Một Số Bài Toán Dùng Cực Và đối Cực - Tài Liệu đại Học
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu đại học Toggle navigation
- Miễn phí (current)
- Danh mục
- Khoa học kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Kinh tế, Tài chính, Kế toán
- Văn hóa, Xã hội
- Ngoại ngữ
- Văn học, Báo chí
- Kiến trúc, xây dựng
- Sư phạm
- Khoa học Tự nhiên
- Luật
- Y Dược, Công nghệ thực phẩm
- Nông Lâm Thủy sản
- Ôn thi Đại học, THPT
- Đại cương
- Tài liệu khác
- Luận văn tổng hợp
- Nông Lâm
- Nông nghiệp
- Luận văn luận án
- Văn mẫu
- Tài liệu khác
- Home
- Tài liệu khác
- Một số bài toán dùng cực và đối cực
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Một số bài toán dùng cực và đối cực Cực và đối cực được áp dụng để giải khá nhiều các bài toán hình học phẳng. Nhiều bài toán nếu không dùng cực và đối cực thì con đường đến lời giải có lẽ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong bài viết này tui xin trình bày một số bài toán có sử dụng cực và đối cực để giải quyết. Rất mong được sự góp ý của các bạn. 1. Các bài toán nhỏ Đây là các bài toán chủ yếu được suy ra khá trực tiếp từ những tính chất cơ bản của cực và đối cực. Vì thế lời giải của chúng thường rất ngắn gọn. Cũng có một số bài toán dùng cực và đối cực làm một bước đệm trong lời giải của chúng. Bài toán 1 (Australian-Polish 98): Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F thuộc một đường tròn sao cho các tiếp tuyến tại A và D, đường thẳng BF, CE đồng quy. Chứng minh rằng các đường thẳng AD, BC, EF hay đôi một song song hay đồng quy. Trường hợp 3 đường thẳng đó đôi một song song dễ thấy nên ta chỉ xét khi chúng có cắt nhau. Nếu gọi điểm đồng quy của BF, CE là K thì KA, KD là các tiếp tuyến của K với đường tròn nên AD là đường đối cực của K. Theo như tính chất của tứ giác nội tiếp thì BC và EF sẽ cắt nhau tại 1 điểm thuộc đường đối cực của K, tức thuộc AD. Bài toán 2: Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. K là một điểm bất kỳ thuộc đường thẳng EF. BK, CK cắt AC, AB lần lượt tại E’, F’. Chứng minh rằng E’F’ tiếp xúc với (I). Gọi giao điểm của DK và (I) là J và qua J kẻ tiếp tuyến với (I) cắt AC, AB tại M, N. Ta thấy rằng EF, DJ, BM và CN đồng quy. Rõ ràng điểm đồng quy đó là K nên M trùng với E’, N trùng với F’, tức E’F’ tiếp xúc với (I). Chú ý là trong bài toán này thì điểm K có thể di chuyển trên cả đường thẳng EF mà kết quả không thay đổi. Hơn nữa nếu gọi D’ là giao điểm của E’F’ với BC thì tương tự cũng có CF’, AD’, FD và AD’, BE’, DE đồng quy. Phát biểu lại thì có điều kiện cần và đủ để một đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nội tiếp như sau: Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Đường thẳng l cắt các cạnh BC, CA, AB lần lượt tại D’, E’, F’. Chứng minh rằng l tiếp xúc với (I) khi và chỉ khi một trong 3 điều kiện sau xảy ra: i) giao điểm của BE’, CF’ thuộc EF. ii) giao điểm của CF’, AD’ thuộc FD. iii) giao điểm của AD’, BE’ thuộc DE. Cần chú ý thêm một chút nữa rằng cả 3 điều kiện trên là tương đương nên xảy ra 1 điều kiện cũng