Mệnh đề Quan Hệ (Relative Clause) - Định Nghĩa, Phân Loại Và ...

Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là một cấu trúc thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh nói chung và cũng thường xuất hiện trong kỳ thi IELTS. Để đạt được kết quả tốt, các bạn cần nắm vững kiến thức để biết cách ứng dụng vào bài thi của mình, đặc biệt là kỹ năng IELTS Writing. Trong bài viết hôm nay, Anh ngữ UEC – địa chỉ học luyện thi IELTS tại Đà Nẵng sẽ giới thiệu đến các bạn cấu trúc, cách dùng và những lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ.

Xem thêm: Ngữ pháp IELTS Writing task 1

menh-de-quan-he-relative-clause-p1
Mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Mục lục bài viết

Toggle
  • I. Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là gì?
    • 1. Định nghĩa Mệnh đề quan hệ (Relative clause)
    • 2. Các loại Mệnh đề quan hệ
      • a. Mệnh đề xác định (Defining clause)
      • b. Mệnh đề không xác định (Non – defining clauses)
  • II. Đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ
    • 1. Đại từ quan hệ
    • >>> Cách dùng Modal Verb
    • 2. Trạng từ quan hệ
  • III. Lưu ý khi sử dụng mệnh đề quan hệ
  • IV. Rút gọn mệnh đề quan hệ
    • 1. Active: 
    • 2. Passive: 
    • 3.  Rút thành cụm động từ nguyên mẫu – Infinitive relative clause (active/passive)
    • 4. Mệnh đề rút gọn tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ
    • 5. Nếu đại từ quan hệ đóng chức năng là tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • V. Những lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ
    • 1. Sử dụng nhầm đại từ quan hệ giữa người và vật
    • 2. Nhầm lẫn giữa “who” và “whom”
    • 3. Sử dụng đại từ quan hệ phù hợp trong mệnh đề xác định và không xác định
    • 4. Một số đại từ quan hệ không thể thay thế
    • 5. Một số đại từ quan hệ không thể lược bỏ trong câu
    • 6. Nhầm lẫn khi sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ
      • a. Danh từ riêng
      • b. Có các từ this, that, these, those đứng trước
      • c. Có các từ sở hữu như “my”, “his”,” their”,… đứng trước danh từ
    • 7. Động từ và chủ từ trong mệnh đề quan hệ không phù hợp

I. Mệnh đề quan hệ (Relative clause) là gì?

1. Định nghĩa Mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề đứng sau một danh từ, dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.

Mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng các đại từ quan hệ: who, whom, which, that, whose hay những trạng từ quan hệ why, where, when

Ví dụ:

  • Do you know the boy? (Cậu có biết chàng trai đó không?)

Nếu bạn chỉ nói như vậy thì đối phương sẽ không biết chàng trai nào, vậy nên mình phải giải thích chàng trai đó là ai.

  • We met him at the party last night. (Chúng ta gặp anh ấy ở buổi tiệc tối hôm qua.)

Chúng ta hoàn toàn có thể nói 2 câu như vậy, nhưng cả 2 câu đều đề cập đến chàng trai. Vậy thì lúc này mình hãy gộp thành 1 câu luôn và sử dụng mệnh đề quan hệ:

  • Do you know the boy who we met at the party last night? (Cậu có biết chàng trai mà mình gặp ở buổi tiệc tối hôm qua không?)

2. Các loại Mệnh đề quan hệ

a. Mnh đ xác đnh (Defining clause)

– Là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó, bắt buộc phải có mệnh đề quan hệ trong câu để bổ sung nghĩa cho danh từ; không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.

Tất cả các đại từ quan hệ được sử dụng trong mệnh đề xác định.

– Mệnh đề quan hệ xác định không có dấu phẩy và được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định.

Ví dụ:

  • The boy who is wearing a blue T shirt is my little brother. (Cậu bé mặc áo phông màu xanh là em trai tôi.)

