Một Số Bài Toán Dùng Cực Và đối Cực - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Công thức lượng giác
  • Khảo sát hàm số
  • Soạn bài Tràng Giang
  • Công thức tích phân
  • Hóa học 11
  • Sinh học 11
    • Toán lớp 10
    • Vật lý 12
  • HOT
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Tài Liệu Phổ Thông » Trung học phổ thông Một số bài toán dùng cực và đối cực

Chia sẻ: Võ Thị Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

Thêm vào BST Báo xấu 337 lượt xem 37 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cực và đối cực được áp dụng để giải khá nhiều các bài toán hình học phẳng. Nhiều bài toán nếu không dùng cực và đối cực thì con đường đến lời giải có lẽ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong bài viết này trình bày một số bài toán có sử dụng cực và đối cực để giải quyết. 

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Bài tập toán 12
  • Bài toán dùng cực và đối
  • Bài toán hình học phẳng
  • Lý thuyết hình học
  • Chuyên đề hình học phẳng
  • Hình học phẳng

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Một số bài toán dùng cực và đối cực

  1. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ Một số bài toán dùng cực và đối cực Cực và đối cực được áp dụng để giải khá nhiều các bài toán hình học phẳng. Nhiều bài toán nếu không dùng cực và  đối cực thì con đường đến lời giải có lẽ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong bài viết này tôi xin trình bày một số bài toán  có sử dụng cực và đối cực để giải quyết. Rất mong được sự góp y của các bạn. 1. Các bài toán nhỏ Đây là các bài toán chủ yếu được suy ra khá trực tiếp từ những tính chất cơ bản của cực và đối cực. Vì thế lời giải của  chúng thường rất ngắn gọn. Cũng có một số bài toán dùng cực và đối cực làm một bước đệm trong lời giải của chúng. Bài toán 1 (Australian­Polish 98): Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F thuộc một đường tròn sao cho các tiếp tuyến tại A và  D, đường thẳng BF, CE đồng quy. Chứng minh rằng các đường thẳng AD, BC, EF hoặc đôi một song song hoặc đồng  quy. Trường hợp 3 đường thẳng đó đôi một song song dễ thấy nên ta chỉ xét khi chúng  có cắt nhau. Nếu gọi điểm đồng quy của BF, CE là K thì KA, KD là các tiếp tuyến  của K với đường tròn nên AD là đường đối cực của K. Theo như tính chất của tứ  giác nội tiếp thì BC và EF sẽ cắt nhau tại 1 điểm thuộc đường đối cực của K, tức  thuộc AD. Bài toán 2: Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. K là một điểm bất  kỳ thuộc đường thẳng EF. BK, CK cắt AC, AB lần lượt tại E’, F’. Chứng minh rằng E’F’ tiếp xúc với (I). Gọi giao điểm của DK và (I) là J và qua J kẻ tiếp tuyến với (I) cắt AC, AB tại M, N. Ta  thấy rằng EF, DJ, BM và CN đồng quy. Rõ ràng điểm đồng quy đó là K nên M trùng  với E’, N trùng với F’, tức E’F’ tiếp xúc với (I). Chú y là trong bài toán này thì điểm K có thể di chuyển trên cả đường thẳng EF mà kết quả không thay đổi. Hơn nữa  nếu gọi D’ là giao điểm của E’F’ với BC thì tương tự cũng có CF’, AD’, FD và AD’, BE’, DE đồng quy. Phát biểu lại thì  có điều kiện cần và đủ để một đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nội tiếp như sau: Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Đường thẳng l cắt các cạnh   BC, CA, AB lần lượt tại D’, E’, F’. Chứng minh rằng l tiếp xúc với (I) khi và chỉ khi một trong 3 điều kiện sau xảy ra: i) giao điểm của BE’, CF’ thuộc EF. ii) giao điểm của CF’, AD’ thuộc FD. iii) giao điểm của AD’, BE’ thuộc DE. Cần chú y thêm một chút nữa rằng cả 3 điều kiện trên là tương đương nên xảy ra 1 điều kiện cũng có nghĩa là cả 3   điều kiện đều xảy ra. 1
