Trợ Giúp:Tóm Lược Sửa đổi – Wikipedia Tiếng Việt

Wikipedia information pageBản mẫu:SHORTDESC:Wikipedia information page
Đây là một trang thông tin.Trang này không mang tính quy định hay hướng dẫn, mà chỉ dành để mô tả một số khía cạnh về quy phạm, thông lệ, kỹ thuật, hoặc thực tiễn của Wikipedia. Trang có thể phản ánh nhiều mức độ đồng thuận mang tính bất đồng với nhau.Viết tắt
  • WP:TLSD
Tóm tắt trang này: Khi chỉnh sửa bài viết, hãy nhớ tóm tắt những đóng góp của bạn.
Hướng dẫn Wikipedia
  • Danh sách hướng dẫn
  • Danh sách quy định
Ứng xử
  • Giữ thiện ý
  • Xung đột lợi ích
  • Quyền biến mất
  • Sửa đổi gây hại
  • Đừng cắn người mới đến
  • Đừng sửa đổi nhằm chứng minh quan điểm
  • Quy tắc ứng xử
  • Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống
  • Trang thành viên
  • Hướng dẫn ứng xử khác
Thảo luận
  • Hướng dẫn trang thảo luận
  • Chữ ký
Nội dung
  • Chú thích nguồn gốc
  • Liên kết ngoài
  • Nguồn đáng tin cậy
    • y học
  • Lý thuyết bên lề
  • Nội dung không tự do
  • Nội dung gây xúc phạm
  • Đừng chép nguyên văn
  • Không tung tin vịt
  • Nội dung vô nghĩa
  • Hướng dẫn nội dung khác
Biên tập
  • Độ lớn bài viết
  • Táo bạo
  • Tóm lược sửa đổi
  • Tính dễ hiểu
  • Hướng dẫn biên tập khác
Tổ chức thông tin
  • Thể loại, danh sách, và bản mẫu điều hướng
  • Thể loại
  • Định hướng
Văn phong
  • Cẩm nang biên soạn
    • nội dung
    • danh sách
    • bảng
Xóa
  • Quy trình xóa
  • Giữ nhanh
  • Hướng dẫn xóa cho bảo quản viên
Nội dung dự án
  • Trang dự án
    • WikiProjects
  • Bản mẫu
  • Trang thành viên
    • Userbox
  • Viết tắt
  • Trang con
Khác
  • Quy ước đặt tên
  • Độ nổi bật
  • x
  • t
  • s

Tóm lược sửa đổi là việc giải thích ngắn gọn việc sửa đổi tại Wikipedia. Khi bạn sửa một trang, bạn sẽ thấy một đoạn tiêu đề Tóm lược sửa đổi ngay bên dưới phần soạn thảo và nằm bên trên nút Lưu trang. Tóm lược sửa đổi này sẽ hiển thị trong phần lịch sử trang.

Chúng tôi khuyến khích điền vào ô tóm lược sửa đổi, điều này giúp các thành viên khác hiểu được ý mà bạn sửa đổi. Để tránh trường hợp để trống trong mục tóm lược sửa đổi, bạn hãy chọn "Nhắc tôi khi tôi quên tóm lược sửa đổi" trong phần Tùy chọn, mục Sửa đổi, nếu bạn đã mở tài khoản.

Hãy luôn viết tóm lược sửa đổi

Việc tóm lược cho mọi chỉnh sửa của bạn được xem là một thói quen tốt, đặc biệt trong những trường hợp như lùi sửa thay đổi của những biên tập viên khác hoặc xóa văn bản hiện có. Nếu không viết tóm lược, mọi người có thể đặt câu hỏi về mục đích khi thay đổi bài viết của bạn. Trong một số trường hợp, một ghi chú tóm lược có thể khá ngắn gọn (ví dụ: "ct") mà vẫn đầy đủ ý nghĩa. Quan trọng là bạn hãy trình bày lý do hoặc giải thích cho sửa đổi của mình.