có nghĩa là cả 3 điều kiện đều xảy ra. Bài toán 3 (MOP 95): Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp (O). Tiếp điểm thuộc các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt là M, N, P, Q. AN, AP cắt (O) tại E, F. Chứng minh rằng ME, QF, AC đồng quy. Gọi K là cực của AC. Xét tứ giác nội tiếp MNPQ thì theo tính chất cực và đối cực của tứ giác nội tiếp ta có MQ và NP cắt nhau tại K. Lại xét đến tứ giác nội tiếp EFPN thì cũng có EF và NP cắt nhau tại K, suy ra MQ và EF cắt nhau tại K. Ta thấy ME và QF cắt nhau tại 1 điểm thuộc đường đối cực của K tức thuộc AC hay ME, QF, AC đồng quy. Bài toán 4: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC cắt BD tại I. (AOB), (COD) cắt nhau tại điểm L khác O. Chứng minh rằng Gọi K là giao điểm của AB và CD. Ta thấy KA.KB = KC.KD nên K thuộc trục đẳng phương của (AOB) và (COD) nên K, L, O thẳng hàng. Suy ra KL.KO = KA.KB = KM.KN (với M, N là giao điểm của không với (O)). Từ đó suy ra (KOMN) = -1 hay L thuộc đường đối cực của K. Ta đã biết là đường đối cực của K đi qua I nên IL chính là đường đối cực của K, từ đó suy ra không IL. Bài toán 5: Cho tam giác ABC. Đường tròn đường kính AB cắt CA, CB tại P, Q. Các tiếp tuyến tại P, Q với đường tròn này cắt nhau tại R. Chứng minh rằng CR AB. Gọi O là trung điểm AB và S là giao điểm của PQ và AB. Áp dụng tính chất cực và đối cực vào tứ giác nội tiếp APQB ta thấy CR chính là đường đối cực của S. Do đó CR OS hay CR AB. Bài toán 6: Cho tam giác ABC. BB’, CC’ là các đường cao. E, F là trung điểm của AC, AB. EF cắt B’C’ tại K. Chứng minh rằng AK vuông góc với đường thẳng Ơle của tam giác ABC. Gọi H, G, O lần lượt là trực tâm, trọng tâm và tâm đường tròn Ơle của tam giác ABC. J là giao điểm của FB’ và EC’. Áp dụng định lí Papuyt cho 2 bộ 3 điểm BFC’ và CEB’ suy ra J, H, G thẳng hàng, tức J thuộc đường thẳng Ơle của tam giác ABC. Mặt khác, tứ giác C’FB’E nội tiếp đường tròn Ơle, và theo tính chất cực của tứ giác nội tiếp thì AK là đường đối cực của điểm J, từ đó suy ra AK vuông góc với OJ tức đường thẳng Ơle của tam giác ABC. Mở rộng ra thêm một chút, nếu như xác định các điểm K, L, M là giao điểm của các cạnh tương ứng của 2 tam giác A’B’C’ và DEF với A’, B’, C’ là chân các đường cao còn D, E, F là trung điểm các cạnh BC, CA, AB tương ứng thì có thể thấy rằng AK, BL, CM song song với nhau và cùng vuông góc với đường thẳng Ơle của tam giác ABC. 2. Cực và đối cực với đường tròn nội tiếp: Trong 1 tam giác, đường tròn nội tiếp làm xuất hiện các tiếp tuyến với nó, và điều này rất thuận lợi cho việc áp dụng cực và đối cực. Vì tính liền mạch của các bài toán với nhau nên xin không phát biểu từng bài toán cụ thể riêng rẽ ra. Hãy xét tam giác ABC có (I) là đường tròn nội tiếp. D, E, F là các tiếp điểm của (I) với các cạnh BC, CA, AB tương ứng. Gọi D’, E’, F’ lần lượt là các giao điểm của EF, FD, DE với BC, CA, AB. Ta thấy rằng EF là đường đối cực của A, mà D’ thuộc EF nên đường đối cực của D’ sẽ đi qua A. Do D’D là tiếp tuyến với (I) nên AD chính là đường đối cực của D’. Tương tự