Người Hâm Mộ – Wikipedia Tiếng Việt

Những fan hâm mộ của ca sĩ Michael Jackson
Người hâm mộ tại một buổi độc tấu ở Buenos Aires, Argentina

Người hâm mộ hay người ái mộ hay còn gọi với cái tên ngắn gọn là fan, fan hâm mộ, các fan là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho một cái gì đó, thông thường là dành tình cảm cho những vận động viên thể thao, đặc biệt là môn bóng đá và những cầu thủ bóng đá hay cuồng nhiệt vì giới giải trí, giới ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, ban nhạc, nhóm nhạc những đối tượng này gọi chung là thần tượng. Người hâm mộ có nhiều lứa tuổi và biểu hiện cũng khác nhau, ví dụ như những fan cuồng tuổi teen, những người hâm mộ có tuổi. Những biểu hiện về sự hâm một dành cho một đối tượng là rất phong phú như gọi tên, xin chữ ký, in ảnh.

Trên thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn thờ thần tượng quá mức trên khắp thế giới muôn hình vạn trạng nhưng lại là một hội chứng chung. Các nhà tâm lý cho rằng trong một xã hội mà các loại hình truyền thông phát triển, sự gần gũi với gia đình, cộng đồng bị giảm sút thì đối với nhiều người, người nổi tiếng đã dần thế chỗ người thân, hàng xóm và bạn bè. Một số chuyên gia phương Tây lo ngại việc trẻ em đang tôn thờ thần tượng theo hướng tiêu cực hơn là noi gương theo những điều tốt, có ý kiến cho rằng tôn thờ thần tượng không phải là một hiện tượng mới. Cái mới ở đây là mức độ cảm xúc sâu hơn và đẩy những đứa trẻ vào hội chứng này ở độ tuổi ngày một nhỏ hơn.[1]Một số fan cuồng vì mong muốn được chú ý đã ra tay với thần tượng tiêu biểu là vụ ám sát John Lennon của The Beatles.

Người hâm mộ những ca sĩ chủ yếu là giới trẻ, xét về mặt giới tính đa số người đam mê thần tượng là nữ, thần tượng được si mê đều là nam (Big Bang, Super Junior, Bi Rain…), và trong cuộc khảo sát tại Trung Quốc năm 2011 thì trong số 10 thần tượng của thanh thiếu niên Trung Quốc chỉ có một người là nữ vì nữ có ít các hoạt động giải trí khác hơn nam và trong độ tuổi thanh thiếu niên thì nữ cũng thường bắt đầu có những cảm xúc, cảm giác về tình yêu sớm hơn và nhiều hơn nam, mặt khác nam thì duy lý hơn nên có vẻ như ít cuồng si thần tượng hơn.[2]

Ở Hàn Quốc, fan cuồng còn được gọi là sasaeng fan, một lực lượng trẻ đông đảo”cuồng” các thần tượng mà họ ngưỡng mộ. Các sasaeng fan cũng có sự cạnh tranh ngầm với nhau. Họ thường xuyên vào blog của nhau để kiểm tra xem sasaeng fan nào có nhiều ảnh độc về thần tượng hơn, hay góc chụp ảnh đẹp hơn. Sasaeng fan thường ngủ qua đêm tại vỉa hè, phòng máy tính. Một số thậm chí trở thành người vô gia cư khi bỏ học, bỏ nhà lang thang theo bước chân thần tượng.[3]

Ở Trung Quốc có trường hợp một cô gái Dương Lệ Quyên mê diễn viên Lưu Đức Hoa đến điên cuồng. Cô gái này đã hâm mộ thần tượng Lưu Đức Hoa trong suốt 13 năm, và mong ước để gặp thần tượng. Gia đình cô đã bán hết nhà cửa, thậm chí vay tiền để lo cho con đi Hồng Kông gặp thần tượng, cha cô còn định bán thận để có tiền.[1]

Tại Mỹ, ca sĩ nổi tiếng Rihanna bị bạn trai mình là ca sĩ nhạc R&B Chris Brown đánh. Tuy nhiên, những fan trung thành với Chris Brown lại ủng hộ thần tượng của mình, đã có 25 phụ nữ nêu ý kiến bảo vệ hành động của Chris Brown, rằng họ sẽ cho anh ta đánh bất cứ lúc nào. Một số fan thậm chí còn bày tỏ khát khao được chàng ca sĩ này đánh.[1]

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam có những fan hâm mộ cuồng nhiệt đối với những diễn viên, ca sĩ ngoại quốc cũng như trong nước. Để bám theo thần tượng, nhiều bạn trẻ đã không ngại bỏ học, bỏ thời gian, công sức thậm chí chấp nhận làm gái mại dâm để có tiền rồi tận tâm tận lực đi theo một ca sĩ, một diễn viên nổi danh mà không cần nhận được bất cứ gì.[3] Thậm chí còn có trường hợp ái mộ đến mức đưa thần tượng lên bàn thờ, có cả nhang đèn thắp thường xuyên (ca sĩ Đan Trường)[4].

