Mô Hình 7s Là Gì? Vai Trò Của 7s đối Với Doanh Nghiệp - MISA AMIS

Tìm kiếm MISA AMIS - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT MISA AMIS MISA AMIS - Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất Quản trị chiến lượcXây dựng chiến lược Search for:Search Button

Để giúp chủ doanh nghiệp xem xét định hướng thiết kế, tổ chức các hoạt động trong công ty, McKinsey đã phát triển nên mô hình 7s. Vậy mô hình 7s là gì? Có điều đặc biệt khiến nó được nhiều công ty ứng dụng? Cùng MISA AMIS tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

tìm hiểu mô hình 7s là gì
Mô hình 7s là gì được ứng dụng phổ biến trong kinh doanh
Mục lục Hiện I. Mô hình 7s là gì? II. Mô hình 7s gồm các nhân tố gì? 1. Nhân tố cứng 2.1. Structure (Cấu trúc) 2.2. Strategy (Chiến lược) 2.3. Systems (Hệ thống) 2. Nhân tố mềm 2.1. Style (Phong cách) 2.2. Skill (Kỹ năng) 2.3. Staff (Nhân viên) 2.4. Shared Values (Chia sẻ giá trị) 3. 5 bước cơ bản để ứng dụng hiệu quả mô hình 7s 3.1 Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố 3.2 Xác định mô hình bộ máy để thiết kế tổ chức 3.3 Ra quyết định thay đổi và thực hiện những điều còn hạn chế 3.4 Ban hành, sửa đổi điều cần thiết 3.5 Liên tục kiểm tra lại 7 nhân tố 4. Lợi ích khi dùng công cụ 7s đối với doanh nghiệp 5. Sử dụng mô hình 7s như thế nào hợp lý trong doanh nghiệp 6. Những lưu ý khi áp dụng mô hình 7s 7. Mẫu bảng hỏi để xây dựng mô hình 7s 7.1 Chiến lược – Strategy 7.2 Cấu trúc – Structure 7.3 Hệ thống – Systems 7.4 Phong cách – Style 7.5 Nhân sự – Staff 7.6 Kỹ năng – Skill 7.7 Giá trị cốt lõi (Shared Values) 8. Kết luận

I. Mô hình 7s là gì?

Ngày nay, có rất nhiều công ty từ nhỏ đến lớn tìm hiểu mô hình 7s là gì để áp dụng cho hoạt động kinh doanh. 7s được viết tắt 7 chữ cái đầu trong các từ tiếng anh lần lượt như sau:

  • Strategy (Chiến lược)
  • Systems (Hệ thống)
  • Structure (Cấu trúc)
  • Shared Values (Chia sẻ giá trị)
  • Staff (Nhân viên)
  • Style (phong cách)
  • Skill (Kỹ năng)

Mô hình 7s xuất hiện từ những năm 80 bởi 2 cựu chuyên gia của hãng tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey là Robert H. Waterman Jr. và Tom Peters. Từ lúc ra mắt cho đến nay, mô hình này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là các chủ doanh nghiệp vì những lợi ích to lớn nó mang lại cho tổ chức.

Nó giúp người quản lý hiểu rõ và nắm được các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mô hình 7s được hiểu là một sự mô phỏng tổng hợp mọi vấn đề trong thực tế của một bộ máy sản xuất của công ty. 7 yếu tố trên có sự liên kết chặt chẽ với nhau và không thể thay đổi bất kỳ nhân tố nào. 