⇒ Nếu không sử dụng mệnh đề “who is wearing a blue T shirt” thì người nghe sẽ rất khó để xác định cậu bé nào là em trai của bạn. Do đó, mệnh đề “who is wearing a blue T shirt” là quan trọng và bắt buộc phải có trong câu.

menh-de-quan-he-relative-clause-p1-1
Phân loại mệnh đề quan hệ

b. Mnh đ không xác đnh (Non – defining clauses)

– Là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về người hoặc vật, không bắt buộc, không có nó thì câu văn vẫn đúng ngữ pháp và nghĩa không thay đổi.

– Mệnh đề không xác định có dấu phẩy và Mệnh đề này không được dùng “That”.

Ví dụ:

  • Taylor Swift, who is famous all round the worldis a singer. (Taylor Swift, người nổi tiếng khắp thế giới, là một ca sĩ) 

⇒ Nếu không có mệnh đề “who is famous all round the world” thì người nghe vẫn biết Taylor Swift là ca sĩ. Do đó, mệnh đề “who is famous all round the world” không bất buộc phải có trong câu.

II. Đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ

1. Đại từ quan hệ

Đại từ có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ. Để tạo nên câu mệnh đề quan hệ thì không thể thiếu những đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ. Dưới đây là các đại từ được dùng trong câu:

Đại từ quan hệ

Cách sử dụng

Ví dụ & Chú ý

who

 » Thay thế cho người, dùng như chủ ngữ, tân ngữ

… N (person) + WHO + V + O

  • The man who talked to you at the meeting is my friend.  (Người đàn ông mà nói chuyện với bạn trong cuộc họp là bạn của tôi.)
  • Chúng ta có thể lược bỏ who khi who ở vị trí tân ngữ trong mệnh đề quan hệ bắt buộc.

whom

 » Thay thế cho người, dùng như tân ngữ

… N (person) + WHOM + S + V

  • The man whom you met at the meeting is my friend. (Người đàn ông bạn gặp ở cuộc họp là bạn của tôi.)
  • Chúng ta có thể lược bỏ whom khi whom ở vị trí tân ngữ trong mệnh đề quan hệ bắt buộc.
  • Nếu whom là tân ngữ của giới từ thì không được lược bỏ.

which

 » Thay thế cho đồ vật, sự việc, dùng như chủ ngữ, tân ngữ

… N (thing) + WHICH + V + O

… N (thing) + WHICH + S + V

  • The book which I borrowed last week is really good. (Cuốn sách mà tôi đã mượn tuần trước thực sự rất hay.)
  • Chúng ta có thể lược bỏ which khi which ở vị trí tân ngữ trong mệnh đề quan hệ bắt buộc.

whose

 » Thay thế cho tính từ sở hữu của cả người và vật, dùng như đại từ sở hữu

… N (person, thing) + WHOSE + N + V …

  • Do you know the boy whose mother is a nurse? (Bạn có biết cậu bé mà mẹ của cậu ấy là y tá không?)
  • Sau whose phải luôn có một danh từ/ cụm danh từ theo sau.
  • Có thể dùng of which thay thế cho whose nhưng chỉ dùng với vật, không dùng với người.

that

 » Thay thế cho cả người và vật, dùng như chủ ngữ, tân ngữ

 » Các trường hợp không dùng that:

– Trong mệnh đề quan hệ không xác định

  • Peter, who/whom I played tennis with on Sunday, was fitter than me.

– Sau giới từ

  • Peter, with whom I played tennis on Sunday, was fitter than me.

 » Khi đi sau các hình thức so sánh nhất

  • This is the most beautiful dress that I have.

 » Khi đi sau các từ: only, the first, the last

  • You are the only person that can help us.

 » Khi danh từ đi trước là vật hoặc bao gồm cả người và vật

  • The letter that I received last week is on the table. 

 » Khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định, đại từ chỉ số lượng: no one, nobody, nothing, anyone, anything, anybody, someone, something, somebody, all, some, any, little, none.

  • I’ll tell you something that is very interesting.

 » Trong cấu trúc: It + be + … + that … (chính là …)

  • It is my friend that wrote this sentence.

>>> Cách dùng Modal Verb

2. Trạng từ quan hệ

Trạng từ quan hệ có thể được sử dụng thay cho một đại từ quan hệ và giới từ. Cách làm này sẽ làm cho câu dễ hiểu hơn.

