Mẹo – Xác Suất Trong Di Truyền Quần Thể - Sinh Học 12

MẸO – XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN QUẦN THỂ

NG.M.N Loga.vn

  1. QUẦN THỂ NGẪU PHỐI

 

LÍ THUYẾT

- Ở quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối ngẫu nhiên nên ở đời con (từ F1 đến Fn) có tỉ lệ kiểu gen đạt cân bằng di truyền theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg

(p2AA + 2pqAa + q2aa = 1).

- Khi bài toán cho biết quần thể đạt cân bằng di truyền thì tần số của alen a =  . Nếu bài toán chưa cho biết quần thể cân bằng di truyền thì không thể tính tần số của alen a theo công thức alen a=

- Nếu bài toán cho biết các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì có thể dựa vào công thức p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 để tính tỉ lệ kiểu gen ở đời con và tần số của alen a.

- Trong mọi trường hợp, nên dựa vào kiểu hình lặn để suy ra kiểu hình trội.

 

                    Dạng 1: Bài toán cho biết quần thể cân bằng di truyền

 

Khi tỉ lệ kiểu gen đạt cân bằng di truyền thì việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

- Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền khi quần thể đạt cân bằng di truyền.

- Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất.

- Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

 

                    Dạng 1.1:  

Thế hệ xuất phát quần thể chưa cân bằng di truyền nhưng bài toán yêu cầu tìm xác suất ở thế hệ F

  • nên chúng ta áp dụng công p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 để tính vì khi các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen ở đời con (từ F1 đến Fn.) tuân theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg.

 

Mẹo nhỏ:

Khi bài toán có nhiều cặp gen thì tỉ lệ kiểu gen phải được tính theo từng cặp gen, sau đó nhấn lại.

 

Dạng 1.2:

- Theo lí thuyết, khi các cá thể giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ mỗi loại kiểu gen tuân theo định luật Hacdi-Vanberg.

- Khi quần thể đang cân bằng về di truyền, tỉ lệ của một kiểu gen nào đó bằng tích tần số của các alen có trong kiểu gen nhân với 2n (n là số cặp gen dị hợp có trong kiểu gen).

      Ví dụ kiểu gen AabbDd có tỉ lệ =22.A.a.b.b.D.d

                   

Dạng 2:   Thế hệ xuất phát có tần số alen của giới đực khác giới cái

 

Việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

- Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.

- Bước 2: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể khi cân bằng

- Bước 3: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất.

- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

 

Mẹo nhỏ:              

- Khi ở thế hệ xuất phát, tần số alen của đực khác cái thì lúc quần thể cân bằng, tần số alen bằng trung bình cộng tần số alen của 2 giới.

- Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen ở giới đực khác tỉ lệ kiểu gen ở giới cái thì việc xác định tỉ lệ kiểu gen Fì phải thực hiện sơ đồ lai giữa giao tử đực với giao tử cái.

=> Từ thế hệ F2 trở đi, quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền.

 

                    Dạng 3: Khi bài toán không cho tần số alen mà cho nhiều kiểu gen của bố mẹ

Việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm tần số alen của quần thể.  
  • Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình cần tính xác suất.
  • Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Mẹo nhỏ:    

- Khi quần thể đang cân bằng di truyền, xét từng cặp gen thì cặp gen đồng hợp có tỉ lệ bằng bình phương tần số của alen có trong kiểu gen đó;

Cặp gen dị hợp = 2 lần tần số của các alen có trong kiểu gen đó.

- Khi kiểu gen có nhiều cặp gen thì tỉ lệ của kiểu gen = tích tỉ lệ của các cặp gen có trong kiểu gen đó.

 

II. QUẦN THỂ TỰ PHỐI

Quần thể tự phối là quần thể có các cá thể sinh sản hữu tính bằng tự thụ tinh hoặc tự thụ phấn. quần thể tự phối, có tỉ lệ kiểu gen không theo công thức của định luật Hacdi-Vanberg (không cân bằng di truyền).

- Đối với quần thể tự phối, khi tính tỉ lệ kiểu gen phải căn cứ vào tỉ lệ kiểu gen Aa theo công thức:

Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có xAA+yAa +zaa = 1. Thì ở thế hệ Fn:

 

                    Dạng 1: Dạng bài toán chỉ có 1 cặp gen

Đối với dạng bài tập này thì nên tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thời điểm tính xác suất

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình (hoặc kiểu gen) cần tính xác suất

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

 

                    Dạng 2: Dạng bài toán có từ 2 cặp gen trở lên

Đối với dạng bài tập này thì nên tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1: Đánh giá xem kiểu gen nào của thế hệ xuất phát có thể sinh ra kiểu gen cần tính xác suất

Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình (hoặc kiểu gen) cần tính xác suất

Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

 

Mẹo nhỏ:

- Khi thế hệ xuất phát của quần thể tự phổi có nhiều kiểu gen khác nhau thì cần phải đánh giá xem kiểu gen nào có khả năng sinh ra loại kiểu gen cần tính xác suất.

- Căn cứ vào kiểu gen có liên quan tìm kiểu gen cần tính xác suất.

+ Kiểu gen Aa khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ Aa = 1/22; Tỉ lệ AA = aa = 3/23.

+ Kiểu gen AA khi tự phối thì đời F2 có tỉ lệ AA = 1; Tỉ lệ Aa = aa = 0.

