hoa vàng gầy. (Hoàng Tạo dịch)Miêu tả sự cảm thụ rất nhạy bén, tinh tế, sáng tạo, lấy gầy để nói thời gian chờ đợi dài dằng dặc, tuổi xuân rất dễ tàn phai, tuy không nói rõ mối tình nhưng tình càng sâu.Lý Thanh Chiếu thường hay sử dụng những hình ảnh mang sắc thái nữ tính rất rõ. Trong bài Nhất Tiễn Mai bà viết "khinh giải la thường, độc thượng lan châu" (cởi nhẹ áo lụa, một mình bước lên thuyền lan), khó ai miêu tả phong thái nhẹ nhàng, cử chỉ thoát tục của người phụ nữ được như vậy. Hay hình ảnh "tố đắc tiểu yêu thân, bất nại thương xuân" (eo vốn nhỏ thon thon, khốn nỗi xuân mòn- Lãng Đào Sa- kỳ nhị) diễn tả nét tươi trẻ kiều mị của người con gái.Bóng cũng là một hình ảnh được Lý Thanh Chiếu sáng tạo. Các nhà thơ xưa đã dùng nó để diễn tả sự cô độc. Lục Cơ thời Tây Tấn đã viết:"tịch tức bão ảnh mị, triêu tồ hàm tư vãng" (đêm nằm ôm bóng ngủ, sáng dậy lại ra đi- Phó lạc đạo trung tác)Hay Lý Bạch: "nguyệt, trí bất giải ẩm, ảnh đồ tuỳ ngã thân, tam bạn nguyệt tương ảnh, hành lạc tu cập xuân" (trăng đã không biết uống, bóng chỉ quấn theo ta, tạm cùng trăng với bóng, chơi xuân cho kịp mà- Nguyệt hạ độc chước)Thì ta chỉ thấy người mượn bong cho đỡ cô độc, rồi người bỏ bóng chứ bóng chả bỏ người bao giờ. Do đó vẫn không thấy cô đơn, lẻ loi cho bằng người phụ nữ như Lý Thanh Chiếu:Thùy bạn minh song độc tọa Ai bạn bên song ngồi tựaNgã dữ ảnh nhi lưỡng cá Chiếc bóng với ta hai đứaĐăng tận dục miên thì Đèn tắt chực đi nằmAnh dã bả nhân phao đóa Bóng cũng bỏ ta trơ đóVô na! Vò võ!Vô na! Vò võ!Hảo cá thê lương đích ngã Khéo cảnh thê lương mắc mớ(Như Mộng Lệnh- kỳ tam) (Nguyễn Chí Viễn dịch)Hình ảnh lặp đi lặp lại trong từ Lý Thanh Chiếu là mái tóc. Mái tóc thể hiện tuổi xuân. Lúc còn tươi trẻ hồn nhiên thì:Lục vân mấn thương phi kim tướcSầu mi thúy liễm xuân yên bạc(Mây xanh mái tóc cài kim tướcLiễu mi sầu dúi hơi xuân mướt)(Bồ Tát Man- Kỳ nhị- Nguyễn Chí Viễn dịch)hay hạnh phúc bên người chồng:Nô diện bất như hoa diện hảoVân mãn tà trâmCánh yếu giai lang tị tịnh khan(Mặt thiếp cùng hoa không sánh đượcMái tóc nghiêng xoàKề má cùng chàng đứng ngắm hoa)(Giảm Tự Mộc Lan Hoa- Nguyễn Chí Viễn dịch) Đến khi chồng chết, tha phương lưu lạc thì từ của bà tràn ngập những câu thơ như:-Mai hoa mấn thượng tàn (Hoa tàn trên tóc maiCố hương hà xứ thị Cố hương ở đâu đây)(Bồ Tát Man -Kỳ nhất)-Kim niên hải giác thiên nha (Năm nay góc biển ven trờiTiêu tiêu lưỡng mấn sinh hoa Phơ phơ tóc điểm sương rồi)(Thanh Bình Điệu)-Như kim tiều tụy (Giờ đây tiều tụyPhong hoàn vụ mấn Tóc bạc gió sương)(Vĩnh Ngô Lạc)-Bệnh khởi tiêu tiêu lưỡng mấn hoa(Bệnh dậy bơ phờ tóc điểm hoa) (Than Phá Hoán Khê Sa) Dung nhan của người phụ nữ thể hiện ở mái tóc, ở cách trang điểm, trau chuốt hình dáng bên ngoài. Và Lý Thanh Chiếu có những câu thơ rất phụ nữ khi diễn đạt tinh thần phiền muộn, chán chường, buồn bã kiểu như:Nhật vãn quyện sơ đầu (Dậy muộn chải