  2. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ Bài toán 3 (MOP 95): Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp (O). Tiếp điểm thuộc các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt là M, N,  P, Q. AN, AP cắt (O) tại E, F. Chứng minh rằng ME, QF, AC đồng quy. Gọi K là cực của AC. Xét tứ giác nội tiếp MNPQ thì MQ và NP cắt nhau tại K. Lại xét đến tứ giác nội tiếp EFPN thì  cũng có EF và NP cắt nhau tại K, suy ra MQ và EF cắt nhau tại K. Ta thấy ME và QF cắt nhau tại 1 điểm thuộc đường đối cực của K tức thuộc AC hay ME, QF, AC đồng quy. Bài toán 4: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC cắt BD tại I. (AOB), (COD) cắt nhau tại điểm L khác O. Chứng minh  rằng  ∠ ILO = 90o. Gọi K là giao điểm của AB và CD. Ta thấy KA.KB = KC.KD nên K thuộc trục đẳng phương của (AOB) và (COD) nên K, L, O thẳng  hàng. Suy ra KL.KO = KA.KB = KM.KN (với M, N là giao điểm của KO với (O)). Từ đó suy ra (KOMN) = ­1 hay L thuộc đường đối cực của K. Ta đã biết là đường đối cực của K đi qua I nên IL chính là đường đối cực của K, từ đó suy ra KO ⊥ IL. Bài toán 5: Cho tam giác ABC. Đường tròn đường kính AB cắt CA, CB tại P, Q. Các tiếp tuyến tại P, Q với đường tròn  này cắt nhau tại R. Chứng minh rằng CR ⊥ AB. Gọi O là trung điểm AB và S là giao điểm của PQ và AB. Áp dụng tính chất cực và đối cực vào tứ giác nội tiếp APQB ta thấy CR chính là  đường đối cực của S. Do đó CR ⊥ OS hay CR ⊥ AB. Bài toán 6: Cho tam giác ABC. BB’, CC’ là các đường cao. E, F là trung điểm của AC, AB. EF cắt B’C’ tại K. Chứng  minh rằng AK vuông góc với đường thẳng Ơle của tam giác ABC. 2
  3. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ Gọi H, G, O lần lượt là trực tâm, trọng tâm và tâm đường tròn Ơle của tam  giác ABC. J là giao điểm của FB’ và EC’. Áp dụng định lí Papuyt cho 2 bộ 3 điểm BFC’ và CEB’ suy ra J, H, G thẳng  hàng, tức J thuộc đường thẳng Ơle của tam giác ABC. Mặt khác, tứ giác C’FB’E nội tiếp đường tròn Ơle, và theo tính chất cực của  tứ giác nội tiếp thì AK là đường đối cực của điểm J, từ đó suy ra AK vuông  góc với OJ tức đường thẳng Ơle của tam giác ABC. Mở rộng ra thêm một chút, nếu như xác định các điểm K, L, M là giao điểm của các cạnh tương ứng của 2 tam giác  A’B’C’ và DEF với A’, B’, C’ là chân các đường cao còn D, E, F là trung điểm các cạnh BC, CA, AB tương ứng thì có  thể thấy rằng AK, BL, CM song song với nhau và cùng vuông góc với đường thẳng Ơle của tam giác ABC. 2. Cực và đối cực với đường tròn nội tiếp: Trong 1 tam giác, đường tròn nội tiếp làm xuất hiện các tiếp tuyến với nó, và điều này rất thuận lợi cho việc áp dụng  cực và đối cực. Vì tính liền mạch của các bài toán với nhau nên xin không phát biểu từng bài toán cụ thể riêng rẽ ra. Hãy xét tam giác ABC có (I) là đường tròn nội tiếp. D, E, F là các tiếp điểm của (I) với các cạnh BC, CA, AB tương   ứng. Gọi D’, E’, F’ lần lượt là các giao điểm của EF, FD, DE với BC, CA, AB. Ta thấy rằng EF là đường đối cực của A, mà D’ thuộc EF nên đường đối cực của D’  sẽ đi qua A. Do D’D là tiếp tuyến với (I) nên AD chính là đường đối cực của D’. Tương tự BE, CF cũng là các đường đối cực của E’, F’. Ta biết rằng AD, BE, CF đồng quy tại 1 điểm, gọi là K, thì D’, E’, F’ phải thuộc  đường đối cực của K. Từ đó suy ra D’, E’, F’ thẳng hàng và đường thẳng D’E’F’  vuông góc với IK. Đường thẳng D’E’F’ trên được gọi là đường thẳng Giécgôn và K được gọi là điểm Giécgôn. Ta thấy D’ là cực của AD nên ID’ ⊥ AD. Nếu hạ  đường cao AA’ thì dễ thấy 2 tam giác AA’D, D’DI  đồng dạng. Gọi D1, A1  là trung điểm của DD’, AA’ thì có thể  suy  ra  được  2  tam  giác  D1DI,  A1A’D  cũng  đồng  dạng, từ đó suy ra ID1 ⊥ DA1. Lại do D1D là tiếp tuyến của D1 nên DA1 là đường  đối cực của D1 đối với (I). Bây giờ nếu gọi A2 là giao điểm của DA1 với (I) thì rõ ràng D1A2 là tiếp tuyến với (I). 3
  4. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ 2 Lại chú y rằng do (D’DBC) = ­1 nên D1B.D1C = D1D2, suy ra D1B.D1C =  D1 A2 . Tức là D1A2 cũng là tiếp tuyến với  đường tròn (BCA2). Từ đó suy ra (I) và (BCA2) tiếp xúc với nhau. Mặt khác, từ đẳng thức D1B.D1C = D1D2 ta có D1 thuộc trục đẳng phương của (I) và đường tròn ngoại tiếp (O). Nếu ta  xác định các điểm tương tự E1, F1, B1, C1 thì E1, F1 cũng thuộc trục đẳng phương trên, tức D 1, E1, F1 thẳng hàng. Chú y  thêm là D1, E1, F1 chính là cực của DA1, EB1, FC1 đối với (I) cho nên 3 đường thẳng này đồng quy tại cực của đường  thẳng D1E1F1. Thêm nữa do D1E1F1 là trục đẳng phương của (I) và (O) nên D1E1F1 ⊥ OI, do đó cực của D1E1F1 đối với  (I) sẽ thuộc IO. Từ đó suy ra DA1, EB1, FC1 và OI đồng quy. Ta thấy rằng AD là đường đối cực của D’ đối với (I). Bây giờ ta sẽ xét đường đối cực của D’ đối với (O). Thấy rằng (D’DBC) = ­1 nên D thuộc đường đối cực của D’ đối với (O), vì vậy nếu muốn dựng đường đối cực của D’  chỉ cần dựng thêm 1 điểm nữa là đủ. Lại do D’ thuộc BC nên đường đối cực của D’ sẽ đi qua cực của BC. Dễ thấy đó  là giao điểm của các tiếp tuyến tại B và C đối với (O). Kí hiệu điểm đó là M thì MD chính là đường đối cực của D’ đối  với (O). Từ đó suy ra OD’ ⊥ DM. Ta biết rằng ID’ ⊥ AD. Nếu có thêm điều kiện IO ⊥ AD thì 3 điểm O, I, D’  thẳng hàng,  suy ra  A, D,  M cũng  thẳng hàng  và đường  thẳng ADM  sẽ  đường đối cực của D’ vừa đối với (I) vừa đối với (O). Ta biết AM chính là đường đối trung trong tam giác ABC nên từ đó có thể  phát biểu được bài toán: Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp tiếp xúc với BC tại D. Chứng minh  rằng nếu OI ⊥ AD thì AD là đường đối trung của tam giác ABC. Nếu kéo dài các tiếp tuyến tại A, B, C cho cắt nhau tạo thành tam giác MNP thì MD, NE, PF là các đường đối cực của   D’, E’, F’ đối với (O). Vì D’, E’, F’ thằng hàng nên MD, NE, PF đồng quy. Ta phát biểu lại cho cân đối hơn thì có bài toán sau: Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F.  