Hiện nay, bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần có những kỹ năng phân tích, đánh giá và ứng dụng mô hình 7s thành công cho doanh nghiệp. Việc này sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển về doanh số, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

II. Mô hình 7s gồm các nhân tố gì?

1. Nhân tố cứng

Với câu hỏi nhân tố cứng của mô hình 7s là gì, bạn có thể nhìn vào 3 chữ “S” đầu tiên: 

2.1. Structure (Cấu trúc)

Cấu trúc là cách thức mà một doanh nghiệp vận hành. Dễ hiểu hơn, Structure sẽ giúp người lãnh đạo quản lý dễ dàng các hoạt động trong công ty. Nó cũng theo dõi sự hợp tác giữa các bộ phận, phòng ban một cách hệ thống, khoa học. 

các nhân tố của mô hình 7s
Các nhân tố của mô hình 7s

2.2. Strategy (Chiến lược)

Trong thị trường kinh doanh ngày nay, việc định hướng một mục tiêu cụ thể và có tầm nhìn rõ ràng là một điều cực kỳ quan trọng. Trong mô hình 7s, Strategy sẽ giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi để thành công, lường trước rủi ro. Cạnh đó, nó còn giúp nhìn nhận được toàn bộ nhân sự nội bộ. Bạn sẽ nhanh chóng xác định điểm yếu trong kinh doanh và loại bỏ được các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động.

2.3. Systems (Hệ thống)

Nhân tố cứng cuối cùng trong 7s là nội dung phản ánh quy trình bộ máy doanh nghiệp hoạt động từng ngày. Nó bao gồm các công việc cơ bản đến phức tạp nhất. Đây là cách nhân viên thực hiện và hoàn thành các công việc được giao. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM NGAY CÁC TÍNH NĂNG HÀNG ĐẦU CỦA PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

2. Nhân tố mềm

Có 4 chữ “S” được đề cập trong nhân tố mềm. Chúng được xem là những yếu tố không dễ nhìn thấy nhưng lại dễ dàng thay đổi bởi hành vi của mọi người.

2.1. Style (Phong cách)

Đây là cách mà nhà quản lý, điều hành, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp của mình. Style sẽ thể hiện qua hành động, cử chỉ, lời nói của người đứng đầu. Mỗi công ty đều có một phong cách riêng để kiểm soát tất cả hoạt động và điều chỉnh đến khi phù hợp. Điều này sẽ khiến công ty dễ dàng hơn trong việc đạt mục tiêu.

2.2. Skill (Kỹ năng)

Mô hình 7s đã chỉ rõ, cần thể hiện kỹ năng làm việc của bản thân dù bạn ở bất kỳ chức vị nào. Việc này sẽ giúp cạnh tranh giữa các bộ máy doanh nghiệp với nhau có hiệu quả hơn, đồng thời cũng cho khách hàng cơ sở tin tưởng để lựa chọn. 

nhân tố mềm của mô hình 7s
Nhân tố cứng thường dễ nhận ra nhưng nhân tố mềm thì vô hình và bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề

2.3. Staff (Nhân viên)

Bất kỳ công ty nhỏ hay lớn đều rất cần sự góp sức từ các nhân viên tài năng. Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Do đó, nó chắc chắn là nhân tố không thể thiếu trong mô hình 7s.

2.4. Shared Values (Chia sẻ giá trị)

Đây là nhân tố có mối liên kết và có thể gây tác động đến các nhân tố khác. Cụ thể, chia sẻ giá trị là việc một doanh nghiệp xác định phương châm kinh doanh, ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp. Những giá trị cốt lõi này sẽ được lan tỏa đến mọi thành viên. 

>> Xem thêm: TOP 4 Phần mềm theo dõi công việc nhân viên + biểu mẫu download miễn phí

3. 5 bước cơ bản để ứng dụng hiệu quả mô hình 7s

Để sử dụng hiệu quả công cụ 7s trong sản xuất, cần theo những bước cụ thể sau:

3.1 Thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố

Điều đầu tiên khi ứng dụng mô hình 7s là gì doanh nghiệp cần xác định sự liên kết giữa các yếu tố. Lãnh đạo cần phải hiểu rõ mối quan hệ này để sắp xếp nhân sự và phân chia công việc hiệu quả. Cùng với đó, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh hay mâu thuẫn giữa các yếu tố để thay đổi phù hợp hơn. 

cách ứng dụng mô hình 7s
Nhà lãnh đạo cần hiểu rõ các yếu tố của mô hình 7s khi ứng dụng vào doanh nghiệp

3.2 Xác định mô hình bộ máy để thiết kế tổ chức

Sau bước một, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu cách thức hoạt động thích hợp với công ty của mình. Bằng cách phân tích sự liên kết ở trên,  mọi người sẽ cùng hướng về và nỗ lực thực hiện mục tiêu chung. Để làm được việc này, nhà quản lý cần làm rõ yếu tố ưu tiên, sau đó nghiên cứu để tìm ra cách thiết kế hoàn hảo nhất cho tổ chức của mình.