đầu lườiVật thị nhân phi sự sự hưu Vật đổi sao dời mọi việc thôi)(Vũ Lăng Xuân)Khởi lai dung tự sơ đầu (Dậy rồi lười chải sơ đầu) (Phương Hoàng Đài Thượng Ức Xuy Tiêu)Kết tử thương xuân lãn cánh sơ (Búi tóc buồn xuân lược biếng cài)(Hoán Khê Sa- Kỳ ngũ)Người phụ nữ khi không còn quan tâm đến dung nhan là thể hiện một tâm trạng u uất đến cùng cực. Cách để cho tinh thần đi những nẻo đường tâm cảnh một cách tự do như vậy, và thể hiện rõ ràng trong thơ, từ, ở thời điểm đó là một bứt phá quan trọng không dễ được chấp nhận. Những điều đó, nếu đặt vào miệng một tác giả nam giới, chắc chắn sẽ được ngâm nga, khen ngợi, trong khi Lý Thanh Chiếu thì lại bị phê phán thiếu công bằng. Vào thời Tống, thời đại mà đạo đức phong kiến do nhà nước và tầng lớp nho sĩ thống trị trói buộc hết sức gay gắt, thơ như thế là một sự phản kháng lễ giáo, chính vì vậy mà chế độ này đã hạn chế tài năng và thơ của bà. Nhận định của Vương Chước thời Nam Tống là quan điểm tiêu biểu cho guồng máy và quan điểm của nhà nước. Nhưng nói cách khác, họ cũng công nhận sự nổi dậy của phụ nữ đối với lễ giáo phong kiến:" Tài năng của bà là sự bất thường nếu so sánh với những tác gia cổ điển khác của chúng ta. Có rất ít người giống như bà trong giới nho sĩ ngày nay. Bà là từ nhân xuất sắc nhất trong số các nữ từ nhân của triều đại này… từ của bà diễn cảm và diểm lệ. Thông minh, sâu sắc và phóng khoáng, bà làm nhiều điệu với nhiều phong cách khác nhau, sử dụng ngôn ngữ của lớp người bình dân một cách tự do. Tôi nghĩ không có một phụ nữ gia đình quyền quý nào trong lịch sử lại viết không ngượng ngùng như vậy" (Bích Kê Mạn Chí)Rõ ràng là về mặt khách quan, những bài thơ của Lý Thanh Chiếu đã có tác dụng chống đối những ràng buộc của lễ giáo phong kiến mà chủ quan bà khi sáng tác không hề có ý đó. Như vậy những bài từ về tình yêu của bà đã có một ý nghĩa tích cực trong một chừng mực nào đó.II.LÝ THANH CHIẾU, TÂM HỒN HOÀI CỔ GIỮA THỜI LOẠN.Nhìn lại lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, không có triều đại nào mà chính trị và ngoại giao lại yếu kém như triều Tống.Lúc còn hàn vi, Triệu Khuông Dẫn thường ngâm nga:Nhất luân khoảnh khắc thượng thiên cù Trục thoái quần tinh dữ tàn nguyệt(Thái dương khoảnh khắc lên bầu trờiĐuổi hết trăng sao phải chạy xa) (Vịnh mặt trời)Hai câu trên bộc lộ ý chí mạnh mẽ của ông vua đầu đời Tống này. Nhưng đứng trên ý nghĩa tượng trưng, việc ông tự xưng mình như mặt trời mới mọc có lẽ là quá đáng. Vì vương triều Triệu Tống có phần nào giống mặt trăng hơn. Mặt trăng có khi tối khi sáng, khi tròn khi khuyết, vì các nước Liêu, Hạ, về sau lại thêm nước Kim, Mông Cổ ở phía Bắc, vẫn luôn là bóng tối che khuất mặt trăng, nhất là sau khi quân Kim chiếm Biện Kinh, thì vương triều này đã bị khuyết mất môt nửa, chưa bao giờ giống như mặt trời mới mọc, soi rọi khắp cả mặt đất lớn rộng của Trung Quốc.Biến cố to tát của thời