Đường tròn nội tiếp tam giác DEF tiếp xúc với EF, FD, DE lần lượt tại M, N, P.  Chứng minh rằng AM, BN, CP đồng quy. Ta thấy rằng DM, EN, CP cũng đồng quy. Ta mở rộng kết quả trên, liệu khi DM, EN, CP đồng quy thì AM, BN, CP có   luôn đồng quy không? Để chứng minh khẳng định trên là đúng, ta chứng minh các cực của AM, BN, CP  thẳng hàng. Gọi M’ là giao điểm của NP và EF thì (MM’EF) = ­1 suy ra M’ thuộc đường đối  cực của M. Mặt khác M’ thuộc EF, tức đường đối cực của A, nên M’ chính là cực  của AM. Tương tự cũng xác định được N’, P’ là các cực của BN, CP. Dễ thấy rằng các điểm M’, N’, P’ thẳng hàng, từ đó suy ra AM, BN, CP đồng  quy. 4
  5. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ Thực ra kết quả trên còn được mở rộng hơn nữa, đó là bài toán sau: Cho tam giác ABC. D, E, F thuộc BC, CA, AB sao cho AD, BE, CF đồng quy.  M, N, P thuộc EF, FD, DE sao cho DM, EN, FP đồng quy. Chứng minh rằng  AM, BN, CP đồng quy. Tuy nhiên cách giải bài toán này lại không dùng cực và đối cực, cũng dễ hiểu vì  ở đây không có đường tròn nào cả. Vì vậy tôi xin nêu 1 cách chứng minh dùng  tỉ số kép và định lí Ceva. Gọi M1, M’ là lần lượt giao điểm của AM với BC, AD với EF. Ta   thấy   rằng   từ   A   chiếu   xuyên   tâm   thì   F,   M,   M’,   E   biến   thành   B,   M1,   D,   C   nên   (BCM1D)   =   (FEMM’),   hay  M 1 B DB MF M ' F M 1B DB MF M ' F : = : , suy ra  = . : M 1C DC ME M ' E M 1C DC ME M ' E Tương tự ta có 2 đẳng thức nữa đối với các điểm N1, P1 xác định tương tự. Nhân từng vế các đẳng thức đó lại với chú y  là các bộ 3 AD, BE, CE; DM, EN, FP; DM’, EN’, FP’ đồng quy và áp dụng định lí Ceva ta sẽ có kết luận củ bài toán. Bây giờ trở lại bài toán của chúng ta, trong đề thi chọn đội tuyển tỉnh Hải Dương năm 2005 có 1 câu yêu cầu chứng  minh thêm AA2, BB2, CC2 đồng quy. Một cách tự nhiên ta nghĩ đến việc chứng minh các cực của AA 2, BB2, CC2 thẳng  hàng. Ta thấy cực của AA2 chính là giao điểm của các đường đối cực của A và A2. Đường  đối cực của A là EF còn của A 2 là tiếp tuyến tại A2 đối với (I). Kí hiệu A3 là giao điểm  của EF với tiếp tuyến tại A2 của (I) thì A3 là cực của AA2. Tương tự ta cũng xác định  được B3, C3 là các cực của BB2, CC2. Để chứng minh A3, B3, C3 thẳng hàng ta dùng định lí Mênêlaúyt đối với tam giác DEF. A3 E AE AA AE sin 2 EDA2 Ta thấy:  = 3 . 3 2 = ( 2 ) 2  (vì 2 tam giác A3A2E và A3FA2 đồng dạng) = 2 . A3 F A3 A2 A3 F A2 F sin FDA2 Tương tự ta cũng có thêm 2 tỉ số nữa, nhân chúng lại với nhau, chú y là DA 2, EB2, FC2 đồng quy nên theo định lí Ceva  dạng sin sẽ có kết luận của bài toán. Ta thấy kết luận của bài toán chỉ dùng DA 2, EB2, FC2 đồng quy, mà không cần dùng A 2, B2, C2 là giao điểm của các  đường nối D, E, F với trung điểm các đường cao và (I). Kết quả riêng rẽ này đã được biết đến là bài toán Stanley­Rabinowitz và được phát biểu như sau: Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. P  là 1 điểm bất kỳ trong mặt phẳng. PA, PB, PC cắt (I) lần lượt tại X, Y, Z. Chứng minh  rằng DX, EY, FZ đồng quy. Có thể thấy rằng dạng phát biểu này là dạng phát biểu nghịch của bài toán của chúng  ta. Nhưng cách chứng minh của nó thì hoàn toàn là sự đi ngược lại những biến đổi trên  của ta. Bây giờ xét điểm M bất kỳ trong mặt phẳng, giả sử DM cắt EF và (I) lần lượt tại D1, D2. Các điểm E1, E2, F1, F2 xác  định tương tự. 5