3.3 Ra quyết định thay đổi và thực hiện những điều còn hạn chế

Sang giai đoạn này, bạn cần vạch ra kế hoạch chi tiết hơn. Việc điều phối phòng ban theo yêu cầu công việc và sắp xếp các nhân tố trong mô hình 7s cũng cần được đặt đúng vị trí.

Nếu thấy phong cách quản lý và cấu trúc không đi đúng với giá trị của công ty, bạn cần thay đổi kịp thời. Nó có thể là việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức bên trong, quy trình quản lý hay chỉnh sửa cách thức trao đổi để nâng cao hiệu quả công việc. 

3.4 Ban hành, sửa đổi điều cần thiết

Khi tình hình kinh doanh công ty không tiến triển, công việc không hoàn thành, bạn cần thực hiện các thay đổi để tác động tích cực vào kết quả. Bạn có thể tham khảo ý kiến của mọi người trong doanh nghiệp hoặc thuê tư vấn viên để hỗ trợ cho quá tình này. 

3.5 Liên tục kiểm tra lại 7 nhân tố

Mỗi nhân tố trong mô hình 7s sẽ luôn tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp tới nhau. Mỗi một nhân tố thay đổi sẽ phá vỡ sự cân bằng của 6 chữ “S” còn lại. Do đó, để vận hành trơn tru doanh nghiệp cần liên tục xem xét 7s

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỒNG BỘ, GẮN KẾT NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

đăng ký tư vấn

4. Lợi ích khi dùng công cụ 7s đối với doanh nghiệp

  • Mô hình 7s thường dùng để theo dõi hiệu suất công việc để thay đổi và cải thiện chúng.
  • Các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ các khoảng trống bên trong bộ máy sản xuất để sắp xếp lại sao cho hiệu quả.
  • Hoàn thiện hệ thống quản lý nhân sự, công việc được nâng cấp hơn phù hợp hơn trong công ty.
  • Hỗ trợ lập kế hoạch, mục tiêu trong công ty, một sự thay đổi nhỏ ở một nhân tố cũng sẽ kéo theo nhiều sự khác biệt.
  • Tạo nên nền văn hóa mới để xây dựng các chiến lược tối ưu hơn.
  • Tạo mối liên kết vững chắc trong công ty nhằm đạt mục tiêu chung.
  • Thiết lập khung tham chiếu cho các vấn đề diễn ra để điều chỉnh tình trạng hiện tại sao cho phù hợp với kỳ vọng của tương lai. 

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

5. Sử dụng mô hình 7s như thế nào hợp lý trong doanh nghiệp

Theo các tình huống thực tế, hiểu rõ mô hình 7s là gì giúp nhà lãnh đạo tìm ra nhân tố nào đang gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình. Điều này cũng cho phép doanh nghiệp nhận biết thời điểm cần thay đổi để hoàn thành mục tiêu trong tương lai.

ứng dụng mô hình 7s
ứng dụng mô hình 7s hiệu quả tạo tiền đề phát triển cho tổ chức

Vì thế, mô hình 7s còn được ứng dụng trong việc đánh giá vấn đề, xem xét khả năng thành công của một dự án, kế hoạch mới. Bên cạnh đó, 7s giúp kiểm tra hiệu suất của các bộ phận trong công ty, cải thiện tiến độ sản xuất. Nhờ vậy, các nhà quản lý cấp cao tìm được phương pháp nhanh nhất để hoàn thiện chiến lược.

