Một Vài Mã Wiki Căn Bản | LMVPT-Ikariam Việt Nam | Fandom

Mục lục

  • 1 Người mới tinh?
  • 2 Chi tiết hơn
  • 3 Định dạng
    • 3.1 Chữ đậm và chữ nghiêng
    • 3.2 Đề mục và đề mục con
    • 3.3 Gióng hàng
    • 3.4 Hoa thị
    • 3.5 Danh sách liệt kê
  • 4 Cách tạo liên kết
    • 4.1 Liên kết trong
    • 4.2 Liên kết liên wiki
  • 5 Phần liên kết ngoài
    • 5.1 Chuyển định hướng
  • 6 Các biến thể và biểu mẫu Wiki

Người mới tinh?[]

Nếu bạn có thể gõ bàn phím và kích chuột, bạn có thể sửa chữa hầu hết các trang trong Wikikariam.

  1. Tìm một trang để viết thêm vào. (Nếu muốn, bạn có thể luyện tập trước trong Khuông cát (Sandbox). Đó là chỗ dành cho việc “luyện tập”, hoặc lấy kinh nghiệm cho hầu hết mọi thứ và là chỗ để biết cách mà Wikikariam làm việc.)
  2. Kích vào lệnh "Sửa đổi".
  3. Một “khung soạn thảo” được mở ra - nhập văn bản mới của bạn hoặc sửa chữa (giống như chương trình xử lý từ như Msword, Lotus, hoặc WordPerfect)
  4. Kích vào nút "Lưu trang" - (tốt hơn, bạn có thể chọn nút "Xem thử" để kiểm tra lỗi!)
  5. Bây giờ bạn là Nhà xuất bản Web. Chào mừng người chung đội!

vdsfsafsdfsdfsdf sdfsdfsdf sdfsdfsdfsdfsdf

Chi tiết hơn[]

Giống như mọi trang wiki mã nguồn mở khác, bạn có thể sửa đổi một trang mở bất kỳ trong Wikia này. Các sửa đổi của bạn sẽ đươc nhìn thấy ngay tức thời. Chỉ cần kích vào liên kết "Sửa đổi'" nằm ở gần trên đầu mỗi trang.

Ghi tóm tắt sửa đổi của bạn trong khung "Tóm tắt" nằm giữa cửa sổ soạn thảo và các nút lệnh lưu và xem trước. vd: "sửa chính tả" hoặc "thêm nội dung vào xyz".

Dùng nút "Xem trước " để kiểm tra sửa đổi của bạn và định dạng cho đúng trước khi lưu trang. Nhớ Lưu trang cẩn thận trước khi thoát đi.

Nếu bạn đã đăng nhập, bạn có thể đánh dấu trừ cho một soạn thảo bằng cách đặt dấu kiểm và khung Đây là một soạn thảo âm cho người khác biết rằng có vài thứ không còn tồn tại.

Nếu muốn thử nghiệm soạn thảo, hãy mở một cửa sổ mới và đi đến Khuông cát (là nơi dành riêng để thử nghiệm soạn thảo), và khi đó hãy kích vào liên kết "Sửa đổi". Thêm bới nội dung rồi kích vào lệnh Lưu.

Định dạng[]

Hầu hết các định dạng văn bản được dùng bằng ký mã wiki, cho nên bạn không cần phải học ngôn ngữ HTML.

Chữ đậm và chữ nghiêng[]

Đậm và nghiêng được tạo bằng cách thêm vào các kiểu dấu nháy (') bao quanh một từ hoặc một câu:

  • ''nghiêng'' cho kết quả là chữ nghiêng . (2 dấu nháy mỗi bên)
  • '''đậm''' cho kết quả là chữ đậm. (3 dấu nháy mỗi bên)
  • '''''đậm nghiêng''''' cho kết quả là chữ đậm nghiêng . (2 + 3 = 5 dấu nháy mỗi bên)

Đề mục và đề mục con[]

Bài viết nên được cấu trúc theo dạng bắt đầu bằng một định nghĩa hay một đoạn văn giới thiệu ngắn và bao quát về đề tài. Tiếp theo là các ý phát triển theo từng đề mục. Cuối cùng là các nguồn tham khảo, liên kết ngoài, xem thêm, tạo thể loại và liên kết đến phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác.

Các đề mục được viết bằng mã wiki dưới dạng:

  • ==Tên đề mục== (2 dấu bằng)

Các tiểu đề mục được thêm các dấu "=" như

  • ===Tiểu đề mục=== (3 dấu bằng)
  • ====Mục con của tiểu đề mục==== (4 dấu bằng)
  • =====Mục cháu của tiểu đề mục===== (5 dấu bằng)

Khi số lượng tên đề mục hơn hoặc bằng ba, mục lục (TOC) sẽ được tạo tự động phía trên tên đề mục đầu tiên. Thử tạo đề mục tại Khuông cát và xem kết quả của TOC.

Gióng hàng[]

Nếu bạn muốn bắt đầu đoạn văn với các nội dung bị lùi vào bên phải, đừng viết khoảng trống vào đầu. Nếu viết khoảng trống vào đầu, đoạn văn sẽ bị hiển thị ra như đoạn mã. Thay vào đó, chúng ta dùng dấu hai chấm, ":", ở đầu.

