Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) ở Phụ Nữ Mang Thai
Có thể bạn quan tâm
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
Phòng Công tác xã hội
Liên cầu khuẩn nhóm B là gì?
Hình minh họa - nguồn internet |
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường được tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của người phụ nữ (20-40%). GBS không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Hầu hết phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. GBS không gây nguy hiểm cho bạn, tuy nhiên nó làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non.
Trẻ sơ sinh của bà mẹ nhiễm GBS sẽ tiếp xúc với GBS trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh. Phần lớn những trẻ này sẽ không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nhiễm GBS, con bạn sẽ có một tỉ lệ nhỏ bị nhiễm GBS, đôi khi dẫn đến nhiễm trùng sơ sinh nặng, thậm chí tử vong. Điều trị kháng sinh dự phòng trong giai đoạn chuyển dạ sẽ giúp giảm tỉ lệ lây nhiễm GBS từ mẹ sang con.
Tại sao xét nghiệm GBS trước sinh là cần thiết?
GBS được xem là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sơ sinh như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Mẹ nhiễm GBS có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Do đó, biết được tình trạng sản phụ có nhiễm GBS trước sinh hay không giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị nhằm làm giảm tỉ lệ lây nhiễm, đồng thời tăng cường theo dõi trẻ sau sinh để phát hiện sớm nhiễm trùng sơ sinh và điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh nhiễm GBS được phân thành hai nhóm: khởi phát sớm 7 ngày đầu sau sinh và khởi phát muộn từ 7 ngày đến 90 ngày tuổi. Mặc dù nhiễm trùng GBS có thể khiến em bé của bạn không khỏe, nhưng nếu được điều trị kịp thời, hầu hết các em bé sẽ hồi phục hoàn toàn. Mặc dù vậy, trong số những trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS khởi phát sớm, vẫn có một tỉ lệ nhỏ (5,2-7,4%) sẽ tử vong hoặc mắc phải các di chứng lâu dài.
Xét nghiệm GBS được thực hiện như thế nào?
Thai phụ sẽ được đề nghị xét nghiệm GBS ở thời điểm thai 35 tuần đến 37 tuần 6 ngày (đối với đơn thai), 32-34 tuần (đối với đa thai) hoặc khi thai kỳ có dấu hiệu sinh non hoặc vỡ ối non và sau khi có được sự đồng thuận của thai phụ.
Mẫu xét nghiệm được lấy ở cùng đồ bên âm đạo và trực tràng bằng 1 que tăm bông nhỏ. Kết quả thường sẽ có sau khi lấy mẫu 1 tuần, trường hợp sinh non hoặc vỡ ối non sẽ có kết quả sớm hơn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh:
- Xét nghiệm GBS trước sinh dương tính
- Trẻ sinh non hoặc vỡ ối non trước 37 tuần
- Tiền căn có con bị nhiễm GBS ở lần sinh trước
- Mẹ bầu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sốt trong quá trình chuyển dạ
- Vỡ ối lâu trên 24h trước sinh.
Các biện pháp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm GBS cho trẻ sơ sinh:
- Điều trị kháng sinh cho những sản phụ bị nhiễm trùng tiểu do GBS.
- Yêu cầu kháng sinh dự phòng trong quá trình chuyển dạ cho những trường hợp sau:
- Có xét nghiệm GBS trước sinh dương tính
- Khi không có thông tin về tình trạng nhiễm BGS của sản phụ nhưng có vỡ ối hoặc chuyển dạ xảy ra trước 37 tuần thai kỳ hoặc tiền căn có con bị nhiễm trùng sơ sinh do GBS ở lần sinh trước.
Penicillin là kháng sinh thường được sử dụng nhất để phòng ngừa nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh. Điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt khi bạn bắt đầu có chuyển dạ hoặc vỡ ối. Khi thai phụ nhiễm GBS được điều trị kháng sinh trong quá trình chuyển dạ, tỉ lệ lây truyền cho con giảm còn rất thấp (khoảng 1%).
Bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy khi sử dụng penicillin. Đây là các tác dụng phụ tạm thời và sẽ giảm khi ngưng dùng thuốc. Một số phụ nữ có thể bị dị ứng với kháng sinh penicillin. Ở một số rất ít trường hợp, có thể xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn biết nếu bạn bị dị ứng với penicillin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lợi ích và rủi ro của việc dùng thuốc kháng sinh khi chuyển dạ để ngăn ngừa nhiễm trùng GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn không đồng thuận sử dụng kháng sinh khi chuyển dạ thì con bạn cần được theo dõi chặt chẽ trong ít nhất 12 giờ đầu sau khi sinh vì chúng có nhiều nguy cơ bị nhiễm GBS giai đoạn sớm.
Trẻ sơ sinh được theo dõi như thế nào?
Nếu con bạn sinh đủ tháng (sau 37 tuần) và bạn đã được tiêm kháng sinh khi chuyển dạ, ít nhất 4 giờ trước sinh, thì trẻ không cần theo dõi đặc biệt sau sinh.