  6. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ Ta biết rằng AD1, BE1, CF1 và AD2, BE2, CF2 đồng quy. Ta gọi các điểm đồng quy đó  lần lượt là M1, M2. Vậy thì giữa M, M1, M2 có quan hệ gì với nhau? Một cách tự nhiên ta sẽ nghĩ chúng thẳng hàng. Và bằng con đường quen thuộc ta sẽ cố gắng chứng minh nó bằng  cực và đối cực. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải chứng minh 3 đường đối cực của chúng đồng quy. Ta thấy cực của AD2, BE2, CF2 là giao điểm của các tiếp  tuyến tại D2, E2, F2 tương ứng với EF, FD, DE. Kí hiệu các  điểm đó là P, Q, R thì suy ra PQR là đường đối cực của  M2 . Tương tự cực của DD2, EE2, FF2 là giao điểm của các tiếp  tuyến tại D2, E2, F2 tương ứng với BC, CA, AB. Kí hiệu các  điểm đó là T, U, V thì suy ra TUV là đường đối cực của M2. Có thể thấy rằng khi đó đường đối cực của D1 là AT, nên  cực của AD1 là giao điểm của EF với AT. Ta gọi điểm đó là  X. Các điểm Y, Z xác định tương tự. Khi đó XYZ là đường  đối cực của điểm M. Vấn đề của chúng ta là cần chứng minh các đường thẳng PQR, TUV, XYZ đồng quy, hay chỉ đơn giản là chứng minh  PQ, TU, XY đồng quy. Đây là 3 đường thẳng nối 3 cặp điểm với nhau, điều đó khiến ta nghĩ đến định lí Đơgiácgiơ, theo định lí này thì để  chứng minh PQ, TU, XY đồng quy ta cần phải chứng minh các giao điểm của PT và QU, TX và UY, XP và YQ thẳng  hàng. Dễ thấy PT là tiếp tuyến tại D2, QU là tiếp tuyến tại E2 nên giao điểm của PT và QU chính là cực của D2E2. TX chính là TA, đường đối cực của D 1; UY chính là UB, đường đối cực của E 1 nên giao điểm của TX và UB chính là  cực của D1E1. XP chính là EF, YQ chính là FD nên giao điểm của XP và YQ là điểm F. Vậy để chứng minh 3 giao điểm trên thẳng hàng, ta sẽ chứng minh các đường đối cực của chúng đồng quy, tức cần   phải chứng minh D1E1, D2E2, AB đồng quy. Chỗ này chỉ cần áp dụng định lí Pascal cho lục giác suy biến DFFEE2D2  sẽ thu được điều phải chứng minh. Chỗ chứng minh cuối cùng này phát biểu riêng ra thành 1 bài toán cũng khá thú vị: Cho tam giác ABC, trên các cạnh AC, AB lấy các điểm D, E. BD, CE cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại M, N  tương ứng. Chứng minh rằng DE, MN và tiếp tuyến tại A đồng quy. 6
  7. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ 4. Đường thẳng OI và đường thẳng Ơle: Phần này tôi xin nói một chút về tính chất của đường thẳng OI và đường thẳng Ơle từ góc độ cực và đối cực. Các kết   quả này không nhiều và còn nhiều vấn đề mở. Rất mong được thảo luận cùng các bạn. Trong tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) đã tạo nên tam giác DEF là các tiếp điểm của nó với các cạnh của tam  giác. Ở tam giác DEF này có 1 tính chất rất đặc biệt đó là đường thẳng Ơle của nó chính là đường thẳng OI. Bài toán này có khá nhiều cách giải, có lẽ ngắn nhất là dùng phép nghịch đảo. Tuy nhiên nó không nêu lên thêm  được nhiều tính chất khác. Các lời giải bằng phép vị tự cũng rất tuyệt. Nhưng ở đây còn có 1 lời giải dùng cực