Những ghi chú tóm lược sửa đổi chính xác sẽ giúp những biên tập viên khác quyết định xem họ có cần phải duyệt một thay đổi hay không và để hiểu hơn về thay đổi đó nếu họ chọn duyệt nó. Những chỉnh sửa không có tóm lược sửa đổi sẽ nhiều khả năng bị lùi sửa không chính xác, vì người duyệt có thể không rõ mục đích của chỉnh sửa là gì. Biên tập viên không nên lùi lại một sửa đổi tốt chỉ vì thiếu phần tóm lược; những biên tập viên thiện ý tốt có thể chỉ đơn giản là đã quên ghi chú tóm lược. (Nếu một tóm lược sửa đổi vi phạm quyền riêng tư hoặc các chính sách khác, hãy xem phần Khắc phục bên dưới.) Tuy nhiên, trên thực tế, khi một chỉnh sửa lớn (ví dụ như thêm hoặc xóa một lượng lớn văn bản bài viết hoặc viết lại đáng kể) không có tóm lược sửa đổi, một số biên tập viên không đủ thời gian để đánh giá, nên có thể xem thay đổi đó là không thiện ý và lùi lại thay đổi mà không đánh giá đầy đủ. Cung cấp tóm lược sửa đổi sẽ giúp tránh phải những sai sót đó.

Đối với những sửa đổi nhỏ (tức là những sửa đổi thông thường không gây tranh cãi như lỗi chính tả), có thể không cần phải ghi chú tóm lược sửa đổi. Tuy nhiên, một ghi chú ngắn gọn chẳng hạn như "sửa ct" (viết tắt của "sửa chính tả") sẽ rất hữu ích và giúp mọi thứ minh bạch.

Để tránh việc vô ý để trống phần tóm tắt chỉnh sửa, nếu bạn đã có tài khoản, bạn có thể chọn "Nhắc tôi khi tôi quên tóm lược sửa đổi (hoặc tóm lược lùi sửa mặc định)" trên tab Sửa đổi trong phần Tùy chọn của người dùng.

Cách viết tóm lược sửa đổi

  • Tổng kết. Hãy tóm tắt sự thay đổi, ngay cả khi chỉ cần viết ngắn gọn. Nên nhớ một tóm lược sửa đổi ngắn cũng tốt hơn là không có tóm lược nào cả.
  • Giải thích. Hãy đưa ra lý do cho sự thay đổi nếu bạn cho rằng những biên tập viên khác có thể không hiểu rõ lý do tại sao bạn thực hiện nó. Việc viện dẫn các chính sách hoặc nguyên tắc của Wikipedia mà bạn cảm thấy hợp lý sẽ giúp tạo sự liên quan giữa thay đổi và giải thích của bạn.
  • Viết tắt. Những chữ viết tắt nên được sử dụng cẩn thận. Chúng có thể gây nhầm lẫn cho những người mới tham gia đóng góp. Để biết giải thích về một số từ viết tắt thường được sử dụng, hãy xem phần chú giải tóm lược sửa đổi này.
  • Mở rộng thông tin quan trọng. Độc giả chỉ xem phần tóm tắt có thể không hiểu được toàn bộ vấn đề. Hãy tránh gây hiểu lầm: Nếu một sửa đổi cần quá nhiều thông tin giải thích và không thể ghi hết trong khung Tóm lược sửa đổi, hãy viết phần giải thích vào trang Thảo luận của bài viết để cung cấp thêm thông tin, đồng thời ghi thêm "xem Thảo luận" hoặc "xem trang Thảo luận" trong phần Tóm lược sửa đổi. Nếu bạn sao chép một văn bản trong chính Wikipedia, ít nhất bạn phải đặt đường dẫn liên kết đến trang nguồn trong phần tóm tắt sửa đổi.
  • Trang Thảo luận. Khi giải thích chi tiết trong trang Thảo luận, hãy ghi rõ ý chính của nhận xét của bạn trong phần Tóm lược sửa đổi; điều này cho phép người dùng kiểm tra những thay đổi gần đây, Lịch sử trang và Đóng góp của người dùng (xem bên dưới) hiệu quả hơn.

