NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU NHÓM B Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Có thể bạn quan tâm
- Tin Tức & Sự Kiện
- Sức khỏe và đời sống
- NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU NHÓM B Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Việc xét nghiệm thường quy liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai ở tuần thứ 35 đến 37 thai kỳ là cần thiết, nhằm có biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho bé sơ sinh. Những bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B cần được sử dụng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ, đồng thời các bé sinh ra từ các bà mẹ này phải được theo dõi sát sao, để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có nhiễm trùng xảy ra.
NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU NHÓM B Ở PHỤ NỮ MANG THAI. Liên cầu khuẩn nhóm B là gì? Liên cầu khuẩn nhóm B là một trong nhiều loại vi khuẩn sinh sống trong cơ thể và thường không gây bệnh nghiêm trọng. Vi khuẩn này thường gặp trong đường tiêu hoá, đường tiết niệu và đường sinh dục ở nam và nữ. Ở phụ nữ vi khuẩn có thể sinh sống trong tử cung và trực tràng. Liên cầu khuẩn nhóm B không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Liên cầu khuẩn nhóm B khác với liên cầu khuẩn nhóm A – là loại thường gây bệnh viêm nhiễm ở họng. Hình Liên cầu khuẩn nhóm B (ảnh sưu tầm) Khái niệm người mang khóm vi khuẩn? Người mang khóm vi khuẩn là người có mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Số lượng vi khuẩn có trong người có thể thay đổi theo thời gian. Một người từng mang khóm vi khuẩn với số lượng lớn thì vẫn mang một lượng nhỏ vi khuẩn sau hàng tháng hoặc hàng năm, thậm chí có thời điểm lượng vi khuẩn có thể giảm đến mức không phát hiện ra được. Tại sao phụ nữ mang thai phải chú ý đến liên cầu khuẩn nhóm B? Phần lớn phụ nữ mang khóm liên cầu khuẩn nhóm B không biểu hiện triệu chứng bên ngoài hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số nhỏ có thể bị viêm đường tiết niệu hoặc viêm tử cung . Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất của phụ nữ mang vi khuẩn là vào thời kỳ cuối của thai kỳ có thể sẽ truyền vi khuẩn sang cho con. Các xét nghiệm thường quy khi mang thai Phân loại nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh Có hai loại nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn. Cả hai loại đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nào là nhiễm giai đoạn sớm? Nhiễm giai đoạn sớm xảy ra vào tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn khi di chuyển qua âm đạo của người mẹ mang khóm vi khuẩn. Chỉ có một số nhỏ trẻ bị nhiễm khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tuy nhiên một số yếu tố, ví dụ như sinh non , có thể làm tăng khả năng bị nhiễm. Bệnh phổ biến do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B giai đoạn sớm gây ra là viêm phổi, nhiễm trùng huyết, và viêm màng não, viêm da mủ... Thế nào là nhiễm giai đoạn muộn? Nhiễm giai đoạn muộn xảy ra sau 6 ngày tuổi. Loại viêm nhiễm này xảy ra do mẹ truyền cho con trong quá trình sinh, hoặc do tiếp xúc với người mang khóm vi khuẩn. Viêm nhiễm giai đoạn muộn có thể dẫn đến viêm màng não và các bệnh khác, ví dụ như viêm phổi. Hình ảnh em bé chui qua âm đạo của mẹ trong quá trình sinh (ảnh sưu tầm) Có thể phòng tránh viêm nhiễm này ở trẻ sơ sinh không? Việc sử dụng xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B trong giai đoạn cuối của thai kỳ và điều trị trong quá trình sinh có thể giúp phòng tránh viêm nhiễm giai đoạn sớm. Tuy nhiên nó không thể giúp phòng tránh viêm nhiễm giai đoạn muộn. Cần biết cách nhận biết dấu hiệu và triệu chứng viêm nhiễm giai đoạn muộn: -Trẻ hoạt động chậm hoặc không hoạt động -Trẻ quấy khóc -Trẻ bú sữa kém -Trẻ bị nôn -Trẻ bị sốt cao Nếu trẻ bị một trong những triệu chứng trên thì cần liên hệ với bác sĩ ngay. Khi nào thì phụ nữ mang thai làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B? Để phòng chống viêm nhiễm giai đoạn sớm, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, giữa tuần thứ 35 và 37. Khi tiến hành xét nghiệm, lấy mẫu thử từ tử cung và trực tràng bằng cách quét tăm bông. Quá trình này nhanh và không hề gây đau đớn. Sau đó mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Phải làm gì khi kết quả xét nghiệm dương tính? Nếu xét nghiệm dương tính, cho thấy người mẹ mang liên cầu khuẩn nhóm B, thì thông thường người mẹ sẽ phải dùng kháng sinh trong quá trình sinh để ngăn ngừa việc truyền vi khuẩn sang cho con. Kháng sinh giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có thể làm hại trẻ trong quá trình sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng nếu dùng trong quá trình sinh. Nếu dùng kháng sinh sớm vi khuẩn có thể sinh sôi trở lại và xuất hiện trong quá trình sinh. Penicillin là thuốc kháng sinh thường được