BE, CF cũng là các đường đối cực của E’, F’. Ta biết rằng AD, BE, CF đồng quy tại 1 điểm, gọi là K, thì D’, E’, F’ phải thuộc đường đối cực của K. Từ đó suy ra D’, E’, F’ thẳng hàng và đường thẳng D’E’F’ vuông góc với IK. Đường thẳng D’E’F’ trên được gọi là đường thẳng Giécgôn và K được gọi là điểm Giécgôn. Ta thấy D’ là cực của AD nên ID’ AD. Nếu hạ đường cao AA’ thì dễ thấy 2 tam giác AA’D, D’DI đồng dạng. Gọi là tiếp tuyến của nên là đường đối cực của đối với (I). Bây giờ nếu gọi là giao điểm của với (I) thì rõ ràng là tiếp tuyến với (I). Lại chú ý rằng do (D’DBC) = -1 nên cũng là tiếp tuyến với đường tròn . Từ đó suy ra (I) và tiếp xúc với nhau. Mặt khác, từ đẳng thức thuộc trục đẳng phương của (I) và đường tròn ngoại tiếp (O). Nếu ta xác định các điểm tương tự . Thêm nữa do là trục đẳng phương của (I) và (O) nên đối với (I) sẽ thuộc IO. Từ đó suy ra DM. Ta biết rằng ID’ AD. Nếu có thêm điều kiện IO AD thì 3 điểm O, I, D’ thẳng hàng, suy ra A, D, M cũng thẳng hàng và đường thẳng ADM sẽ đường đối cực của D’ vừa đối với (I) vừa đối với (O). Ta biết AM chính là đường đối trung trong tam giác ABC nên từ đó có thể phát biểu được bài toán: Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp tiếp xúc với BC tại D. Chứng minh rằng nếu OI AD thì AD là đường đối trung của tam giác ABC. N Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác- Một số vấn đề liên quan đến khảo sát hàm số
- Hàm số đa thức bậc ba
- Kích thích sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng bài toán dạng phân tích đa thức thành nhân tử vào việc giải các dạng bài toán khác trong chương trình lớp 8 bậc THCS
- Dạy học định lí hình học
- Bài giảng Thực hành geogebra
- Câu hỏi trắc nghiệm Toán rời rạc
- Các kiến thức cần nhớ về hình học để giải toán 12
- Hệ thống quản lý vật tư cho công ty TNHH Thương Mại & CNTT IEC
- Hệ thống kiến thức môn hình học phần trong không gian tọa độ OXYZ
- Hệ thống quản lí siêu thị máy tính của công ty cổ phần vận tải và thương mại CPN Việt Nam
Học thêm
- Nhờ tải tài liệu
- Từ điển Nhật Việt online
- Từ điển Hàn Việt online
- Văn mẫu tuyển chọn
- Tài liệu Cao học
- Tài liệu tham khảo
- Truyện Tiếng Anh
Copyright: Tài liệu đại học ©
TopTừ khóa » Các Bài Toán Về Cực Và đối Cực
-
Khám Phá ứng Dụng Của Cực Và đối Cực Trong Hình Học Phẳng
-
Một Số Bài Toán Dùng Cực Và đối Cực - TaiLieu.VN
-
Một Số Bài Toán Dùng Cực Và đối Cực - Hình Học - Diễn đàn Toán Học
-
[PDF] 1 Cực Và đối Cực
-
Một Số Bài Toán Dùng Cực Và đối Cực - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình
-
Toán Học - Cực Và đối Cực - Luận Văn, đồ án, Luan Van, Do An
-
Cực Và đối Cực Trong Hình Học Phẳng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cuc Va Doi Cuc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Khám Phá ứng Dụng Của Cực Và đối Cực!! - Diễn Đàn MathScope
-
KHÁM PHÁ ỨNG DỤNG CỦA CỰC VÀ ĐỐI CỰC
-
(PDF) Cuc Va Doi Cuc | Cuong Tran
-
Cực Và đối Cực Trong Bài Toán. - Toán Học Sơ Cấp
-
Khám Phá ứng Dụng Của Cực Và đối Cực
-
Khám Phá ứng Dụng Của Cực Và đối Cực - TailieuMienPhi