Chủ doanh nghiệp có thể dùng tất cả 7 yếu tố trên để kiểm tra cơ chế hoạt động trong tổ chức. Từ đó, họ sắp xếp lại quy trình làm việc giữa các phòng ban sao cho hợp lý, khoa học.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 7S TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VỚI AMIS CÔNG VIỆC NGAY HÔM NAY

6. Những lưu ý khi áp dụng mô hình 7s

Để mô hình 7s được sử dụng thành công và duy trì hiệu quả, các nhà quản lý cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Linh hoạt vận dụng phong cách lãnh đạo để tăng nhiệt huyết và động viên nhân viên.
  • Tập trung lắng nghe khách hàng và đào tạo đội ngũ quan tâm chu đáo nhất tới khách hàng.
  • Chấp nhận những thiếu sót, công nhận những cố gắng và cải thiện những điều chưa tốt trong bộ máy sản xuất.
  • Tạo môi trường học hỏi, chia sẻ cởi mới để nhân viên nâng cao tinh thần làm việc.
  • Tạo động lực cho các quản lý trong doanh nghiệp để xử lý các vấn đề đột biến một cách triệt để.
  • Sử dụng cách kiểm soát khéo léo trong quản lý nhân sự. Định hướng nhân viên nhận thức về quy định và tránh phạm sai lầm.
  • Tìm hiểu thật kỹ các lý thuyết về mô hình 7s là gì và không ngừng học hỏi để phát triển.

>> Xem thêm: 7 phần mềm quản lý công việc tốt nhất hiện nay

7. Mẫu bảng hỏi để xây dựng mô hình 7s

Khi một công ty mong muốn ứng dụng mô hình 7s, Dưới đây là bảng câu hỏi tham khảo cho bạn tìm hiểu thêm về tình trạng của một tổ chức, công ty khi sử dụng mô hình 7s

7.1 Chiến lược – Strategy

  • Chiến lược của doanh nghiệp là gì?
  • Có những cách thức nào để doanh nghiệp đạt đến mục tiêu?
  • Có những cách thức nào để giảm thiệu sự cạnh tranh của các đối thủ? 
  • Khi nhu cầu khách hàng thay đổi, doanh nghiệp sẽ giải quyết như nào?
  • Doanh nghiệp nên điều chỉnh chiến lược ra sao để phù hợp khi thị trường thay đổi?

7.2 Cấu trúc – Structure

  • Các nhóm trong công ty được phân chia ra sao?
  • Công ty có hệ thống cấp bậc chi tiết không? 
  • Có sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty hay không? 
  • Các thành viên trong nhóm làm thế nào để cải thiện bản thân? 

7.3 Hệ thống – Systems

  • Hệ thống vận hành chính của doanh nghiệp là gì? 
  • Hệ thống quản lý công ty được đo lường và đánh giá ra sao?

7.4 Phong cách – Style 

  • Phương thức quản lý của những người lãnh đạo như thế nào?
  • Phong cách quản lý đó có hiệu quả không?

7.5 Nhân sự – Staff

  • Các đội nhóm có Leader dẫn dắt và chỉ đạo chi tiết không? 
  • Hệ thống nhân sự có cần bổ sung vị trí nào nào không?
  • Có sự chênh lệch về năng lực giữa các nhân viên không? 

7.6 Kỹ năng – Skill 

  • Nhân viên từng phòng ban/ thành viên nhóm có thể hoàn thành các công việc khác không?
  • Đánh giá kỹ năng ở mỗi người trên thang điểm hoặc khung năng lực như thế nào?
  • Mọi người có những kỹ năng xuất sắc riêng biệt không?

7.7 Giá trị cốt lõi (Shared Values)

  • Giá trị được chia sẻ của công ty là gì?
  • Văn hóa nội bộ trong công ty được thể hiện như thế nào?
  • Giá trị cơ bản nào mà công ty đang hướng đến trong tương lai?

8. Kết luận 

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng mô hình 7s là gì của McKinsey có thể áp dụng được trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Nó được xem như trợ thủ đắc lực để nhà quản lý giám sát và theo dõi các hoạt động của bộ máy. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới của MISA AMIS để tổng hợp thêm nhiều kiến thức quản lý điều hành khác! 