Ví dụ:

Đây là đoạn văn luôn nằm sát lề trái. :Đây là đoạn văn bị thụt đầu dòng. ::Đây là đoạn văn bị thụt đầu dòng vào sâu hơn. ... ::::Đây là đoạn văn bị thụt đầu dòng vào sâu hơn nữa.

sẽ cho: Đây là đoạn văn luôn nằm sát lề trái.

Đây là đoạn văn bị thụt đầu dòng. Đây là đoạn văn bị thụt đầu dòng vào sâu hơn. ...Đây là Đây là đoạn văn bị thụt đầu dòng vào sâu hơn nữa.

Hoa thị[]

Dạng liệt kê này dùng ký tự (*) viết ở đầu dòng.

Có thể tạo ra liệt kê con trong liệt kê lớn bằng cách viết 2 hay nhiều dấu (*) tùy cấp độ.

Ví dụ:

*ý 1 *ý 2 **ý 2.1 **ý 2.2 *Vui không?

sẽ cho:

  • ý 1
  • ý 2
    • ý 2.1
    • ý 2.2
  • Vui không?

Danh sách liệt kê[]

Gióng hàng có thể kết hợp với liệt kê danh sách.

Ví dụ:

#ý 1 #:chú thích thêm #ý 2

sẽ cho:

  1. ý 1 chú thích thêm
  2. ý 2

Cách tạo liên kết[]

Liên kết không kèm theo văn bản (mã và kết quả xuất ra):

[http://www.ikariam.vn/] [1]

Liên kết chứa văn bản:

[http://www.ikariam.vn/ Trò chơi dàn trận Ikariam] Trò chơi dàn trận Ikariam

Nội dung theo sau khoảng trắng được xem là văn bản dùng cho liên kết. Liên kết wiki không thể được nhúng vào văn bản liên kết, thay vào đó chọn từ thích hợp để tạo liên kết.

"[http://www.ikariam.vn/ Thế giới Alpha] Trò chơi dàn trận [[Ikariam]]". "Thế giới Alpha Trò chơi dàn trận Ikariam".

Liên kết trong[]

Đôi khi ta muốn nối thẳng đến mục con trong bài viết bằng mã sử dụng dấu thăng #:

[[Khái niệm#mục]]

Ví dụ bài Hải dương học có mục "Phát triển", nếu muốn người đọc ấn vào liên kết sẽ tới ngay mục này, có thể viết:

[[Hải dương học#Phát triển]]

Sẽ hiện ra:

Hải dương học Phát triển

Cũng có thể dùng "pipe-trick" để hiển thị liên kết dưới tên khác. Ví dụ:

[[Hải dương học#Phát triển|Phát triển Hải dương học]]

Sẽ hiện ra:

Phát triển Hải dương học

Liên kết liên wiki[]

Các bài viết ở Wikipedia đều thường chứa các khái niệm có chứa đường liên kết đến bài viết khác. Mã wiki sử dụng để tạo liên kết đó là hai dấu ngoặc vuông:

[[khái niệm]]

Trong đó khái niệm là tên khái niệm và cũng là tên bài viết sẽ được liên kết tới.

Ví dụ mã sau:

[[kinh tế (Ikariam)]]

Cho ra

kinh tế (Ikariam)

Nếu liên kết hiện ra màu đỏ, nghĩa là trong Wikipedia tiếng Việt chưa có bài nào với tên như vậy. Nếu liên kết hiện ra màu xanh, nghĩa là đã có bài như vậy rồi.

Phần liên kết ngoài[]

Phần liên kết ngoài thường được đặt cuối bài viết. Header "Liên kết ngoài" được định dạng ở mức 2 (tức là ==Liên kết ngoài==), tiếp theo bởi danh sách hình đạn các liên kết. Bạn nên cung cấp cho người đọc tóm tắt nội dung website hoặc các thông tin trích dẫn có ý nghĩa.

==Liên kết ngoài== * [http://Ikariam/ Liên kết 1] * [http://WikIkariam/link Liên kết 2]

Chuyển định hướng[]

Trang đổi hướng là trang dẫn bạn đến trang có tên khác (có thể thông dụng hơn) nói về cùng một đề tài. Mã nguồn của trang đổi hướng không có nội dung nào ngoại trừ:

#redirect [[tên khác]]

với "tên khác" là tên của trang bạn sẽ được dẫn đến.

Các biến thể và biểu mẫu Wiki[]

Sử dụng {{SITENAME}} để xem Wikia hiện hành. Ví dụ, {{SITENAME}} trong mạng này sẽ in ra được LMVPT-Ikariam Việt Nam.

Đó là một vài tiêu bản thông dụng trong liên mạng MediaWiki.

Kiểm tra danh sách hiện hành của các tiêu bản trong Wikia này.

Bạn có thể tạo ra những tiêu bản là các trang đặc biệt có thể "nhúng" vào mã nguồn của các bài viết để làm các bài này có thiết kế và văn phong thống nhất. Chúng có tên bắt đầu bởi chữ "Tiêu bản:" (còn gọi là trong không gian tên Tiêu bản).

Ví dụ: Wikia:Trợ giúp:Tiêu bản soạn thảo Wiki.

Từ khóa » Cách Tóm Tắt Thông Tin Trên Wikipedia