Đại từ quan hệ

Cách sử dụng

Ví dụ & Chú ý

when

 » Trạng từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ thời gian

 = on / at / in which

… N (time) + WHEN + S + V

  • Do you still remember the day when we first met? (Bạn có nhớ cái ngày mà chúng ta gặp nhau lần đầu tiên không?)

where

 » Trạng từ quan hệ chỉ nơi chốn, đứng sau danh từ chỉ nơi chốn

 = at/ in/ from/ on which

… N (place) + WHERE + S + V

  • The restaurant where we had lunch was near the airport. (Nhà hàng mà chúng ta ăn trưa ở gần sân bay.)

why

 » Trạng từ quan hệ chỉ lý do, thường đứng sau danh từ “the reason”

 = for which

… the reason + WHY + S + V

  • I don’t know the reason why he left me.  (Tôi không biết lý do tại sao anh ấy bỏ tôi.)

III. Lưu ý khi sử dụng mệnh đề quan hệ

1. Nếu trong mệnh đề quan hệ có giới từ

Giới từ có thể đặt trước hoặc sau mệnh đề quan hệ (chỉ áp dụng với whom và which.)

Ví dụ:

  • Mr. Brown is a nice teacher. We studied with him last year. → Mr. Brown, with whom we studied last year, is a nice teacher. → Mr. Brown, whom we studied with last year, is a nice teacher.

2. Có thể dùng which thay cho cả mệnh đề đứng trước.

Ví dụ:

  • She can’t come to my birthday party. That makes me sad. → She can’t come to my birthday party, which makes me sad.

3. Ở vị trí túc từ, whom có thể được thay bằng who.

Ví dụ:

  • I’d like to talk to the man whom/ who I met at your birthday party.

4. Trong mệnh đề quan hệ xác định, chúng ta có thể bỏ các đại từ quan hệ làm túc từ: whom, which.

Ví dụ:

  • The girl you met yesterday is my close friend.
  • The book you lent me was very interesting.

5. Các cụm từ chỉ số lượng some of, both of, all of, neither of, many of, none of … có thể được dùng trước whom, which và whose.

Ví dụ

  • I have two sisters, both of whom are students.
  • She tried on three dresses, none of which fitted her.
  • Daisy has three brothers. All of them are teachers. → Daisy has three brothers, all of whom are teachers.
  • He asked me a lot of questions. I couldn’t answer most of them. → He asked me a lot of questions, most of which I couldn’t answer.

6. KHÔNG dùng THAT, WHO sau giới từ.

Ví dụ:

  • The house in that I was born is for sale.

IV. Rút gọn mệnh đề quan hệ

1. Active: 

Nếu mệnh đề quan hệ là mệnh đề chủ động thì rút thành cụm hiện tại phân từ (V-ing).

Ví dụ:

  • The man who stands at the door is my uncle. → The man standing at the door is my uncle.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + Chuyển động từ chính từ stands thành standing.

  • The girl who was smilling at you is John’s daughter. → The girl smilling at you is John’s daughter.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + Bỏ trợ động từ was + Chuyển động từ chính từ smiling thành smiling.

2. Passive: 

Ta có thể dùng past participle (V3ed) để thay thế cho mệnh đề đề quan hệ khi nó mang nghĩa bị động

Ví dụ:

  • The woman who was given a flower looked very happy. → The woman given a flower looked very happy.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + Bỏ trợ động từ was + Giữ nguyên given.

3.  Rút thành cụm động từ nguyên mẫu – Infinitive relative clause (active/passive)

Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm động từ nguyên mẫu (to_infinitive) khi trước đại từ quan hệ có các cụm từ: the first, the second, the last, the only… hoặc hình thức so sánh bậc nhất.

Để rút gọn mệnh đề quan hệ, ta lược bỏ đại từ quan hệ, rồi sau đó chuyển động từ hoặc trợ động từ (nếu có) thành dạng To_Verb (to infinitive).

Ví dụ:

  • The first student who comes to class has to clean the board. → The first student to come to class has to clean the board.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + chuyển động từ comes thành to come.