Nhiều bạn trẻ tìm mọi cách vòi vĩnh cha mẹ, thậm chí đòi chết để có vé hoặc được ra sân bay chầu chực để một lần trông thấy thần tượng. Nhiều bạn bỏ học, bỏ thời gian, nhịn đói chỉ để chờ đợi thấy thần tượng rồi bật khóc, ngất xỉu, gây rối loạn trật tự. Họ không ngại bỏ tiền thuê xe chạy theo xe thần tượng đến tận khách sạn rồi chầu chực bên ngoài chỉ để hy vọng một lúc nào đó thần tượng đi ngang qua.[3] Nhiều fan thức đến nửa đêm chầu chực ngoài sân bay mong nhìn được thần tượng, khi họ không thấy được thần tượng thì khóc lóc sụt sùi. Những fan đó có thể nhịn ăn nhịn mặc để mua những chiếc vé chợ đen có giá vài triệu đồng đi xem thần tượng bất chấp trời nắng nóng nhưng sẵn sàng đứng đến nửa ngày trời để mong gặp thần tượng.[5]

Cũng ở Việt Nam, khi có các chuyến lưu diễn của các ca sĩ, diễn viên ngoại quốc (nhất là từ Hàn Quốc) thì người hâm mộ trẻ bất chấp nắng, mưa, nhịn đói nhịn khát, chẳng màng đến những lời chê trách có thể làm mọi thứ ngoài sức tưởng tượng của người lớn để thỏa mãn một điều duy nhất là biểu lộ cảm xúc với thần tượng của mình. Họ bất cần thân thể, chỉ chờ mà không ăn uống, thậm chí khóc lóc vô cớ, nhất là những cô gái rất trẻ cố bám mình theo xe thần tượng chạm tay vào kính xe rồi khóc lóc vật vã.[6]

Cá biệt hơn, một số fan cuồng ở Hà Nội xúm nhau ngửi và hôn lên chiếc ghế thần tượng đã ngồi, họ ái mộ đến mức xúm nhau hôn chỗ ngồi của thần tượng và được coi là việc làm có một không hai trên thế giới.[6] Thậm chí một số fan cuồng còn sẵn sàng chấp nhận làm tình một đêm để có được tấm vé vào xem thần tượng biểu diễn.[6]

Một số ý kiến cho rằng, việc gào thét, khóc lóc khi thấy thần tượng không phải là hành vi vốn có của thanh thiếu niên Việt Nam mà là sự bắt chước, theo đuôi giới thanh thiếu niên Nhật Bản, Hàn Quốc và do hiệu ứng của các phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là Internet làm nên nền văn hóa cuồng si thần tượng trong giới thanh thiếu niên hiện nay ở Việt Nam.[2]

Ý kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ý kiến cho rằng bản chất của việc thần tượng, yêu mến một ca sĩ, diễn viên không phải là xấu nhưng nếu quá đà, không biết tiết chế thì không tốt. Nếu mỗi gia đình nói chung, xã hội nói riêng không thực sự nghiêm túc trong vấn đề định hướng cho suy nghĩ của giới trẻ về vấn đề thần tượng thì nguy hiểm.[3] Là người hâm mộ là thích tài năng hay tính cách của idol trên sân khấu, khi gặp fan. Vì tính cách trên sân khấu và gặp fan sẽ khác với con người ngoài đời thật. Nếu thích thần tượng bằng tính cách ngoài đời thì việc đó rất khó trừ khi idol và bạn là bạn thân ngoài đời. Hay làm một người fan có lý trí.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh có nhận định về những fan hâm mộ âm nhạc cuồng tín ở Việt Nam cho rằng họ đang ở trong một cơn mê cảm tập thể, sự cuồng nhiệt như một thứ ma túy tinh thần, bất chấp mai sau và cả một đám đông đang ồ ạt đơn điệu trong kiểu cách sống như một cơn mê cảm tập thể của một thế hệ thiếu niềm tin, thiếu lý tưởng sống và lạc lối vào sự lựa chọn tạm thời của mình.[7]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cộng đồng người hâm mộ
  • Fan ruột
  • Sasaeng fan hay fan cuồng
  • Người tẩy chay hay anti-fan