dùng để phòng chống viêm nhiễm giai đoạn sớm ở trẻ sơ sinh. Phải làm gì nếu người mẹ bị dị ứng penicillin? Nếu người mẹ bị dị ứng penicillin, phải thông báo cho bác sĩ trước khi làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Phụ nữ bị dị ứng nhẹ có thể dùng một loại thuốc kháng sinh khác là cefazolin. Trong trường hợp bị dị ứng nặng, như khi bị phát ban hay sốc phản vệ , cần xét nghiệm xem loại vi khuẩn nào có trong mẫu để quyết định dùng thuốc kháng sinh cho phù hợp. Phải làm gì nếu người mẹ đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B? Nếu người mẹ đã từng có con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, hoặc nếu trong thời kỳ mang thai phát hiện nước tiểu có liên cầu khuẩn nhóm B thì khả năng truyền vi khuẩn cho đứa con sắp tới trong quá trình sinh đẻ là rất cao. Người mẹ sẽ phải nhận điều trị trong quá trình sinh để bảo vệ đứa con sắp tới. Đối với trường hợp này thì người mẹ không cần làm xét nghiệm giữa tuần thứ 35 và 37 của thai kỳ. Phải làm gì nếu người mẹ được chỉ định sinh mổ? Nếu người mẹ được chỉ định sinh mổ thì không cần dùng thuốc kháng sinh cho liên cầu khuẩn nhóm B trong quá trình sinh nếu các cơn đau đẻ chưa tới hoặc nếu túi nước ối chưa vỡ. Tuy nhiên vẫn nên làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B vì cơn đau đẻ có thể xuất hiện trước thời gian chỉ định mổ. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì cần theo dõi xem trẻ có bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B không trong thời gian đầu sau khi sinh. Tóm lại: Việc xét nghiệm thường quy liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai ở tuần thứ 35 đến 37 thai kỳ là cần thiết, nhằm có biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho bé sơ sinh. Những bà mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B cần được sử dụng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ, đồng thời các bé sinh ra từ các bà mẹ này phải được theo dõi sát sao, để phát hiện và điều trị kịp thời nếu có nhiễm trùng xảy ra. Tags sức khỏe và đời sống suc khoe va doi song NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU NHÓM B Ở PHỤ NỮ MANG THAI nhiem khuan lien cau nhom b o phu nu mang thaiBài viết khác
- XÉT NGHIỆM TRONG CHỈ ĐIỂM UNG THƯ VÚ
- U XƠ - CƠ TỬ CUNG
- LỢI ÍCH CỦA CẮT RỐN CHẬM VÀ DA KỀ DA
- Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
- Phụ nữ mang thai có sử dụng nước muối natri clorid 0.9% được không ?
- KHÁM THAI: CÁC XÉT NGHIỆM THỰC HIỆN THƯỜNG QUI
- HẠ KALI MÁU: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
- MÃN KINH SỚM
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
- GIẢM ĐAU VÀ CHĂM SÓC SAU SINH MỔ
- Phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?
- TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ, RƯỢU VÀ MA TÚY LÊN THAI.
- Biểu đồ tăng trưởng
- Xác nhận cho thai phụ di chuyển bằng đường hàng không
- Tính tuổi thai
- Quy trình khám và chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nữ
- Quy trình khám và chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh nam
- Sự khác nhau giữa Văcxin Pentaxim và Quinvaxem
- Các bước cần làm trong lần khám đầu tiên của một cặp vợ chồng hiếm muộn vô sinh
- Lịch tiêm vaccine quivaxem-pentaxim-infanrix hexa
- Ban Giám Đốc
- Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức - Tài vụ
- Phòng Hành chính quản trị
- Phòng Điều Dưỡng
- Khoa Dinh dưỡng
- Khoa Chẩn đoán
- Khoa Nhi
- Khoa Hiếm muộn vô sinh
- Khoa Phụ - KHHGĐ
- Khoa Sanh
- Khoa Hậu sản - Hậu phẫu
- Khoa Cấp cứu - Phẫu thuật
- Khoa Dược
- Khoa Phòng Chống Nhiễm Khuẩn
- Khoa Xét Nghiệm
- Trang chủ
- Lịch tiêm ngừa
- KHOA HIẾM MUỘN - VÔ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
- Hỏi & Đáp
- Bảng giá viện phí
- Giới thiệu
- Lịch làm việc
- Dịch Vụ
- Ban Giám Đốc
- Đào tạo
- Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
- Tin Tức & Sự Kiện
- Dành cho khách hàng
- Đăng ký khám bệnh
- Liên hệ
Từ khóa » Khuẩn Liên Cầu B
-
Liên Cầu Nhóm B Trong Thai Kỳ Là Gì? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) đối Với Trẻ Sơ Sinh
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) ở Thai Phụ
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Phụ Nữ Mang Thai Là Nguyên Nhân ...
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Nhóm B đối Với Thai Kỳ Và Trẻ Sơ Sinh
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Thận Trọng Với Bệnh Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Trẻ Sơ Sinh - Khám ...
-
Xét Nghiệm Chẩn đoán Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Thai Phụ
-
Ngăn Ngừa Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Sau Sinh
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Liên Cầu Nhóm B - YouMed
-
Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Và Các Dấu Hiệu Bị Nhiễm ở Trẻ Sơ Sinh
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Tới Trẻ Sơ Sinh