Mô Hình 7S Của McKinsey

Giới thiệu về mô hình 7S

Để thành công, mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức về tổ chức nội bộ và tìm ra cách thức làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn. Mô hình 7S sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức này.

Mô hình 7S được thiết kế bởi Tom Peters và Robert Waterman, những chuyên gia tư vấn từng làm việc tại McKinsey - một công ty tư vấn của Mỹ. Mô hình này đã được áp dụng tại nhiều công ty trên toàn thế giới. Bảy chữ “S” trong mô hình này đề cập đến bảy nhân tố bắt đầu bằng chữ “S” trong tiếng Anh: Strategy, Structure, Systems, Style, Staff, Skills và Shared values. Theo mô hình này, những mối quan hệ nội bộ giữa các nhân tố sẽ được tổ chức một cách bài bản và khoa học, và các nhân tố này sẽ chèo lái doanh nghiệp đi theo cùng một hướng nhất định.

Căn bản của mô hình 7S

Trong mô hình 7S (McKinsey), các nhân tố “cứng” và “mềm” được kết hợp với nhau, trong đó các nhân tố cứng hướng tới các vấn đề mà một doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp. Còn các nhân tố mềm được thể hiện trong một doanh nghiệp theo một cách trừu tượng hơn và có thể được tìm thấy trong văn hóa doanh nghiệp. Các nhân tố cứng trong mô hình 7S bao gồm Chiến lược (Strategy), Cấu trúc (Structure) và Hệ thống (Systems). Các nhân tố mềm là Phong cách (Style), Giá trị chia sẻ (Shared Values), Kỹ năng (Skills) và Nhân sự (Staff).

Các nhân tố cứng của mô hình 7S

Chiến lược - bằng cách sử dụng sứ mệnh và tầm nhìn, các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được xác định rõ ràng.

Cấu trúc - doanh nghiệp được cấu trúc như thế nào và có các tầng thứ bậc nào.

Hệ thống - tất cả các phương pháp hoạt động, thủ tục, và các luồng thông tin liên lạc chính thức và không chính thức.

Các nhân tố mềm của mô hình 7S

Phong cách - trọng tâm của nhân tố này là phong cách lãnh đạo và quản lý của doang nghiệp..

Giá trị chia sẻ - các tiêu chuẩn, giá trị và các hình thức khác của đạo đức doanh nghiệp, trong đó tầm nhìn, văn hóa và bản sắc doanh nghiệp là những yếu tố then chốt.

Kỹ năng – nhân tố này có liên quan tới cả những kỹ năng chung của doanh nghiệp và cả những kỹ năng của nhân viên trong doanh nghiệp đó.

Nhân sự - trọng tâm của nhân tố này là đội ngũ nhân viên, năng lực và nhiệm vụ công việc của họ.

Ứng dụng của mô hình 7S

Mô hình 7S chủ yếu được sử dụng để theo dõi các vấn đề hiệu suất trong một doanh nghiệp để sau đó thay đổi và / hoặc cải thiện chúng. Với một bản thiết kế chi tiết hoặc hình ảnh của các vấn đề hiệu suất này, một số nhân tố có thể được đưa vào sử dụng theo một cách đúng đắn. Điều quan trọng là cần phải so sánh tình trạng hiện tại (IST) với tình trạng kì vọng trong tương lai (SOLL). Mô hình 7S thiết lập một khung tham chiếu tốt, trong đó những khoảng cách và khác biệt có thể xảy ra giữa IST và SOLL có thể được tìm ra và điều chỉnh.

Trong thực tế

Trong thực tế, một số câu hỏi có thể được đặt ra khi sử dụng mô hình 7S vì chỉ khi đó, bức tranh toàn cảnh của một doanh nghiệp mới được hình thành. Sau khi liệt kê ra những câu hỏi này, điều quan trọng là trả lời được một số vấn đề như:

  • Có phải tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều được hỗ trợ trong phạm vi của các nhân tố cứng hay không?
  • Các nhân tố cứng có được hỗ trợ đầy đủ trong doanh nghiệp hay không?
  • Đâu là những điểm tương đồng và khác biệt trong việc phân tích IST-SOLL (phân tích tình trạng hiện tại và tình trạng kì vọng trong tương lai) ?
  • Cần sử dụng những phương tiện nào để làm giảm những khác biệt được xác định trong phân tích này?
  • Làm thế nào để hiện thực hóa và triển khai một kế hoạch một cách tốt nhất có thể?

Từ khóa » Chiến Lược 7s