  • He is the youngest person who won the prize. → He is the youngest person to win the prize.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + chuyển động từ won thành to win.

Notes: Chúng ta không sử dụng active hay passive to-infinitive sau an

4. Mệnh đề rút gọn tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ

a. Công thức 1: BỎ who, which… to be → GIỮ NGUYÊN tính từ phía sau.

– Nếu phía trước that là đại từ bất định như something, anything, anybody…

  • There must be something that is wrong → There must be something wrong.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ that + bỏ trợ động từ is + giữ nguyên tính từ wrong.

– Khi có dấu phẩy phía trước và phải có từ 2 tính từ trở lên.

  • My grandmother, who is old and sick, never goes out of the house → My grandmother, old and sick, never goes out of the house. 

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + bỏ trợ động từ is + giữ nguyên 2 tính từ old and sick.

b. Công thức 2: Những trường hợp còn lại ta đưa tính từ LÊN TRƯỚC danh từ

Ví dụ:

  • My grandmother, who is sick, never goes out of the house → My sick grandmother never goes out of the house.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ who + đưa tính từ sick lên trước danh từ grandmother + bỏ 2 dấu phẩy.

  • I buy a hat which is very beautiful and fashionable. → I buy a very beautiful and fashionable hat.

Cách rút gọn: Bỏ đại từ quan hệ which+ bỏ trợ động từ is + đưa tính từ very beautiful and fashionable lên trước danh từ hat.

Tuy nhiên nếu cụm tính từ gồm cả danh từ ở trong nó thì ta chỉ còn cách dùng V-ing mà thôi.

Ví dụ:

  • I met a man who was very good at both English and French → I met a man being very good at both English and French.

Tóm lại cách rút gọn loại này khá phức tạp vì nó tùy thuộc vào đến 3 yếu tố:

  • Có một hay nhiều tính từ
  • Danh từ đứng trước có phải là bất định hay không
  • Có dấu phẩy hay không

5. Nếu đại từ quan hệ đóng chức năng là tân ngữ trong mệnh đề quan hệ

⇒ Lược bỏ đại từ quan hệ:

  • It’s the best movie that I have ever seen. → It’s the best movie I have ever seen.

Trong mệnh đề quan hệ “that I have ever seen”, that đóng vai trò tân ngữ của have seen. Vì vậy chúng ta có thể rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách lược bỏ “that”.

  • I saw the girl who you talked to yesterday. → I saw the girl you talked to yesterday.

Trong mệnh đề quan hệ “who you talked to yesterday”, who đóng vai trò tân ngữ của talked to. Vì vậy chúng ta có thể rút gọn mệnh đề quan hệ bằng cách lược bỏ who.

V. Những lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ

Mặc dù mệnh đề quan hệ được sử dụng khá rộng rãi nhưng khi sử dụng mệnh đề quan hệ, các bạn có thể mắc rất nhiều lỗi sai. Một số lỗi sai tiêu biểu có thể được kể đến là nhầm lẫn trong việc sử dụng các đại từ quan hệ, nhầm lẫn trong việc sử dụng dấu phẩy, chia động từ và chủ ngữ không hoà hợp với nhau. Cùng tìm hiểu những lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ nhé!

1. Sử dụng nhầm đại từ quan hệ giữa người và vật

Các bạn cần lưu ý cách dùng cũng như chức năng của các đại từ quan hệ. Để hiểu một cách cụ thể hơn, các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Người / Vật

Chủ ngữ

Tân ngữ

Đại từ sở hữu

Người

Who

Who/ Whom

Whose

Vật

Which

Which

Whose

Người và Vật

That

That

 

Qua bảng trên, các bạn có thể chú ý:

  • Who, Whom: được dùng để thay thế cho danh từ chỉ người
  • Which, Whose, That: được dùng để thay thế cho cả danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật.

Ví dụ:

  • I like the book who you gave me last time.  (Tôi thích cuốn sách mà bạn đã tặng tôi lần trước.)

Vì “who” dùng để chỉ người nên không thể dùng từ “who” trong câu này, cần thay “who” thành “which” hoặc “that”.