Những điều nên tránh khi viết tóm lược sửa đổi

  • Tránh gây hiểu lầm. Tức là trong phần Tóm lược sửa đổi, bạn chỉ đề cập đến một thay đổi nhưng không nhắc đến những thay đổi khác. Điều này có thể gây hiểu lầm cho những biên tập viên khác vốn cho rằng những thay đổi khác đó quan trọng hơn. Bạn có thể thêm ghi chú như "vân vân" hoặc "v.v." để bao gồm các thay đổi khác.
  • Tránh mơ hồ. Mặc dù thông tin tóm lược sửa đổi có thể ngắn gọn, nhưng vẫn cần phải cụ thể. Việc chỉ viết tóm tắt rằng "Đã thực hiện một số sửa đổi" thực ra tương đương với việc không viết tóm lược sửa đổi nào cả.
  • Tránh tóm lược quá dài. Tóm lược sửa đổi không phải để giải thích mọi chi tiết, để viết bài luận về "sự thật", hoặc để tranh luận tràng giang với các biên tập viên khác. Để tranh luận nội dung, bạn nên sử dụng trang Thảo luận.
  • Tránh việc tóm lược không phù hợp. Bạn nên giải thích các chỉnh sửa của mình, nhưng không nên chỉ trích hoặc quá gay gắt khi sửa đổi hoặc lùi lại những đóng góp của người khác. Điều này có thể bị coi là thiếu văn minh, dẫn đến gây bất mãn hoặc xung đột. Hãy giải thích những gì bạn đã thay đổi, kèm theo viện dẫn các chính sách, hướng dẫn hoặc nguyên tắc liên quan đến việc viết bài, nhưng không nhắm mục tiêu đến cá nhân người khác theo cách có thể xem là công kích cá nhân.
  • Tránh vi phạm văn minh. Theo chính sách Thái độ văn minh của Wikipedia, những quy định "Không được làm" khi viết tóm lược sửa đổi bao gồm: bình luận chế giễu, cạnh khóe, bình phẩm cá nhân về biên tập viên khác, và những cách viết gây hấn khác.

Sử dụng tóm lược sửa đổi trong giải quyết tranh chấp

Việc sử dụng hợp lý những ghi chú tóm tắt sửa đổi rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về nội dung. Tóm lược sửa đổi nên tóm tắt chính xác và ngắn gọn bản chất của nội dung được sửa đổi, đặc biệt nếu nó có thể gây tranh cãi. Nếu chỉnh sửa này liên quan đến việc lùi lại các thay đổi trước đó, thì nó phải được đánh dấu là lùi sửa (hoặc viết tắt "rv"[a]) trong tóm lược sửa đổi.

Tránh sử dụng tóm lược sửa đổi để tiếp tục tranh luận về nội dung hoặc để bày tỏ ý kiến của những người dùng khác có liên quan. Điều này tạo ra một bầu không khí căng thẳng, khi mà cách duy nhất để tiếp tục thảo luận là việc lùi sửa các biên tập viên khác! Nếu bạn nhận thấy điều này đang xảy ra, hãy bắt đầu một đề mục mới trên trang Thảo luận và trình bày ý kiến của bạn ở đó. Điều này ngăn chặn các cuộc thảo luận và tranh luận tiếp diễn trên chính bài viết.

Khắc phục

Sau khi bấm nút "Đăng thay đổi", bạn sẽ không thể thay đổi tóm lược sửa đổi, vì vậy hãy cẩn thận với nó, đặc biệt nếu bạn đang tranh chấp nội dung gay gắt – đừng viết những điều bạn sẽ hối tiếc sau này.

Nếu bạn thiếu sót hoặc gây ra lỗi quan trọng trong phần tóm lược sửa đổi, bạn có thể sửa lỗi này bằng cách thực hiện một thay đổi "giả" (tức là một thay đổi không hiển thị ra) và bổ sung thông tin vào phần tóm lược sửa đổi của thay đổi "giả".

Trong trường hợp phần tóm lược sửa đổi có chứa những nội dung gây hại (như tục tĩu), bạn có thể yêu cầu xóa phần tóm lược này. Chúng có thể bị xóa khỏi chế độ xem công khai bởi những bảo quản viên bằng cách xóa sửa đổi; những tóm lược sửa đổi như vậy vẫn hiển thị cho nhóm bảo quản viên.