Nếu em bé của bạn có yếu tố nguy cơ nhiễm GBS và bạn đã không tiêm kháng sinh ít nhất 4 giờ trước sinh thì trẻ cần được theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu nhiễm trùng trong ít nhất 12 giờ đầu sau sinh. Việc theo dõi bao gồm đánh giá tình trạng chung của trẻ, nhịp tim, nhiệt độ, nhịp thở, khả năng bú hoặc nuốt sữa. Tỉ lệ trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển nhiễm trùng GBS sau 12 giờ là rất thấp.
Phần lớn trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS có biểu hiện triệu chứng trong vòng 1 tuần đầu sau sinh (được gọi là nhiễm GBS khởi phát sớm), thường trong vòng 12–24 giờ sau sinh. Nhiễm GBS khởi phát muộn, mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng có thể ảnh hưởng đến con bạn cho đến khi chúng được 3 tháng tuổi. Dùng kháng sinh khi chuyển dạ không ngăn ngừa được GBS khởi phát muộn. Do đó, bạn cần tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà. Hãy thông báo với bác sĩ nếu trẻ có một hoặc nhiều biểu hiện gợi ý tình trạng nhiễm trùng như:
- Thở rên, thở co kéo hoặc tiếng thở ồn.
- Trẻ ngủ li bì hoặc kém đáp ứng.
- Quấy khóc liên tục
- Trẻ trông yếu ớt hoặc giảm trương lực cơ bất thường
- Không bú tốt hoặc không nuốt được.
- Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
- Thay đổi màu da như da nổi bông
- Nhịp tim hoặc nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường
- Tụt huyết áp
- Đường huyết thấp.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu này hoặc cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của trẻ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ của trẻ đồng thời đề cập đến tình trạng nhiễm GBS trước sinh. Nếu con bạn bị nhiễm GBS, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng vì nếu chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.
Tôi có thể nuôi con bằng sữa mẹ không?
Bà mẹ nhiễm GBS được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ như những bà mẹ khác. Cho con bú sữa mẹ đã được chứng minh không làm tăng nguy cơ nhiễm GBS, nó mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả bạn và con bạn.
Tham khảo:
https://www.rcog.org.uk/en/patients/patient-leaflets/group-b-streptococcus-gbs-infection-pregnancy-newborn-babies/
https://www.acog.org/womens-health/faqs/group-b-strep-and-pregnancy
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương Bài viết liên quanSử dụng Sổ sức khỏe định danh VNEID trong khám chữa bệnhLưu trữ thông tin hồ sơ sức khỏe cá nhân toàn diện: thông tin cá nhân và lịch sử khám chữa bệnh, tiền sử mắc bệnh, tiêm chủng, dị ứng, kết quả xét nghiệm và tóm tắt bệnh án...
DS cơ sở đào tạo chứng chỉ kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại NĐ 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của chính phủ (cập nhật đến ngày 29 .11.2024)1.Chuyên viên Lab hỗ trợ sinh sản
2. Phẫu thuật lấy thai cơ bản
3. Phẫu thuật lấy thai nâng cao
4. Mổ lấy thai các trường hợp nhau cài răng lược...
Lịch làm việc Khám Sản khoa (Bảo hiểm y tế)Địa điểm: 227 Cống Quỳnh, Q1
Thông tin thuốc tháng 10/2024Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
liên cầu khuẩn nhóm BGBSthai kỳphụ khoamang thaivi khuẩnâm đạotừ dũsàng lọclây truyền qua tình dụcbệnh lây nhiễm Các bài viết khácLàm gì khi thai kỳ vượt quá ngày dự sinhXác định chính xác ngày dự sinh rất quan trọng vì ngày dự sinh là một cột mốc giúp tính toán tuổi thai và là căn cứ để đánh giá sự phát triển bình thường hay bất thường của thai nhi trong suốt quá trình khám thai. Khám thai ở 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất để xác định đúng ngày dự sinh.
Thuốc lá điện tử là gì? Tác hại của thuốc lá điện tửTáo bón trên phụ nữ mang thaiTáo bón là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến 15 - 30 % dân số và thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới [4]. Có đến 40% phụ nữ mang thai phàn nàn về các triệu chứng táo bón [3].
Không có mối lo ngại về an toàn khi sử dụng metformin trên phụ nữ có thaiHiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tránh dùng metformin ở những bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc có nguy cơ thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung vì metformin ức chế hô hấp của ty thể, điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến chức năng, sự tăng trưởng hoặc sự biệt hóa của các mô bào thai hoặc nhau thai.
Đau đầu khi mang thaiNguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ khi mang thai và sau sinh có thể là cơn đau đầu nguyên phát như chứng đau nửa đầu, do căng thẳng, hoặc nhức đầu từng đợt.
Xuất huyết do phôi làm tổXuất huyết do phôi làm tổ là tình trạng ra huyết âm đạo vào ngày thứ 10-14 sau thụ thai. Thông thường, rụng trứng xảy ra vào ngày 14 của chu kỳ kinh (với các chu kỳ kinh đều 28 ngày).