đại ảnh hưởng đến vận mệnh và cuộc đời của Lý Thanh Chiếu. Trong những năm tháng lưu lạc, bà tận mắt chứng kiến sự đê hèn nhục nhã của triều Nam Tống mong bảo toàn tính mệnh, dời đô về Hàng Châu mà không theo chính sách kháng chiến tích cực triệt để. Họ thà dâng phần lớn non sông đất nước cho giặc để mong sống an nhàn ở một góc. Đông đảo nhân dân vì thế lâm vào cảnh cửa nát nhà tan, xa quê lìa quán. Lý Thanh Chiếu là một trong hàng chục triệu nạn nhân đó. Mối đau buồn sâu sắc của cá nhân bà cũng bao hàm nỗi đau buồn vì cám cảnh đất nước hưng suy. Những bài từ của bà giai đoạn này chính là những sản phẩm mang nhân tố thời đại và xã hội chứ không phải là dạng ủy mị, sướt mướt, "vô bệnh thân ngâm" (không đau mà rên rỉ).Đoạn cuối bài Vĩnh Ngô Lạc miêu tả tâm trạng trước và sau loạn lạc:Trung Châu thịnh nhật Kinh đô thời thịnhKhuê môn đa hạ Buồng the nhàn rỗiKý đắc thiên trọng tam ngũ Đêm nay biết bao ghi nhớPhô thúy quan nhi, Mũ ngọc lung linhNhiên kim tuyết liễu Quấn vàng cành liễuThốc đới tranh tế sở. Đầy đầu trâm lược đỡNhư kim tiều tụy Giờ đây tiều tụyPhong hoàn vụ mấn Tóc bạc gió sươngPhạ kiến dạ gian xuất khứ Đêm dạo ra chơi e sợBất như hướng liêm nhi để hạ Chi bằng ẩn nấp dưới rèm thưaThính nhân tiếu ngữ Mặc ai cười nói (Trung Châu: Biện Kinh thời Bắc Tống) (Nguyễn Xuân Tảo dịch) Sự vui vẻ, nhàn hạ trước không còn nữa. Nỗi sầu trong từ Lý Thanh Chiếu làm cho không gian nhuốm màu buồn đau, tang tóc:Ngô đồng cánh kiêm tế vũ Cây ngô đồng gặp mưa bay Đáo hoàng hôn điểm điểm trích trích Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏGiá thử đệ Nối tiếp vậyTránh nhất cá sầu tự liễu đắc Ghê gớm sao, sầu kia một chữ(Thanh Thanh Mạn) (Nguyễn Xuân Tảo dịch)Lúc ngụ cư ở Kim Hoa, bà sáng tác bài Vũ Lăng Xuân có những câu nổi tiếng sau: Dục ngữ lệ tiên lưu Văn thuyết Song Khê xuân thượng hảo Dã nghĩ phiếm khinh châu Chỉ khủng Song Khê trách mãnh châu Tái bất động, hứa đa sầu. (Nghe nói Song Khê xuân vẫn đẹp Cũng định thả thuyền chơi Chỉ sợ Song Khê thuyền nhỏ nhoi Sầu nhiều thuyền chở không trôi (Nguyễn Chí Viễn dịch) Những ngày phiêu linh nơi đất khách quê người, cho dù mùa xuân đến phong cảnh Song Khê rất đẹp, nhưng dưới mắt bà thì cảnh sắc đó không làm cho trái tim bớt tan nát, mà bà càng cảm thấy buồn khổ hơn. Do quan niệm truyền thống của từ và phong cách của trường phái uyển ước bó buộc mà những bài từ này không biểu hiện mạnh mẽ và rõ rệt tư tưởng yêu nước như trong thơ; từ của bà giai đoạn này chỉ biểu hiện mối đau buồn thống thiết của cá nhân, nhưng rõ ràng nỗi đau này là do cảnh tan nát của núi sông, cảnh nguy vong của dân tộc. Tâm tình này còn thể hiện rất rõ ràng qua những câu "Cố hương hà xứ thị? Vong liễu trừ phi túy" (Cố hương ở đâu đây? Quên đi trừ khi say- Bồ Tát Man), "Không mộng Trường An, nhận thủ Trường An đạo" (Mộng suông về Trường An, quen lắm những con đường- Điệp Luyến Hoa), "Thuỳ lân tiều tuỵ cánh điêu linh, thí đăng vô ý tứ, đạp tuyết một tâm tình" (Ai thương tiều tuỵ vơi điêu linh, thi đèn không ý vị, đạp tuyết chẳng tâm tình- Lâm Giang Nam), hay nếu như trước đây: "Vân mãn tà trâm, cánh yếu giao lang tị tịnh khan" (mái tóc nghiêng như mây, kề má cùng chàng đứng ngắm hoa- Giảm Tự Mộc Lan Hoa), thì giờ đây "kim niên hải giác thiên nha, tiêu tiêu lưỡng mấn sinh hoa, khán thủ vãn lai phong thế, cố ưng nan khán mai hoa" (Năm nay góc biển ven trời, phơ phơ tóc điểm sương rồi, xem thấy chiều về gió lộng, hẳn chừng khó thấy hoa mai- Thanh Bình Điệu) Có thể thấy với nội dung này, khi miêu tả cái sầu của mình, Lý Thanh Chiếu đã vượt ra khỏi loại "nhàn sầu" mà những nhà sáng tác từ trước kia đã viết. Nỗi sầu trong từ của bà là nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi khổ về thân thế, nỗi đau do mất người thân, và sự thất vọng do lý tưởng bị đổ vỡ đan kết mà thành.III.KẾT LUẬN. Lý Thanh Chiếu là từ nhân tiêu biểu của phái từ uyển ước. Về nội dung cũng như đặc điểm nghệ thuật, bà vượt hẳn các bậc tiền bối của phái này như Liễu Vĩnh, Tần Quán. Bà chủ trương từ cần phải có sự miêu tả tỉ mỉ, tình cảm tinh tế, mà phải mang một nội hàm văn hóa tương đối sâu, về ngôn ngữ phải điển nhã hồn nhiên.Thơ bà rất hào phóng, đề cập đến nhiều vấn đề đại sự quốc gia, lòng yêu nước hết sức mãnh liệt, nỗi bi phẫn tràn trề, nhưng phong cách và đề tài như vậy ít xuất hiện trong từ. Trong từ, bà thường chú ý đến tâm cảnh nhiều hơn, diễn đạt một cách tinh tế, giàu giai điệu, nhẹ nhàng, uyển chuyển. Có khả năng thanh lọc và sáng tạo ngôn ngữ thơ ca từ ngôn ngữ dân tộc, bà không bao giờ dẫn nhiều điển tích vào trong sáng tác của mình để làm người đọc quá tải, chính vì vậy, những tác phẩm đó vẫn giữ nguyên vẻ trong sáng, rõ ràng đối với người đọc hiện đại dù nó đã được viết cách đây gần 1000 năm. Bà cũng rất táo bạo trong việc sáng tạo phong cách và hình thức mới. Cách sử dụng bảy từ láy trong đoạn mở đầu bài từ theo điệu Thanh thanh mạn ( Tầm tầm mịch mịch, lãnh lãnh thanh thanh, thê thê thảm thảm thích thích- tòm tìm kiếm kiếm, lành lạnh man mát, buồn buồn thảm thảm thương thương) từ trước đến giờ ít có người dùng nhưng lại đạt hiệu quả cao.Lý Thanh Chiếu là môt tác gia thành công ở cả thơ và từ. Phong cách từ vừa độc đáo vừa hiện đại của bà có ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển của từ Tống và được hậu sinh đánh giá rất cao. Một tượng đài kỷ niệm bà đã được xây dựng ở Tế Nam, quê hương của bà nhắc nhở chúng ta về một nhà thơ nữ nổi tiếng khá hiếm hoi trong lịch sử văn học Trung Quốc.TƯ LIỆU THAM KHẢO1.Văn học sử Trung Quốc, cuốn II, NXB Phụ Nữ 20002.Lịch sử văn học Trung Quốc, cuốn II, NXB Giáo dục 19933.Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, cuốn II, NXB Thế giới HN 20004.Tống từ, Nguyễn Xuân Tảo dịch, NXB Văn học 19995.Tuyển tập từ Trung Hoa- Nhật Bản, Nguyễn Chí Viễn dịch, NXB VHTT 1996. fShare Tweet Bạn có thể quan tâm:- Tưởng niệm Trịnh Công Sơn - 2011-04-01 - 07:00:00
- Lê Đình Kỵ trong lý luận - phê bình văn học - 2008-09-13 - 11:45:20
- Sinh viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ đạt giải nhất ... - 2008-09-17 - 10:46:00
- Giới thiệu Khoa - 2012-04-07 - 07:00:00
- Bộ môn Văn học Việt Nam - 2008-12-28 - 02:54:30
- Bộ môn Lý luận và Phê bình văn học - 2008-12-28 - 02:54:57
- Bộ môn Văn học nước ngoài và Văn học so sánh - 2008-12-28 - 02:55:44
- Bộ môn Nghệ thuật học - 2008-12-28 - 02:56:18
- Bộ môn Hán Nôm - 2008-12-28 - 02:56:32
- Nhẫn - 2008-09-17 - 10:53:15
- Về một người bạn đã đi xa - 2009-01-16 - 08:42:39
Bài viết cùng tác giả
- 12-01-2014 - Báo cáo tổng kết Hội thảo
- 04-02-2009 - Trần Lê Hoa Tranh
- 29-11-2022 - Chân dung thầy tôi qua sách “Từ bục giảng đến văn đàn-chân dung 25 người thầy”
- 28-09-2009 - Giới thiệu một số cuốn sách giáo khoa Ngữ văn của Mỹ
- 26-07-2017 - Tìm hiểu các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh
- 10-01-2019 - Đọc "Hai đứa trẻ": “Từ khóa” của giáo dục cảm xúc bằng tác phẩm văn chương
- 31-05-2014 - Đất nước trong sân nhà
- 18-07-2017 - Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc tại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá đại chúng
- 29-05-2017 - Âm nhạc truyền thống trong một số tác phẩm điện ảnh Trung Quốc đương đại (qua trường hợp phim “Sống” (Trương Nghệ Mưu) và “Bá vương biệt cơ” (Trần Khải Ca)
- 21-11-2015 - Đọc ngôn tình, công chúng trẻ cần sự định hướng
- 02-08-2014 - Những kỷ niệm nhỏ về một người thầy lớn…
- 04-05-2015 - Đặc điểm "đồng sáng tác" và chủ đề "mẹ và con gái" trong một số tác phẩm văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ
- 13-02-2009 - Bước đầu tìm hiểu về "hiện tượng Kim Dung" tại Việt Nam
- 14-09-2011 - Việc tiếp nhận Kim Dung tại Việt Nam
- 16-01-2009 - Từ Ngôi nhà búp bê của H. Ibsen đến Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn
- 06-09-2009 - Ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến một số truyện ngắn của Lỗ Tấn
- 13-10-2010 - Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc
- 24-12-2011 - Việt Nam trong bối cảnh văn học di dân các nước Đông Á tại Hoa Kỳ
- 19-10-2009 - Phụ nữ và văn học kỷ hành
- 09-05-2009 - Nhân vật nữ trung tâm và những chấn thương tinh thần trong truyện ngắn Lỗ Tấn
- 10-04-2009 - Nhìn lại ảnh hưởng của một số tư tưởng phương Tây đối với Lỗ Tấn
- 20-04-2011 - Ấn tượng Sóc Trăng (Ghi chép)
- 31-01-2009 - Một cuộc viếng thăm
- 14-05-2017 - Hiện tượng “đi” và “về” của các nhà văn đương đại Việt Nam
- 12-10-2012 - Mạc Ngôn và H. Murakami
- 21-06-2009 - Từ nàng tiên cá của Hans Christian Andersen đến nàng tiên cá của Walt Disney
- 13-10-2009 - Giới thiệu hai nhà văn nữ của thời kỳ hiện đại hóa văn học Trung Quốc
- 28-07-2014 - Hiện tượng “đi” và “về” của các nhà văn đương đại Việt Nam