2. Nhầm lẫn giữa “who” và “whom”

Cả “who” và “whom” đều dùng để thay thế cho danh từ chỉ người. Tuy nhiên, đại từ quan hệ “who” vừa có thể là chủ ngữ, vừa có thể là tân ngữ; còn “whom” chỉ có thể là tân ngữ. Do đó, các bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng hai đại từ này.

Ví dụ:

  • I like the boy whom/ who I just met this morning.  (Tôi thích cậu bé đó, người mà tôi chỉ mới gặp lúc sáng.)

Trong câu trên, “I” là chủ thể của hành động “met” và “the boy” đóng vai trò là tân ngữ trong câu. Do đó cả “whom” và “who” đều có thể được sử dụng.

  • I like that boy who is the author of this book.  (Tôi thích cậu bé đó, người là tác giả của cuốn sách này.)

Đại từ quan hệ who thay thế cho cụm từ “that boy”, từ này đóng vai trò chủ ngữ trong câu “that boy is the author of this book”. Do đó, trong câu này các bạn phải dùng “who” thay vì “whom” để làm chủ ngữ của mệnh đề quan hệ.

3. Sử dụng đại từ quan hệ phù hợp trong mệnh đề xác định và không xác định

Từ bảng trên, người đọc có thể thấy từ “that” khá dễ sử dụng vì nó có thể thay thế cho cả danh từ chỉ người và vật, vừa là chủ ngữ vừa là tân ngữ. Tuy nhiên, trong khi các đại từ khác như who, which,… có thể được sử dụng ở cả mệnh đề quan hệ xác định và không xác định thì đại từ quan hệ “that” chỉ có thể được sử dụng trong các mệnh đề quan hệ xác định.

Ví dụ:

  • The police officer, that my brother knew in high school, just visited my house (Viên cảnh sát, người mà anh trai tôi biết hồi cấp ba, vừa đến thăm nhà tôi.) (Câu sai)

Trong trường hợp này, cụm mệnh đề quan hệ “that my brother knew in high school” là mệnh đề quan hệ không xác định, có nghĩa là khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu, người đọc vẫn hiểu được ý nghĩa của câu. Do đó, các bạn không thể dùng “that” ở đây mà phải dùng “who” hoặc “whom”.

Lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ relative clause
Mệnh đề các định và mệnh đề không xác định

4. Một số đại từ quan hệ không thể thay thế

Người đọc có thể thấy một số đại từ quan hệ có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp, các bạn không thể thay thế đại từ quan hệ này bằng một từ khác, cụ thể:

Nếu “which” thay thế cho mệnh đề chính và là chủ ngữ cho một mệnh đề quan hệ không xác định (không bắt buộc) phía sau, các bạn không thể thay thế từ “which” bằng các đại từ quan hệ khác.

Ví dụ:

  • The male birds sang, which attracted nearly females.  (Những con chim trống cất tiếng hót, điều đó thu hút những con chim mái gần đó)

Chỉ từ “whose” được sử dụng như một đại từ sở hữu, cho nên “whose” không thể bị thay thế bởi các đại từ quan hệ khác.

Ví dụ:

  • I tried to help people whose money had been stolen.  (Tôi đã cố gắng giúp những người mà tiền của họ đã bị đánh cắp)

Nếu danh từ chính bao gồm 2 danh từ trở lên, trong đó vừa có cả người vừa có cả vật, các bạn bắt buộc phải dùng đại từ quan hệ “that”.

Ví dụ:

  • The man and his dog that I met this morning are missing.  (Người đàn ông và con chó mà tôi gặp sáng nay đã mất tích.)

5. Một số đại từ quan hệ không thể lược bỏ trong câu

Trong một số trường hợp, các bạn có thể lược bỏ đại từ quan hệ. Tuy nhiên, có những trường hợp các bạn phải giữ đại từ quan hệ trong câu, cụ thể:

Đại từ “whose” không thể bị lược bỏ.