Các bệnh truyền nhiễm với bà bầuTrong khi mang thai nếu bà bầu bị nhiễm virus có thể sẽ ảnh hưởng ngay đến thai nhi hoặc đến lần mang thai tới, nên việc dự phòng các bệnh này là cực kỳ quan trọng.
Các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thaiTrong khi mang thai, có những vấn đề cần quan tâm như sẩy thai, sinh non, hội chứng cao huyết áp hay đái tháo đường thai kỳ. Hãy nắm những kiến thức đúng để quản lý sức khỏe cho tốt.
Những dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳNếu đau bụng dưới trong những tuần đầu sau khi mất kinh, đau âm ỉ tăng dần (kèm theo ra máu âm đạo hoặc không), thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Những vấn đề sức khỏe thường gặp trong thai kỳKhi thai nhi phát triển trong tử cung, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể gây ra một số triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu.
Sự hình thành của thai nhi và một số dấu hiệu nhận biết khi mang thaiCuối cùng chỉ những tinh trùng nào có sức sống mạnh mẽ nhất thì tồn tại được và bơi vào vòi tử cung tìm gặp noãn, nhưng thường cũng chỉ có một tinh trùng phá lớp màng noãn để chui vào trong noãn, tạo nên sự thụ tinh, gọi là phôi.
Sự thay đổi của bà mẹ sau sinhThời kỳ hậu sản (sau sinh) kéo dài 42 ngày (6 tuần). Đây là một thời gian đặc biệt giúp cho cơ thể bà mẹ hồi phục lại sau khi mang thai và sinh nở, đồng thời tình cảm của hai mẹ con sẽ hình thành và phát triển trong giai đoạn này.
Khám thai 3 tháng cuối thai kỳ3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai từ 29 đến 40 tuần. Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ khám thai trung bình từ 4 đến 6 lần để theo dõi sức khỏe mẹ và bé, thời gian bé chào đời thường vào khoảng từ tuần 38 đến 40. Gần ngày dự sinh khoảng cách giữa các lần tái khám sẽ ngắn lại, từ 32 tuần sẽ tái khám mỗi hai tuần, từ 36 tuần sẽ tái khám mỗi tuần một lần.
Tự tin chăm con khi là sản phụ F0Tại bệnh viện Từ Dũ áp dụng mô hình để sản phụ mắc Covid-19 tự tay chăm con sơ sinh ở TP HCM, gần 100 em bé vẫn âm tính từ khi chào đời đến lúc xuất viện cùng mẹ.
Chương trình dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con tại bệnh viện Từ DũMọi trẻ em sinh ra đều có quyền được phát triển khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hàng năm, trên thế giới vẫn còn số lượng không nhỏ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ. Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã ban hành Khung kế hoạch loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền mẹ từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030 nhằm tiến tới loại trừ 3 bệnh kể trên vào năm 2030.
Sàng lọc trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳSàng lọc trước sinh trong 3 tháng đầu thai kỳ là làm các xét nghiệm để khảo sát, sàng lọc sớm một số bất thường về nhiễm sắc thể hay gặp đó là hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edward (Trisomy 18), hội chứng Patau (Trisomy 13).
Viêm âm đạo khi mang thaiViêm âm đạo là một bệnh phụ khoa thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Bởi vì một số thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai, mẹ bầu dễ bị viêm âm đạo hơn bình thường.
Ối vỡ non, ối rỉ nonTúi ối là môi trường để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng và bảo vệ khỏi các tác động từ bên ngoài.
Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (NIPT) - Cách mạng trong tầm soát sớm bất thường di truyềnTrong ba thập niên qua, y học đã có nhiều tiến bộ trong tầm soát và chẩn đoán trước sinh, phát hiện sớm bất thường nhiễm sắc thể. Các xét nghiệm tầm soát nhằm nhận diện các thai phụ có nguy cơ cao mang thai dị tật trong cộng đồng, hoàn toàn không xâm lấn, an toàn cho mẹ và thai.
Những điều nên biết về đái tháo đường thai kỳĐái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này.
Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ
Từ khóa » Khuẩn Liên Cầu B
-
Liên Cầu Nhóm B Trong Thai Kỳ Là Gì? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) đối Với Trẻ Sơ Sinh
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B (GBS) ở Thai Phụ
-
NHIỄM KHUẨN LIÊN CẦU NHÓM B Ở PHỤ NỮ MANG THAI
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Phụ Nữ Mang Thai Là Nguyên Nhân ...
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Nhóm B đối Với Thai Kỳ Và Trẻ Sơ Sinh
-
Xét Nghiệm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Cho Phụ Nữ Mang Thai
-
Thận Trọng Với Bệnh Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Trẻ Sơ Sinh - Khám ...
-
Xét Nghiệm Chẩn đoán Liên Cầu Khuẩn Nhóm B ở Thai Phụ
-
Ngăn Ngừa Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Sau Sinh
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Liên Cầu Nhóm B - YouMed
-
Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Và Các Dấu Hiệu Bị Nhiễm ở Trẻ Sơ Sinh
-
Ảnh Hưởng Của Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Tới Trẻ Sơ Sinh