Mùa Cất Vó Trên Sông - PLO
Có thể bạn quan tâm
Người đánh bắt không trực tiếp lội xuống sông như giăng lưới, thả câu, đổ nò, đặt đuôi chuột… như ta từng biết. Họ chỉ cần ở trên bờ, dựng một cái chòi nhỏ trước nhà, tìm một ít cây thật chắc như cây tre gai lâu năm để làm cần vó, mua lưới chài về căng dây đan, kéo căng thành vó. Một cái tiện nữa là khi gọng cá, người ta dùng cái giỏ để ngay dưới sông ngay chỗ cái vó và cất vó đánh bắt cả đêm lẫn ngày.
Điều đặc biệt là nước càng đục, càng cao thì cất vó càng nhiều cá. Nước đục, cá không thấy lưới. Nước cao, cá mát mình mẩy thì chạy nhiều rồi lọt vào vó. Sau một khoảng thời gian cố định thả vó rồi lại kéo vó lên, người cất vó buông một đầu vó - nơi buộc các cần vó - rồi thả lưới vó chìm sâu vào nước.
Có nơi cất vó có mồi dụ cá, tép vào lưới. Mồi được làm bằng hai thứ rất dễ tìm là cám đem rang cho thơm rồi trộn với đất dẻo vo thành cục nhỏ và liệng vào vó. Mùi cám thơm, cá tép vào vó ăn là lúc ta cất vó lên bắt chúng. Có mùa trúng vó, cá tôm nhiều vô số kể. Cá lớn bắt ăn, cá nhỏ thả nuôi, đem bán tùy từng gia đình.
Cất vó. Ảnh: ST
Cất vó bắt cá là một hình thức đánh bắt giúp người dân quê tôi tiết kiệm được khoản chợ búa. Lại khi sẵn cá tép nhiều, chủ vó mang ra chợ bán đổi các thức khác về dùng. Có khi đi ghe xuồng đến vó, chủ ghe sẵn tiện thấy cá tép thì mua luôn về làm cơm chiều. Hay những khi gặp mùa cá về nhiều thì sẵn đó, chủ vó kêu bà con xóm giềng bắt ít con về ăn lấy thảo.
Cất vó có làm cản trở việc đi lại trên sông? Xin thưa rằng có nhưng rất ít. Sông nhỏ, việc đi lại chủ yếu bằng chèo, chống ghe xuồng… Nếu đến chỗ cất vó, người ta gọi chủ nhà ra cất vó lên rồi lẹ làng đi qua. Vào ban đêm, để đảm bảo an toàn, người chủ vó để cái đèn trứng vịt hay đèn chống bão ngay cái chòi, ai đi ghe xuồng tới cũng biết là nơi cất vó nên đi chậm lại. Tuy có chút bất tiện nhưng hết thảy người dân mình đều thuộc làu “quy luật” này. Bởi gần như nhà nào cũng có vó, cũng đi lại bằng ghe xuồng nên cũng thông cảm cho người chủ vó trong lúc “làm ăn” có cản trở đôi chút việc đi lại trên sông.
Cái vó là tâm hồn dân quê ta, chứng minh sự sáng tạo ra các cách đánh bắt ở mọi điều kiện, địa hình. Từ cái vó đồng quê, ta ngẫm ra văn hóa của vùng sông nước Cửu Long. “Sống chung với lũ” chẳng phải là câu nói rất quen của cư dân vùng châu thổ này hay sao? Lũ cho ta nguồn lợi thủy sản - con tôm, con cá. Chính cái vó là một “phát minh” của trí tuệ dân gian để chứng minh con người “sống chung với lũ” một cách hữu hiệu và an toàn.
Có thể từ trong sâu thẳm tâm hồn, cất vó đã gợi lại cho ai đó về một miền ký ức xa xăm, gợi nhớ về một miền quê có người mẹ già tóc bạc cất vó nuôi con khôn lớn. Cái vó thể hiện tâm hồn và tâm tính của con người vùng đất lắm sông, nhiều rạch:
“Còn đây cái vó bên sông, Dẫu có theo chồng em vẫn nhớ quê”.
THÀNH ĐẠT
(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 160)
Từ khóa » Cái Vó Là Gì
-
Vó - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Vó - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "vó" - Là Gì?
-
Vó Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Tìm Hiểu Vó Bè Là Gì? « Bạn Có Biết? - Bancobiet
-
Cất Vó Trên Sông Mùa Nước đục
-
Tìm Hiểu Vó Bè Là Gì ? « Bạn Có Biết? Cất Vó Trên Sông Mùa ...
-
Vó Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nghề Cất Vó - Nét Văn Hóa độc đáo ở Miền Sông Nước
-
Từ Vó Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Cái Vó Quê - Báo Bạc Liêu
-
Nghĩa Của Từ Vó Bằng Tiếng Anh
-
Ngư Cụ Truyền Thống Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt