Ngăn Ngừa Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Sau Sinh
Có thể bạn quan tâm
Liên Cầu Khuẩn Nhóm B là gì?
Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (Group B Streptococcus, GBS) là một loại vi khuẩn thường sống trong ruột, đường tiết niệu và sinh sản của nam và nữ giới. Có thể phát hiện loại vi khuẩn này trong âm đạo hoặc trực tràng ở 10-30% phụ nữ mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai nhiễm GBS đều không có triệu chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe. Một ít người có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu do GBS gây ra. Đây không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nếu nhiễm GBS sẽ ảnh hưởng đến con như thế nào?
Ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng nhất do nhiễm GBS là phụ nữ nhiễm GBS vào cuối thai kỳ có thể truyền sang cho con. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm khởi phát sớm nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, với tỷ lệ nhiễm và tử vong cao (5-10%). Ở Hồng Kông, tỷ lệ nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh là khoảng 1,0 trên 1.000 ca sinh. Trẻ có thể nhiễm GBS khởi phát sớm hoặc muộn.
Đối với trường hợp nhiễm GBS khởi phát sớm, các dấu hiệu và triệu chứng thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi sinh, bao gồm:
- Các vấn đề về hít thở, tim và huyết áp không ổn định
- Các vấn đề về dạ dày-ruột và thận
- Thường gặp nhất là nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não
Đối với trường hợp nhiễm GBS khởi phát muộn, các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra trong vòng một tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Viêm màng não là triệu chứng thường gặp nhất. Tuy nhiên, GBS khởi phát muộn ít gặp hơn khởi phát sớm.
Làm thế nào để tôi biết mình nhiễm GBS?
Phòng khám tiền sản của Cơ Quan Quản Lý Bệnh Viện (HA) và Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em thuộc Bộ Y Tế sẽ tiến hành khám sàng lọc GBS cho tất cả phụ nữ mang thai và đủ điều kiện. Việc khám sàng lọc này được thực hiện trong thời gian từ 35 tuần đến 37 tuần của thai kỳ. Để tiến hành xét nghiệm sẽ dùng tăm bông lấy mẫu ở cả âm đạo và trực tràng. Đây là thủ thuật nhanh chóng và không gây đau đớn. Sau đó, mẫu được đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích mẻ cấy xem có sự hiện diện của GBS hay không. Một người có thể có kết quả xét nghiệm dương tính tại một số thời điểm cụ thể và âm tính tại những thời điểm khác vì vi khuẩn có thể lúc ẩn lúc hiện trong cơ thể. Do đó, tốt hơn là nên tiến hành xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 35 đến 37 tuần, là thời gian gần lúc sinh nhất.
Phụ nữ mang thai không đủ điều kiện có thể tiến hành sàng lọc ở phòng khám của HA (mất thêm phí), tại phòng khám/bệnh viện tư hoặc tại Trung Quốc Đại Lục.
Nếu tôi xét nghiệm dương tính với GBS thì sao? Làm thế nào để bảo vệ con tôi không bị nhiễm?
Không phải bé nào có mẹ xét nghiệm dương tính với GBS cũng sẽ bị nhiễm khi sinh ra. Trong số 100 đến 200 bé có mẹ nhiễm GBS, chỉ có khoảng một trẻ sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh.
Nếu quý vị xét nghiệm dương tính với GBS, chúng tôi khuyên quý vị nên tiêm kháng thể vào tĩnh mạch trong khi sinh, cách này có thể giảm đáng kể khả năng con quý vị bị nhiễm bệnh.
Đối với người nhiễm GBS, tiêm kháng thể trước khi bắt đầu trở dạ không phải là một cách hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn. Vì chúng vốn sống trong ruột nên có thể xuất hiện trở lại sau khi điều trị bằng kháng sinh. Cách hiệu quả nhất để ngăn bé không bị nhiễm là tiêm kháng sinh trong khi trở dạ.
Có nên khám sàng lọc GBS cho mọi phụ nữ mang thai không?
Trong một số trường hợp cụ thể, bé sẽ có nguy cơ nhiễm cao hơn, bao gồm:
- Bé trước đó đã bị ảnh hưởng do nhiễm GBS
- Người mẹ bị viêm đường tiết niệu do GBS trong khi mang thai
- Nhiễm GBS trước khi đủ 35 tuần
Trong những trường hợp đó, chúng tôi khuyên nên tiêm kháng sinh trong khi trở dạ và không cần khám sàng lọc.
Có bất kỳ điều kiện nào khác khiến tôi cần tiêm kháng sinh để ngăn con không bị nhiễm GBS không?
Nếu chưa xác định tình trạng GBS của quý vị và trong bất kỳ trường hợp nào sau đây, chúng tôi khuyên quý vị nên tiêm kháng sinh trong khi trở dạ. Các trường hợp này bao gồm:
- Thai kỳ chưa được 37 tuần
- Người mẹ bị sốt từ 38°C trở lên
- Vỡ ối hơn 18 giờ
Tiêm kháng sinh có gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với tôi không?
Chúng tôi sẽ đối chiếu với lịch sử dị ứng của quý vị trước khi tiêm cho quý vị kháng sinh phù hợp. Quý vị nên thông báo nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như phát ban da, sưng hoặc khó thở. Khả năng xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng dẫn đến tình huống đe dọa tính mạng là rất thấp.
Nếu tiêm kháng sinh trong khi trở dạ, tôi có thể ngăn chặn hoàn toàn để con tôi không bị nhiễm bệnh không?
Mặc dù điều trị bằng kháng sinh trong khi trở dạ giúp ngăn ngừa nhiễm GBS khởi phát sớm nhưng không chắc chắn 100% và không phải lúc nào cũng ngăn ngừa được nhiễm GBS khởi phát muộn. Bé vẫn có thể nhiễm GBS từ những người bé tiếp xúc hoặc thông qua các phương thức khác.
Con tôi có cần điều trị sau khi sinh không nếu tôi nhiễm GBS?
Các bác sĩ nhi khoa sẽ chăm sóc con quý vị sau khi bé chào đời. Liệu bé có cần điều trị kháng sinh hay không phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Bé có bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào không?
- Bé có sinh đủ ngày không?
- Quý vị đã tiêm bao nhiêu kháng sinh trước khi sinh bé?
Bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định trong từng trường hợp căn cứ theo kết quả nghiên cứu hoặc điều trị mà bé cần.
(Tờ thông tin này do Bộ Y Tế và Cơ Quan Quản Lý Bệnh Viện tổng hợp)
Từ khóa » Khuẩn Liên Cầu B
-
Liên Cầu Nhóm B Trong Thai Kỳ Là Gì? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) đối Với Trẻ Sơ Sinh
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) ở Thai Phụ
-
NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU NHÓM B Ở PHỤ NỮ MANG THAI
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Phụ Nữ Mang Thai Là Nguyên Nhân ...
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Nhóm B đối Với Thai Kỳ Và Trẻ Sơ Sinh
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Thận Trọng Với Bệnh Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Trẻ Sơ Sinh - Khám ...
-
Xét Nghiệm Chẩn đoán Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Thai Phụ
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Liên Cầu Nhóm B - YouMed
-
Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Và Các Dấu Hiệu Bị Nhiễm ở Trẻ Sơ Sinh
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Tới Trẻ Sơ Sinh