- 29-03-2012 - "Ngược chiều vun vút" và trường hợp của Joe
- 22-11-2013 - Tầm quan trọng của "không gian" trong du ký của một số nhà văn nữ đương đại Việt Nam
Danh mục website
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Khoa Văn học
- Các bộ môn
- Văn học Việt Nam
- Lý luận và phê bình văn học
- Văn học nước ngoài và Văn học so sánh
- Hán Nôm
- Nghệ thuật học
- Nhân sự
- Giảng viên
- Chuyên viên
- Các nhà nghiên cứu cộng tác với Khoa
- Thầy cô về hưu, chuyển công tác
- Hình ảnh
- Đào tạo
- Đại học hệ chính quy
- Đại học hệ cử nhân tài năng
- Cao học và Nghiên cứu sinh
- Nghiên cứu
- Hán Nôm
- Ngôn ngữ học
- Văn hóa dân gian
- Lý luận và phê bình văn học
- VH nước ngoài & VH so sánh
- Văn học Việt Nam
- Sân khấu & Điện ảnh
- Văn hóa - lịch sử - triết học
- Giáo dục
- Kết nối văn hóa Việt
- Luận văn NCS, HVCH & SV
- Đề tài nghiên cứu
- Kỷ niệm 255 năm năm sinh đại thi hào Nguyễn Du
- Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiều
- Hội thảo
- Kawabata Yasunari: Từ Nhật Bản đến Việt Nam
- Văn học và điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc
- Việt Nam - Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông
- Nghiên cứu Hán Nôm và Văn hóa Việt Nam 2009
- Phật giáo và Văn học Bình Định
- Văn học Việt Nam - Nhật Bản 2011
- Văn học Việt Nam - Nhật Bản 2013
- 80 năm Thơ mới và Tự lực văn đoàn
- Quá trình hiện đại hóa văn học
- Việt Nam - Trung Quốc
- Văn học Phật giáo
- Xây dựng chuẩn mực chính tả
- KH ngữ văn 2013
- KH ngữ văn 2014
- Chiến tranh - đất nước - con người trong văn học và điện ảnh đương đại
- Nguyễn Công Trứ và sự nghiệp lập thân kiến quốc
- Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ
- Tọa đàm về Bùi Giáng
- GS Hoàng Như Mai
- Giới thiệu sách báo
- Đoàn - Hội khoa Văn học
- Văn học nghệ thuật
- Thư pháp
- Cựu sinh viên
- CLB Cựu sinh viên
- Danh sách cựu sinh viên
- Sáng tác & Dịch thuật
- Thông báo
- Tin tức - Hoạt động
- Thư viện tác giả
- Phòng Tư liệu và NC Hán Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Hoạt động
Từ khóa » Thanh Thanh Mạn Lý Thanh Chiếu
-
Bài Thơ: Thanh Thanh Mạn - 聲聲慢 (Lý Thanh Chiếu - 李清照)
-
Thanh Thanh Mạn - Lý Thiên Chiếu
-
Lý Thanh Chiếu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thanh Thanh Mạn - Lý Thanh Chiếu - HHD Bellephoto
-
Thanh Thanh Mạn | Ainie
-
[Vietsub] Thanh Thanh Mạn 声声慢 - Baby&stop (Cover) - YouTube
-
[Vietsub + Kara] Thanh Thanh Mạn 声声慢 - Thôi Khai Triều 崔开潮
-
[Vietsub + Pinyin] Thanh Thanh Mạn - Cover Bạch Chỉ/ 声声慢 - 白止
-
DỊCH THƠ LÝ THANH CHIẾU Bài : THANH THANH MẠN
-
Đại Hận Và đại Bi Của Lý Thanh Chiếu - Sống đẹpSống đẹp
-
Hình Tượng Người Phụ Nữ Trong Từ Phẩm Của Lý Thanh Chiếu
-
Được Xưng Tụng Là "Thiên Cổ đệ Nhất Tài Nữ" Thời Nhà Tống, Cuộc đời ...
-
Nạp Thiếp Ký II - Chương 45: Từ Của Lý Thanh Chiếu - Truyện FULL
-
Bắc Tống Phong Lưu - Chương 128: Lý Thanh Chiếu (p2) | SSTruyen