Mã (họ) – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Phân bổ
  • 3 Người Trung Quốc họ Mã 馬/马 nổi tiếng
  • 4 Người Việt Nam họ Mã nổi tiếng
  • 5 Chú thích
  • 6 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xem thêm: Mã

Họ Mã viết bằng chữ Hán

Mã (giản thể: ; phồn thể: ) là một họ của người Trung Quốc.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Họ này phát xuất từ Triệu thị họ Doanh nước Triệu thời Chiến Quốc: Triệu Xa do có công đánh bại quân Tần, được Triệu Huệ Văn vương phong tước quân ở thành Mã Phục, Hàm Đan, gọi là Mã Phục quân (马服君). Con cháu của Triệu Hưng (赵兴), con Triệu Xa, từ đó lấy Mã làm họ. Thời Hán Vũ Đế, tộc mộ được lập ở Mậu lăng (茂陵), Hữu Phù Phong (nay là Đông Bắc Hưng Bình, Thiểm Tây).
  2. Họ cũng bắt nguồn từ người mang các họ khác như Tư Mã hay Vu Mã [zh] mà đổi thành, như một số hậu nhân của Tư Mã Thiên, đại tư đồ Tư Mã Cung (徒马宫) thời Đông Hán, Tư Mã Cầu (司马球) thời Ngũ Đại.
  3. Họ cũng có thể có nguồn gốc từ các ngoại tộc.
    • Kim sử, Liệt truyện thứ 62, Trung nghĩa tứ,[1] nhắc đến Mã Khánh Tường [zh] vốn gốc người Tây vực, làm chức phán quan tổng quản của binh mã đô Tường Phủ lộ (翔府路兵马都总管判官). Nguyên sử, Liệt truyện thứ 33,[2] cũng chép, Mã Tổ Thường [zh] của Ung Cổ bộ [zh], làm đến chức Thượng thư của bộ Lễ. Hậu nhân của tộc Sa Đà (Uông Cổ bộ [zh] thời Kim),[3] Hợp Lỗ thị (合鲁氏) thời Nguyên, Bát kỳ Phí Mạc thị [zh] (Foimo) và Mã Giai thị (Magiya) của nhà Thanh cũng có trường hợp đổi sang họ Mã. Họ Mã ở đây muốn nhắc đến từ Suryaya Mar, ý nghĩa "chủ giáo."
    • Một trong những cách phiên âm của Mohammed trong Hán ngữ là Mã Cáp Ma (马哈麻), do đó một số gia đình Hồi giáo đã dùng họ Mã làm họ Hán hoá của họ.

Phân bổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Bách gia tính họ Mã 馬/马 đứng thứ 52. Đây là một trong các họ phổ biến nhất ở Trung Quốc đại lục, số người mang họ Mã 馬/ đông thứ 14 ở đây, họ này đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người Hồi.[4]

Ở Việt Nam cũng có người họ Mã, chủ yếu là người Hoa.

Người Trung Quốc họ Mã 馬/马 nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mã Hưng Thụy (1959), Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông.
  • Mã Viện, đại tướng thời Hán Quang Vũ đế
  • Mã Dung, học giả thời Đông Hán
  • Mã Đằng, thủ lĩnh cát cứ đầu thời Tam Quốc
  • Mã Siêu, con trai của Mã Đằng, một trong Ngũ hổ tướng thời Tam Quốc
  • Mã Đại, cháu gọi Mã Đằng bằng chú, đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc
  • Mã Hưu, Mã Thiết, con Mã Đằng
  • Mã Ngoạn, tướng Tây Lương
  • Hai anh em Mã Lương và Mã Tốc, mưu sĩ nhà Thục Hán thời Tam Quốc
  • Các vua nước Sở (Thập quốc), bắt đầu từ Mã Ân
  • Mã Ngọc, một trong Toàn Chân thất tử của Toàn Chân giáo
  • Mã Hán, bộ đầu của Khai Phong phủ, hộ vệ của Bao Công
  • Mã Trí Viễn, nhà viết kịch thời nhà Nguyên
  • Mã Anh, Mã Kỳ, tướng đô hộ nhà Minh ở Việt Nam
  • Mã Tân Di, quan nhà Thanh
  • Mã Anh Cửu, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
  • Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
  • Mã Vinh Thành, tác giả bộ truyện Phong Vân (風雲)
  • Mã Cảnh Đào, diễn viên Singapore
  • Mã Vân (tên tiếng Anh là Jack Ma), sáng lập Alibaba, tỉ phú Trung Quốc
  • Mã Hóa Đằng, sáng lập Tencent, tỉ phú Trung Quốc
  • Mã Khả, diễn viên người Trung Quốc
  • Mã Xuân Thụy, diễn viên người Trung Quốc
  • Mã Tư Thuần: diễn viên Trung Quốc.
  • Mã Gia Kỳ, ca sĩ, diễn viên, đội trưởng của nhóm nhạc Thời Đại Thiếu Niên Đoàn
  • Mã Phúc Thăng
  • Mã Quan Tá,nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thần Điêu đại hiệp

Người Việt Nam họ Mã nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mã Điền Cư, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 12 và khóa 13.
  • Mã Minh Cẩm, vận động viên chuyên nghiệp bộ môn Bi-a nội dung Carom.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thoát Thoát; và đồng nghiệp. “列传第六十二·忠义四” [Liệt truyện đệ lục thập nhị - Trung nghĩa tứ]. Kim sử (bằng tiếng Trung).
  2. ^ Tống, Liêm; và đồng nghiệp. “列传第三十三” [Liệt truyện đệ tam thập tam]. Nguyên sử (bằng tiếng Trung).
  3. ^ Trần, Thuật (陳述). “金史氏族表” [Kim sử thị tộc biểu]. 金史補遺 [Kim sử bổ di] (bằng tiếng Trung). 4.
  4. ^ Colorq.org

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử nhân vật Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mã_(họ)&oldid=70555408” Thể loại:
  • Sơ khai nhân vật Trung Quốc
  • Họ người Trung Quốc
  • Họ người Triều Tiên
Thể loại ẩn:
  • Nguồn CS1 tiếng Trung (zh)
  • Bài viết có chữ Hán giản thể
  • Bài viết có chữ Hán phồn thể
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Chữ Mã Trong Tiếng Hán Việt