MISA AMIS – giải pháp điều hành doanh nghiệp toàn diện

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0] Nguyễn Phương ÁnhTác giảNguyễn Phương ÁnhTrưởng nhóm nội dung Quản lý điều hànhNguyễn Phương Ánh là một chuyên gia am hiểu sâu sắc về quản lý, vận hành doanh nghiệp, đồng thời cũng là một người viết nhiệt huyết với những bài phân tích chiến lược sắc bén. Nguyễn Phương Ánh thường xuyên chia sẻ những góc nhìn chuyên môn và kinh nghiệm thông qua các bài viết trên MISA AMIS với mong muốn mang đến những thông tin hữu ích, thực tế và truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp.youtubezalolinkedintwitterpinteresttumblr Chia sẻ qua facebook linkin facebook Chủ đề liên quan Kinh doanh toàn cầuPhân tích chiến lược Bài viết liên quan Xem tất cả chien-luoc-cap-cong-ty-la-giXây dựng chiến lượcChiến lược cấp công ty: 4 loại chiến lược & 7 bước để hoạch định thành công03/01/2025Xây dựng chiến lượcUVP (Unique Value Proposition) trong phát triển thương hiệu13/08/2024Xây dựng chiến lượcBí quyết áp dụng Chiến lược đầu tư thành công04/04/2024Xây dựng chiến lượcHoshin Kanri – Công cụ lập kế hoạch chiến lược hiện đại, hiệu quả 09/08/2023năng lực cốt lõiXây dựng chiến lượcNăng lực cốt lõi của doanh nghiệp: Khái niệm, tiêu chí xác định14/07/2022Xây dựng chiến lượcM&A là gì là gì? Các thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam06/07/2022ma trận EFE là gìXây dựng chiến lượcMa trận EFE là gì? Các bước xây dựng ma trận EFE23/04/2022mô hình PEST là gìXây dựng chiến lượcMô hình PEST là gì? Cách phân tích PEST và áp dụng trong doanh nghiệp 14/04/2022 Quan tâm MISA AMIS Nhận ngay tài liệu từ chuyên gia Quan tâm Có thể bạn quan tâm chien-luoc-cap-cong-ty-la-giChiến lược cấp công ty: 4 loại chiến lược & 7 bước để hoạch định thành côngUVP (Unique Value Proposition) trong phát triển thương hiệuBí quyết áp dụng Chiến lược đầu tư thành công Tìm kiếm nhiều nhất Chia sẻ qua facebook linkin facebook Công ty cổ phần MISA Tư Vấn Bán Hàng0904885833 Hỗ Trợ Sau Mua 19008177 misa CÔNG TY CỔ PHẦN MISA Trụ sở chính: Tòa nhà Technosoft - Ngõ 15 Duy Tân, Q.Cầu giấy, Hà Nội
  • email[email protected]
  • phone number0904 885 833
  • misahttps://www.misa.vn/
Tất cả sản phẩm MISA Khám phá
  • Về MISA
  • Chợ ứng dụng
  • Đăng ký dùng thử
  • Đăng nhập
  • Hợp tác
  • Hỗ trợ khách hàng
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Tài nguyên
  • Tài liệu - eBooks
  • Sự kiện - Webinar
  • Khóa học trực tuyến
  • Ứng dụng miễn phí
  • Trắc nghiệm chuyên môn
  • Học từ chuyên gia
Blogs
  • Tài chính - Kế toán
  • Marketing - Bán hàng
  • Quản lý nhân lực
  • Quản lý điều hành
  • Chuyển đổi số
ISO ISO CMMIDEV CSA dmca Đã thông báo Bộ Công thương Tính nhiệm mạng misa misa misa misa

Copyright © 1994 - 2025 MISA JSC Chính sách bảo mật

× Tra cứu đơn hàng × Xác thực thông tin Xác nhận × Chi tiết đơn hàng Xem chi tiết × Chi tiết đơn hàng

Từ khóa » Chiến Lược 7s