và đối  cực khá độc đáo, lời giải đó như sau: Qua I kẻ đường thẳng vuông góc với IA, IB, IC cắt BC, CA, AB lần lượt tại  D’, E’, F’. C C Ta thấy rằng  ∠ AIB = 90o +   nên  ∠ D’IB =   =  ∠ D’CI, suy ra 2 tam  2 2 D' B D' I giác D’IB và D’CI đồng dạng, suy ra  =  hay D’I2 = D’B.D’C tức  D' I D' C là D’ thuộc trục đẳng phương của (O) và đường tròn điểm (I). Tương tự E’, F’ cũng thuộc trục đẳng phương đó nên D’, E’, F’ thẳng hàng và đường thẳng D’E’F’ vuông góc với OI. Bây giờ nếu ta gọi DM, EN, FP là các đường cao của tam giác DEF thì ta thấy D’I ⊥ DM và D’D tiếp xúc với (I) nên  DM là đường đối cực của D’ đối với (I). Tương tự EN, FP cũng là các đường đối cực của E’, F’ đối với (I). Từ đó suy ra đường thẳng D’E’F’ là đường đối cực của giao điểm của DM, EN, FP tức trực tâm H của tam giác DEF.   Suy ra D’E’F’  ⊥ IH. Kết hợp các điều trên lại thì ta có I, O, H thẳng hàng, tức đpcm. Có thể thấy lời giải trên là dựa vào việc dựng đường đối cực của trực tâm H của tam giác DEF. Đề bài nói về đường  thẳng Ơle, tức còn 1 điểm quan trọng nữa là trọng tâm tam giác DEF. Bằng cách tương tự ta sẽ dựng đường đối cực  của trọng tâm này để tìm thêm những tính chất mới. Gọi X, Y, Z là trung điểm các cạnh EF, FD, DE. Dễ thấy rằng đường đối cực của X, Y, Z lần lượt là các phân giác   ngoài góc A, B, C. Đường đối cực của D, E, F lần lượt là BC, CA, AB cho nên cực của DX,  EY, FZ sẽ là giao điểm của các phân giác ngoài với các cạnh đối diện, kí  hiệu lần lượt là M, N, P. Khi đó MNP là đường đối cực của trọng tâm G của tam giác DEF, suy ra  MNP ⊥ IG. Kết hợp với I, G, O thẳng hàng ta suy ra MNP ⊥ OI. Vậy ta có bài toán: Cho tam giác ABC, các phân giác ngoài các góc A, B, C cắt các cạnh đối diện lần lượt tại M, N, P. Chứng minh rằng  M, N, P thẳng hàng và đường thẳng MNP vuông góc với OI. Bây giờ nếu ta kéo dài các phân giác ngoài các góc A, B, C cho chúng cắt nhau tạo thành tam giác A’B’C’ (chính là  các tâm đường tròn bàng tiếp) thì dễ thấy rằng A’A, B’B, C’C là các đường cao của tam giác A’B’C’, tức I là trực tâm  7
  8. Một số bài toán dùng cực và đối cực neverstop _________________________________________________________________________________ của tam giác này. Điều đó có nghĩa là OI chính là đường thẳng Ơle của tam giác A’B’C’ vì O là tâm đường tròn Ơle  của nó. Ta phát biểu lại kết quả trên đối với tam giác A’B’C’ nhưng thay đổi tên các điểm, ta sẽ có bài toán sau: Cho tam giác ABC, các đường cao AA’, BB’, CC’. B’C’, C’A’, A’B’ lần lượt cắt BC, CA, AB tại M, N, P.  Chứng minh   rằng M, N, P thẳng hàng và đường thẳng MNP vuông góc với đường thẳng Ơle của tam giác ABC. Bài viết của tôi xin được kết thúc tại đây. Hy vọng rằng những bài toán này giúp các bạn phần nào trong việc sử dụng  cực và đối cực. Rất mong nhận được sự trao đổi của các bạn. Trong bài viết có sử dụng lời giải của bạn Circle và lovePearl_maytrang, các bài toán trên diễn đàn toán học và diễn  đàn mathnfriend, xin chân thành cảm ơn các bạn. Lời cảm ơn cuối cùng xin gửi tới MrMATH! 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Sáng kiến kinh nghiệm: Bài toán cực trị và một số vấn đề cần lưu ý trong điện xoay chiều

