Mô Hình 7S Của McKinsey (McKinsey 7S Model) Là Gì? - VietnamBiz
Có thể bạn quan tâm
Hình minh họa
Mô hình 7S của McKinsey
Khái niệm
Mô hình 7S của McKinsey trong tiếng Anh là McKinsey 7S Model.
Mô hình 7S của McKinsey là một khung chuẩn về hiệu quả tổ chức, cho rằng tổ chức có 7 yếu tố nội bộ cần được gắn kết và củng cố để tạo ra thành công của tổ chức.
Nội dung mô hình 7S của McKinsey
Mô hình 7S của McKinsey chỉ rõ 7 yếu tố được phân loại là yếu tố "cứng" và "mềm". Các yếu tố cứng dễ xác định và chịu ảnh hưởng của quản trị, còn các yếu tố mềm thì khó nắm bắt hơn, mơ hồ hơn và bị ảnh hưởng bởi văn hóa doanh nghiệp.
Các yếu tố cứng bao gồm:
- Chiến lược (Strategy)
- Cấu trúc (Structure)
- Hệ thống (Systems )
Các yếu tố mềm bao gồm:
- Giá trị được chia sẻ (Shared values)
- Kĩ năng (Skills)
- Phong cách (Style)
- Nhân viên (Staff)
Mô hình này được các tổ chức sử dụng như một công cụ hoạch định chiến lược để cho thấy rằng các khía cạnh của một công ty mà nhìn qua có vẻ tách biệt nhau, nhưng trên thực tế, chúng có mối liên kết và phụ thuộc lẫn nhau để tạo ra thành công chung.
Các yếu tố trong mô hình 7S của McKinsey
Cấu trúc công ty được tạo thành từ thứ bậc trong doanh nghiệp, chuỗi chỉ huy và thành phần của các bộ phận phác thảo ra cách mà các hoạt động công ty liên kết và được thực hiện. Cấu trúc công ty chỉ ra chi tiết cấu hình quản lí và trách nhiệm của người lao động.
Các hệ thống của công ty đề cập đến các qui trình hàng ngày, qui trình làm việc và các quyết định tạo nên các hoạt động tiêu chuẩn trong tổ chức.
Giá trị được chia sẻ là các tiêu chuẩn và chuẩn mực thường được chấp nhận trong công ty; có ảnh hưởng và tiết chế hành vi của toàn bộ nhân viên và quản lí. Những giá trị này có thể được đề cập chi tiết trong hướng dẫn công ty gửi đến nhân viên.
Kĩ năng bao gồm các tài năng và khả năng của tổ chức và đội ngũ quản lí của công ty, và có thể xác định những thành tích và công việc mà công ty có thể thực hiện được. Một lúc nào đó, có thể một công ty sẽ cần đánh giá các kĩ năng sẵn có của mình và quyết định phải thay đổi để đạt được các mục tiêu đề ra trong chiến lược.
Phong cách được thể hiện từ ví dụ và cách tiếp cận mà ban lãnh đạo thực hiện trong việc lãnh đạo công ty, cũng như cách chúng ảnh hưởng đến hiệu suất, năng suất và văn hóa doanh nghiệp.
Nhân viên đề cập đến nhân sự của công ty, qui mô lực lượng lao động lớn đến mức nào, động lực của họ là gì, cũng như cách họ được đào tạo và chuẩn bị để hoàn thành các nhiệm vụ được đề ra.
Mô hình 7S của McKinsey có thể áp dụng trong nhiều tình huống mà cần thiết phải tìm hiểu cách các bộ phận khác nhau của một tổ chức hợp tác với nhau. Nó có thể được sử dụng như một công cụ để đưa ra quyết định về chiến lược của công ty trong tương lai.
Ngoài ra mô hình cũng có thể được sử dụng để đánh giá tác động tiềm năng của các thay đổi trong tương lai trong tổ chức hoặc để sắp xếp các phòng ban và qui trình trong quá trình sáp nhập hoặc mua lại. Các yếu tố của mô hình 7S của McKinsey cũng có thể được sử dụng với các nhóm hoặc dự án riêng lẻ.
(Theo investopedia)
Từ khóa » Chiến Lược 7s
-
SỬ DỤNG MÔ HÌNH 7S TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
-
Phân Tích 7S Cho Công Ty - Doanh Nghiệp Lên 1 Tầm Cao Mới
-
Mô Hình 7S Của McKinsey: Giải Thích Chi Tiết Và đầy đủ
-
Mô Hình 7S Của McKinsey - Học Viện MasterSkills
-
Quản Trị Thay đổi Với 7 Yếu Tố Kinh điển Trong Mô Hình McKinsey 7s
-
Mô Hình 7S Của McKinsey - 15 Phút Một Ngày
-
Mô Hình 7S Là Gì? Tại Sao Lại được ứng Dụng Nhiều đến Vậy?
-
Mô Hình Phân Tích 7S McKinsey Trong Thực Thi Chiến Lược
-
Mô Hình 7S Của McKinsey
-
Mô Hình McKinsey 7s Trong Doanh Nghiệp - Babuki JSC
-
Mô Hình 7s McKinsey Trong Marketing Và Kinh Doanh - King Brand
-
Mô Hình 7S Và Sự áp Dụng Mô Hình 7S; Khó Khăn Khi áp Dụng
-
Mô Hình 7s Là Gì? Vai Trò Của 7s đối Với Doanh Nghiệp - MISA AMIS
-
TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CƠ CẤU 7S - Tài Liệu Text