Những tính chất và chức năng của tóm lược sửa đổi

  • Giới hạn trong 500 ký tự. Hộp tóm lược sửa đổi có thể chứa một dòng khoảng 500 ký tự. Nếu bạn cố gắng nhập nhiều hơn, chỉ 500 đầu tiên sẽ được hiển thị – phần còn lại sẽ bị loại bỏ. Ví dụ: cố gắng thêm 10 ký tự mới (ở cuối hoặc ở giữa) vào phần tóm lược đã chứa 495 ký tự có thể dẫn đến việc chèn 5 ký tự mới đầu tiên và 5 ký tự cuối cùng bị mất.
  • Hiển thị bản xem trước. Nút "Xem trước" cũng cho phép xem trước cách trình bày của tóm lược sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra các liên kết.
  • Không thể thay đổi sau khi lưu. Sau khi xuất bản trang (bấm nút "Đăng thay đổi"), bạn không thể thay đổi nội dung tóm lược sửa đổi.
  • Không xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm. Chức năng tìm kiếm tích hợp trong Wikipedia không thể tìm kiếm các nội dung tóm lược sửa đổi và chúng không được chỉ mục đến bởi các công cụ tìm kiếm bên ngoài.
  • Wikilink luôn được hiển thị; những mã wikitext khác thì không. Các bản tóm tắt chỉnh sửa hiển thị các liên kết nội bộ, bao gồm các piped link và liên kết giữa các ngôn ngữ, ngay cả khi được đặt trong các thẻ <nowiki>...</nowiki>. Do đó, sao chép wikitext trong hộp tóm lược sửa đổi được khuyến khích sử dụng hơn việc sao chép văn bản từ bản xem trước, ngoại trừ khi người ta muốn tiết kiệm dung lượng. Mã wikitext khác không được thể hiện. Mặc dù các URL không tạo ra các liên kết có thể nhấp, một wikilink với cú pháp Đặc biệt:Khác/ có thể tạo ra những liên kết đến phiên bản khác biệt và Đặc biệt:Liên kết thường trực/ có thể tạo liên kết thường trực. Việc ký tên bằng 4 dấu ngã ~~~~ không có hiệu lực, vì vậy không ký tên vào tóm lược sửa đổi.
  • Nhắc đến người dùng khác. Bạn có thể nhắc đến tên (hoặc ping) một người dùng trong bản tóm tắt sửa đổi của mình. Để đề cập đến người dùng mang tên "Ví dụ", bạn cần nhập: [[u:Ví dụ]] vào bất kỳ đâu trong phần tóm lược sửa đổi.

Những trang thể hiện tóm lược sửa đổi

Phần tóm lược sửa đổi được thể hiện in nghiêng, màu đen, trong những không gian/trang sau:

  • Lịch sử trang – liệt kê những thay đổi ở trang mà bạn chỉnh sửa.
  • Đóng góp người dùng – liệt kê tất cả những đóng góp của bạn.
  • Danh sách theo dõi – liệt kê những thay đổi gần đây ở những trang bạn đang the dõi (chỉ áp dụng với người dùng đã đăng nhập).
  • Trang Khác biệt – thể hiện sự khác biệt giữa những lần biên tập.
  • Liên kết thường trực – thể hiện phiên bản cũ của một trang.
  • Thay đổi gần đây – danh sách toàn bộ những thay đổi gần đây của toàn bộ người dùng.
  • Kênh IRC.
  • Thay đổi liên quan – liệt kê thay đổi ở những trang liên quan đến bài viết mà bạn sửa đổi.
  • Trang mới – thể hiện tóm lược sửa đổi những bài viết.

Ghi chú dành cho người dùng có kinh nghiệm

Bản mẫu cảnh báo

Để cảnh báo người dùng nào đó xóa nội dung mà không cung cấp tóm lược sửa đổi, bạn có thể dùng một trong những bản mẫu sau đây:

  • {{Cb-xóa1}} (giả định là người dùng có thiện ý).
  • {{Cb-xóa2}} (nếu người dùng không có thiện ý).
  • {{Cb-editsummary}} – dùng để thông báo cho những người dùng chưa viết tóm lược sửa đổi cho các loại thay đổi khác.

Bản mẫu userbox

Nếu bạn là người dùng đã đăng ký tài khoản và muốn thể hiện cam kết luôn viết tóm lược sửa đổi, nhằm nhắc nhở hoặc khuyến khích những người khác về tầm quan trọng của việc làm này, bạn có thể sử dụng userbox sau đây:

Kết quả Người dùng
{{Bản mẫu:Thành viên dùng tóm lược sửa đổi}}
Thành viên này thường tóm lược sửa đổi sau khi chỉnh sửa nội dung và nghĩ rằng bạn cũng nên như vậy.
Xem trang nhúng

Chú thích

  1. ^ Theo revert trong tiếng Anh.

Từ khóa » Cách Tóm Tắt Thông Tin Trên Wikipedia