Mô Hình 7S Là Gì? Tại Sao Lại được ứng Dụng Nhiều đến Vậy?

1. Mô hình 7s là gì?

Nếu bạn từng làm việc trong môi trường khắt khe, có nhiều quy định và quy mô lớn thì có lẽ cũng đã từng được áp dụng và làm việc với mô hình này rồi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được bản chất của 7s là viết tắt từ cụm từ hay những từ nào mà chỉ đơn thuần là nghe và thực thi theo đúng với quy định mà công ty đưa ra.

Là từ được viết tắt của 7 từ tiếng Anh có bắt đầu bằng chữ “s”, đó là: Strategy - Chiến lược, Shared values - Giá trị được chia sẻ, Systems - Hệ thống, Structure- Cấu trúc, Staff - Nhân viên, Style - Phong cách và Skills - Kỹ năng. Nội dung chi tiết về 7 từ này các bạn sẽ rõ thông qua những nội dung phần sau. Trước mắt chúng ta cần biết rằng, 7s là mô hình được ra đời từ những năm 80 bởi hai chuyên gia tư vấn thiết kế và tạo nên, đó là Robert Waterma và Tom Peters.

Mô hình 7s là gì?
Mô hình 7s là gì?

Ngay từ những năm đầu tiên được hình thành thì mô hình đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các ông chủ doanh nghiệp bởi nó được đánh giá khá cao trong việc quản lý tổ chức, thông qua các nhân tố được cấu thành trong 7s này.

Và theo như lời của các chuyên gia thì mô hình 7s này giống như tên gọi, nó như một sự mô phỏng ngắn gọn về cách tổng hợp những vấn đề trong thực tiễn của một bộ máy hoạt động của tổ chức. Đương nhiên các nhà quản lý, ông chủ doanh nghiệp cũng sẽ chấp nhận và áp dụng mô hình này với doanh nghiệp mình.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

2. Nội dung các nhân tố cấu thành mô hình 7s là gì?

Để các bạn hiểu được rõ hơn về mô hình 7s thì chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn hai nhóm nhân tố chính cấu thành nên mô hình này.

2.1. Nhân tố cứng

2.1.1. Structure (Cấu trúc)

Với nhân tố này thì các bạn có thể hiểu nó chính là cách thức mà bộ máy doanh nghiệp sẽ vận hành. Hay nói một cách đơn giản thì cấu trúc này có nội dung giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý điều hành và hợp tác giữa nhiều bộ phận trong tổ chức một cách khoa học và thuận lợi hơn.

2.1.2. Strategy (Chiến lược)

Nhân tố cứng - 7s
Nhân tố cứng - mô hình 7s

Đối với cơ chế thị trường kinh doanh như hiện nay thì việc một tổ chức đưa ra được những mục tiêu và tầm nhìn là điều không hề đơn giản và chiến lược này giú giúp các doanh nghiệp định hướng được mục tiêu dễ dàng và chính xác hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp hạn chế và loại bỏ được tối đa những nhân tố có thể tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.3. Systems (Hệ thống)

Là một trong những nhân tố cứng của mô hình 7s, là nội dung thể hiện quy trình mà bộ máy có thể hoạt động hàng ngày, từ cơ bản đến xử lý và cả kết thúc. Nói một cách đơn giản hơn để các bạn dễ hiểu thì nhân tố Systems – hệ thống là cách mà một nhân sự trong bộ máy doanh nghiệp thực hiện và giải quyết nhiệm vụ công việc được giao.

2.2. Nhân tố mềm

Sau khi đã được tìm hiểu về 3 chữ “s” trong mô hình 7s thì còn đến 4 chữ “s” nữa mà bạn chưa biết. Trên thực tế thì các nhân tố mềm này thường xuyên được thay đổi, cải thiện để phù hợp với từng hệ thống công ty khác nhau và khó thực thi được bằng văn bản bởi nó được hiểu phần nào chính là hành vi của con người.

2.2.1. Style (Phong cách)

Style (Phong cách) - mô hình 7s
Style (Phong cách) - mô hình 7s

Phong cách ở đây các bạn không thể hiểu theo nghĩa đơn thuần mà nó còn là cách thức mà nhà quản lý, điều hành bộ máy doanh nghiệp của mình. Và đương nhiên để hình thành được Style cấu thành nên mô hình 7s thì nó không chỉ được thể hiện thông qua hành động, mà còn cả những cử chỉ và lời nói của nhà lãnh đạo. Tức là mỗi nhà điều hành đều có phong cách quản lý bộ máy của riêng mình và nó phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó hoạt động của bộ máy doanh nghiệp mới hiệu quả và đạt được những mục tiêu đề ra.

Việc làm giám đốc điều hành

2.2.2. Skills (kỹ năng)

Đối với bất cứ một công việc nào nếu có kỹ năng làm việc tốt thì đương nhiên công việc cũng sẽ thuận lợi. Và nếu bạn hiểu mô hình 7s là gì thì có lẽ cũng đã biết rằng việc thể hiện kỹ năng làm việc phải được cấu thành từ cả nhân viên và ban lãnh đạo. Đồng thời cũng thể hiện được phần nào sự cạnh tranh cùng với những ưu thế vượt trội của bộ máy doanh nghiệp này với bộ máy doanh nghiệp khác. Thực tế thì điều này cũng đã quá rõ ràng và cũng không cần nói nhiều về nhân số Skill trong mô hình 7s này thì các bạn cũng đã hiểu.