    pdf 17 p | 1665 | 974

  • Tuyển tập bài tập chuyên đề bất đẳng thức cực hay

    pdf 33 p | 1061 | 449

  • Tập 1 Toán 9 bài giảng thiết kế

    pdf 405 p | 1748 | 217

  • sáng tạo kinh nghiệm: “BÀI TOÁN CỰC TRỊ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG ĐIỆN XOAY CHIỀU”

    doc 18 p | 400 | 121

  • một số bài toán ứng dụng cực trị và cực đối

    pdf 13 p | 239 | 45

  • Một số bài tập ứng dụng đạo hàm môn toán 12 - Cực trị của hàm số

    pdf 2 p | 206 | 31

  • SKKN: "Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy một số bài trong chương virut và bệnh truyền nhiễm- sinh học 10"

    pdf 14 p | 264 | 28

  • Sáng kiến kinh nghiêm: Hướng dẫn học sinh thiết lập và vận dụng công thức tính nhanh bài tập Hóa học dạng kim loại phản ứng với dung dịch Axit

    doc 27 p | 124 | 17

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng cấp số nhân giải một số bài toán thực thực tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

    pdf 37 p | 34 | 12

  • PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC

    pdf 10 p | 208 | 9

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp nguồn tương đương để giải một số bài toán dòng điện không đổi

    doc 13 p | 65 | 6

  • Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp tiếp tuyến vào một số bài toán cực trị

    doc 20 p | 30 | 5

  • Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng biệt thức Đenta trong tam thức bậc hai để giải một số dạng toán

    pdf 20 p | 56 | 4

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hàm số để giải các bài bài toán cực trị bất đối xứng

    pdf 21 p | 26 | 4

  • SKKN: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về một số dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối

    doc 30 p | 51 | 3

  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh sử dụng các định luật hóa học để giải bài tập trong một số bài luyện tập phần hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông

    doc 58 p | 32 | 3

  • SKKN: Áp dụng phương pháp tiếp tuyến vào một số bài toán cực trị

    doc 20 p | 34 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Các Bài Toán Về Cực Và đối Cực