Trong văn phong informal, đại từ quan hệ có thể bị lược bỏ trong mệnh đề quan hệ xác định và khi không đóng vai trò là chủ ngữ của mệnh đề quan hệ. Nói cách khác, chúng ta có thể bỏ “who”, “whom”, “which”, “that” khi những đại từ quan hệ này đóng vai trò là tân ngữ và trước chúng không có dấu phẩy.

Ví dụ:

  • This is the movie which I like  (Đây là bộ phim mà tôi thích). → “Which” là tân ngữ, phía trước không có dấu phẩy nên câu trên có thể được lược bỏ thành “This is the movie I like”.
  • This is the movie, which I watched many times.  (Đây là bộ phim mà tôi đã xem nhiều lần.) → Trong câu này, đại từ quan hệ which thay thế cho từ “the movie”, từ này đóng vai trò là tân ngữ trong câu “I watch the movie many times”, nhưng phía trước “which” có dấu phẩy, do đó các bạn không thể lược bỏ đại từ “which” được.

6. Nhầm lẫn khi sử dụng dấu phẩy trong mệnh đề quan hệ

Các bạn nên chú ý việc dùng dấu phẩy khi sử dụng mệnh đề quan hệ. Dấu phẩy được sử dụng để ngăn cách mệnh đề không xác định ra khỏi phần còn lại của câu. Cụ thể hơn, khi danh từ được thay thế đã xác định, các bạn cần dùng dấu phẩy khi sử dụng mệnh đề quan hệ.

Xem thêm: 8 Nguyên tắc sử dụng Dấu câu (Punctuations) trong tiếng Anh

Các danh từ đã xác định khi chúng là:

a. Danh từ riêng

  • Ha Hoi, which is the capital of Vietnam, is famous for many tourist attractions.  (Hà Hội, thủ đô của Việt Nam, nổi tiếng với nhiều điểm du lịch hấp dẫn.)

b. Có các từ this, that, these, those đứng trước

  • That book, which was published last week, is really interesting.  (Cuốn sách đó, cuốn được xuất bản vào tuần trước, thực sự rất thú vị.)

c. Có các từ sở hữu như “my”, “his”,” their”,… đứng trước danh từ

  • My mother, who is really gentle, always stands by my side.  (Mẹ tôi, người thật sự rất dịu dàng, luôn sát cánh bên tôi.)

Là vật duy nhất mà mọi người đều biết, ví dụ như Sun (mặt trời), Moon (mặt trăng)…

  • The Moon, which is far away from us, is especially beautiful tonight.  (Mặt Trăng, ở xa chúng ta, đặc biệt đẹp trong đêm nay.)

7. Động từ và chủ từ trong mệnh đề quan hệ không phù hợp

Một lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ đó là động từ và chủ từ trong mệnh đề không hoà hợp với nhau. Do đó, người đọc cần chú ý kỹ danh từ mà đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ đang thay thế là gì, số ít hay số nhiều để có thể chia động từ một cách hợp lý.

Ví dụ:

  • I am really into that song, which remind me of my old school days.  (Tôi thực sự thích bài hát đó, nó làm tôi nhớ lại những ngày đi học lúc xưa của mình)

⇒ Trong câu này, “which” thay thế cho “that song” mà “that song” là danh từ số ít, do đó “remind” phải được đổi thành “reminds”.

  • I am really into these songs, which reminds me of my old school days.  (Tôi thực sự mê những bài hát này, chúng khiến tôi nhớ lại những ngày đi học lúc xưa của mình)

⇒ Trong câu này, “which” thay thế cho “these songs” mà “these songs” là danh từ số nhiều, do đó “remind” phải được giữ nguyên, không phải “reminds”.

Qua bài viết trên, UEC đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức về cách rút gọn mệnh đề quan hệ cũng như đưa ra một số lưu ý lỗi phổ biến trong mệnh đề quan hệ mà các bạn hay mắc phải. Bạn cũng có thể ghé thăm trang web của Anh ngữ UEC để được chia sẻ những cẩm nang học tiếng Anh hiệu quả. UEC chúc bạn học tập và ôn luyện thật tốt!

Xem thêm: Các loại Câu điều kiện (Conditional Sentences)

Từ khóa » Các Loại Relative Clause