2.2.3. Staff (nhân viên)

Staff (nhân viên) - mô hình 7s
Staff (nhân viên) - mô hình 7s

Nhân lực, là yếu tố quan trọng mà không có bất cứ bộ máy doanh nghiệp nào có thể phủ nhận được vai trò của họ. Nếu chất lượng nhân viên tốt thì không có lý gì doanh nghiệp này lại không phát triển, và thực tế thì con người là yếu tố làm nên thành công cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và luôn là yếu tố nhận được sự quan tâm của ông chủ doanh nghiệp, luôn được đầu tư và hỗ trợ để có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Cũng có thể nói đây là nhân tố mềm quan trọng đối với mô hình 7s này. Nó quyết định được sự thành công của mô hình này.

2.2.4. Shared values (giá trị chia sẻ)

Với vai trò là nhân tố ở chính giữa với các nhân tố ảnh hưởng khác trong mối quan hệ qua lại, thì đây chính là nhân tố có sự tác động đối với các nhân tố còn lại. Hoặc các bạn cũng có thể hiểu nó chính là việc tổ chức sẽ xác định được sứ mệnh của mình cùng với các ý nghĩa về sự tồn tại cũng như phát triển của bộ máy doanh nghiệp trên thị trường và cộng đồng.

Tìm việc làm nhanh

3. Những cái nhìn thực tế về mô hình 7s

Bên cạnh những nội dung được chia sẻ ở trên có lẽ các bạn cũng chưa thể nào hiểu được bản chất của mô hình 7s này. Vậy nên đừng bỏ lỡ những nội dung sẽ được chia sẻ dưới đây nhé.

3.1. Mô hình 7s được áp dụng khi nào?

Mô hình 7s được áp dụng khi nào?
Mô hình 7s được áp dụng khi nào?

Dựa trên thực tế thì Mô hình này được sử dụng với nhiều trường hợp khác nhau và chính nhà lãnh đạo là người nắm rõ được những nhân tố nào gây ra nhiều ảnh hưởng đến tổ chức. Và đương nhiên cũng biết nên lúc nào thì thay đổi, hay thay đổi nhân tố nào để đạt được mục tiêu tương lai. Vậy nên mô hình 7s đôi khi cũng được áp dụng để đánh giá tính khả thi của một chiến dịch, kế hoạch hay một dự án nào đó có được thông qua dưới sự phân tích bởi 7 yếu tố của mô hình 7s

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng mô hình 7-S trong nhiều tình huống khác, như kiểm tra xem các hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau thế nào. Đặc biệt là nó cũng có thể giúp doanh nghiệp bạn cải thiện hiệu suất, hiệu quả của tổ chức. Từ đó nhà điều hành cũng sẽ xác định được cách tốt nhất để hoàn thành chiến lược xuất sắc nhất.

Và mô hình này có được sử dụng để kiểm tra sự tác động làm ảnh hưởng hoặc thay đổi bộ máy hoạt động của tổ chức. Từ đó nhà quản lý cũng có thể sắp xếp quy trình làm việc giữa các phòng ban.

3.2. Công dụng của mô hình 7s đối với các doanh nghiệp

Sau khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển thì hiện nay mô hình 7s cũng đã có nhiều sự thay đổi theo hướng nhu cầu tìm hiểu mục tiêu của bộ máy hoạt động và mục tiêu của công ty.

Với công dụng của mô hình 7s khi được sử dụng để hiểu các khoảng trống xuất hiện trong bộ máy, đã tạo ra sự mất cân bằng và sắp xếp, cải thiện để tăng hiệu suất. Và những lợi ích mà chúng ta có thể tìm hiểu đó chính là:

- Hiểu sự thay đổi hệ thống quản lý và ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch, mục tiêu đối với bất cứ sự thay đổi quy trình hoạt động nào. Và các bạn nên nhớ rằng một thay đổi rất nhỏ cũng sẽ dẫn đến sự cân bằng mới của Mô hình 7S.

- Tạo ra sự thay đổi văn hóa chiến lược và cơ bản.

- Tạo ra mối liên kết tốt nhất trong tất cả bảy yếu tố của mô hình 7s, để đạt được mục tiêu, chiến lược đã được đề ra.

- Mô hình 7s cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng phù hợp với bộ máy, sắp xếp các phòng ban và quy trình khi tổ chức mua lại/ sáp nhập bộ máy.

Việc làm quản lý nhân sự

Công dụng của mô hình 7s đối với các doanh nghiệp
Công dụng của mô hình 7s đối với các doanh nghiệp

Tuy nhiên các bạn cũng nên nhớ rằng mô hình 7s này được dựa trên lý thuyết để một tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. Và mô hình 7S còn giúp nhà điều hành có thể phân tích tình hình hoạt động hiện tại, cũng như mục tiêu trong tương lai được đề xuất có tiềm năng không và xác định sự không nhất quán giữa chúng. Rồi đưa ra những điều chỉnh để đảm bảo hoạt động của tổ chức luôn hiệu quả nhất có thể.

Mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa, phong cách hoạt động khác nhau tuy nhiên khi sử dụng mô hình 7s này thì các bạn vẫn có thể áp dụng theo đúng nhu cầu của mình. Cùng với những công dụng hữu ích kể trên thì có lẽ đây cũng là một cách thức hoạt động mà doanh nghiệp bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ về “7s là gì?” đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về quản lý tổ chức doanh nghiệp.

Từ khóa » Chiến Lược 7s