 

III. QUẦN THỂ NGƯỜI

- Ở quần thể người được xếp vào loại giao phối ngẫu nhiên (các cá thể ngẫu phối) vì khi kết hôn, con người thường chỉ “kén chọn” một số đặc tính về sức khỏe, sắc đẹp còn lại hầu hết các tính trạng khác thì đều kết hợp ngẫu nhiên.

- Các bài tập về quần thể người thường được xem xét trong điều kiện quần thể đang cân bằng di truyền nên tỉ lệ kiểu gen theo công thức của định luật Hacdi - Vanberg (p2AA + 2pqAa + q2aa = 1).

- Khi bài toán cho biết quần thể đạt cân bằng di truyền thì tần số của alen a= . Nếu bài toán chưa cho biết quần thể cân bằng di truyền thì không thể tính tần số của alen a theo công thức

- Trong mọi trường hợp, nên dựa vào kiểu hình lặn để suy ra kiểu hình trội.

- Quần thể người có một số đặc điểm khác biệt so với quần thể sinh vật. Đó là | do có quan hệ huyết thống nên việc xác định kiểu gen của cơ thể phải dựa vào kiểu gen của bố mẹ sinh ra cơ thể đó hoặc kiểu gen của đời con. Ví dụ khi mẹ bị

bạch tạng, con không bị bạch tạng thì kiểu gen của con sẽ là Aa. Khi không biết kiểu gen của bố mẹ hoặc không biết kiểu gen của đời con thì mới dựa vào cấu trúc di truyền của quần thể để suy ra kiểu gen của cơ thể.

                    Dạng 1: Khi tỉ lệ kiểu gen đạt cân bằng di truyền thì việc tính xác suất tuân theo các bước sau đây:

 

- Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể

- Bước 2: Tìm xác suất kiểu gen của bố mẹ

- Bước 3: Tìm tỉ lệ của kiểu hình đời con

- Bước 4: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

 

Mẹo nhỏ 1:

- Khi quần thể cân bằng, tần số của alen lặn a=  (kiểu hình lặn).

- Phải xác định kiểu gen của bố mẹ thì mới dự đoán được tỉ lệ kiểu hình ở đời con. Khi bố mẹ có thể có các kiểu gen khác nhau thì chỉ dựa vào kiểu gen làm xuất hiện kiểu hình cần tìm (Phải tính xác suất xuất hiện KG đó).

- Xác suất để một cặp vợ chồng sinh con có kiểu hình lặn bằng tích xác suất xuất hiện KG của bố mẹ với tỉ lệ xuất hiện kiểu hình lặn.

- Xác suất sinh con có kiểu hình trội bằng 1 - xác suất sinh con có kiểu  hình lặn.

 

Mẹo nhỏ 2:

- Xác suất xuất hiện kiểu hình ở đời con = xác suất kiểu gen của bố mẹ X xác suất kiểu hình của đời con.

- Khi bài toán yêu cầu tính xác suất để trong 3 người con chỉ có 2 đứa tóc xoăn có nghĩa là đứa thứ 3 phải có tóc không xoăn (tóc thẳng).

 

Mẹo nhỏ 3:

 

- Sẽ xác định được kiểu gen của cơ thể khi biết được kiểu gen của bố mẹ sinh ra cơ thể đó. Ví dụ khi mẹ bị bạch tạng, con không bị bạch tạng thì kiểu gen của con sẽ là Aa.

- Khi không biết kiểu gen của bố mẹ hoặc không biết kiểu gen của đời con thì mới dựa vào cấu trúc di truyền của quần thể để suy ra kiểu gen của cơ thể.

 

Mẹo nhỏ 4:

 

- Khi bài toán yêu cầu tính xác suất liên quan đến kiểu hình lặn thì cần phải tính xác suất kiểu gen dị hợp của bố và mẹ.

- Xác suất để đời con có ít nhất 1 đứa bị bệnh thì đời bố mẹ phải có kiểu gen dị hợp hoặc đồng hợp lặn.

 

Mẹo nhỏ 5:

 

Khi bài toán yêu cầu tính xác suất xuất hiện kiểu hình trội thì phải làm 2 trường hợp sau đó cộng lại.

+ Trường hợp 1: Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp.

+ Trường hợp 2: Có ít nhất 1 cơ thể bố hoặc mẹ có kiểu gen đồng hợp.

   Trường hợp 2 có xác suất đối lập với trường hợp 1.

 

Mẹo nhỏ 6:

 

- Khi sự biểu hiện của tính trạng phụ thuộc giới tính thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con = tỉ lệ tần số alen của quần thể.

- Tình trạng hói đầu phụ thuộc giới tính thì tần số a = tỉ lệ của người mang kiểu hình bị hói.

 

Chúc các bạn học tốt!

Bài viết gợi ý:

1. LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 CHƯƠNG 1 XUẤT HIỆN TRONG KÌ THI THPTQG 2019

2. Giải nhanh XÁC XUẤT - Quy luật di truyền - Sinh Học 12 - Có đáp án chi tiết 02

3. Phương pháp giải nhanh XÁC XUẤT - Quy luật di truyền - Sinh Học 12 - Có đáp án chi tiết 01

4. Tuyển tập các câu Sinh Học 12 THPT có HÌNH ẢNH

5. Sơ Đồ Lưới Thức Ăn – Sinh Thái Học 12 – THPTQG

6. NHỮNG NỘI DUNG GIẢM TẢI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11,12

7. Đề thi thử môn Sinh học THPT QG

Từ khóa » Tính Xác Suất Sinh Học 12