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Fan cuồng trên thế giới”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ a b “Sùng bái thần tượng, lệch lạc nhân cách?”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b c d “Phát điên với... "fan cuồng"”. Người Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Bở vía với fan "cuồng"”. Người Lao động. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Fan cuồng”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ a b c “Điên như fan... "cuồng"!”. Người Lao động. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  • x
  • t
  • s
Thần tượng
Toàn cầu
  • Thần tượng teen
Phương Tây
  • Thần tượng nhạc kịch (Thần tượng phim kịch)
Nhật Bản
  • Tarento tạp kỹ (Thần tượng tạp kỹ)
  • Thần tượng Akihabara
  • Thần tượng áo tắm
  • Thần tượng ảo
  • Thần tượng địa phương
  • Thần tượng mạng
  • Thần tượng ngoài đời (Thần tượng thực tế)
  • Thần tượng ngọt ngào
  • Thần tượng Nhật Bản (nói chung)
  • Thần tượng nhí
Hàn Quốc
  • Thần tượng Hàn Quốc (Thần tượng K-pop
  • Lịch sử)
  • Ulzzang
  • Văn hóa người hâm mộ
Khối Hoa ngữ
  • Thần tượng Hoa ngữ (Trung Quốc
  • Hồng Kông
  • Đài Loan)
Việt Nam
  • Thần tượng V-pop
  • Hot teen (Hot boy
  • Hot girl)
Các chương trình thần tượng
Toàn cầu
  • Phim dành cho teen (Phim điện ảnh
  • Phim truyền hình
  • Phim hài tình huống)
Đông Á
  • Phim thanh xuân
  • Phim thần tượng
    • Đài Loan
    • Nhật Bản
    • Trung Quốc
  • Phim hoạt hình (anime)
Đài Loan
  • Tôi yêu Hắc Sáp Hội
  • Mô phạm Bổng Bổng Đường
  • Fighting! Legendary Group
  • Atom Boyz (Nguyên Tử Thiếu Niên)
Hàn Quốc
  • Idol Room
  • Idol School
  • Idol Show
  • Produce 101
  • Produce 48
  • Girls Planet 999
Trung Quốc
  • Sáng Tạo 101
  • Thực tập sinh thần tượng
  • Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng
  • Call Me by Fire (Anh trai vượt mọi chông gai)
Nhật Bản
  • AKB48 Group
    • AKB48
  • Johnny & Associates
  • Hello! Project
  • Momoiro Clover Z
Phát thanh
  • Hello! Project Hour (đài RF Nhật Bản)
  • Next (đài RF Nhật Bản)
  • Sony Night Square (đài Nippon Hōsō)
Truyền hình
  • Nhạc trẻ Chủ nhật
  • Kênh Kawaiian TV
  • Produce 101 Japan
Chiếu mạng
  • AKB48 Group
    • AKB48
Việt Nam
  • Thần tượng âm nhạc Việt Nam
  • Thần tượng Bolero
  • Rap Việt
  • Chị đẹp đạp gió rẽ sóng
  • Anh trai vượt ngàn chông gai
  • Anh trai "say hi"
Thái Lan
  • Look Thung Idol
  • Sáng tạo doanh châu Á (Chuang Asia: Thailand)
Chủ đề liên quan
  • Aegyo (act cute)
  • Bản hát lại (cover)
  • Bệnh "ngôi sao" (yeonyein byeong)
  • Biểu tượng đại chúng
  • Biểu tượng sex
  • Burikko (giả nai)
  • Cao phú soái (nam) và bạch phú mỹ (nữ)
  • Danh hiệu nhạc đại chúng được phong tặng
  • Diǎ (điệu đà)
  • Fan ruột
  • Influencer
  • Kawaii (dễ thương)
  • KOL
  • Người đẹp
  • Người hâm mộ (Cộng đồng
  • Danh sách tên gọi)
  • Người mẫu áo tắm
  • Người nổi tiếng (Tarento)
  • Người tẩy chay
  • Người trẻ sính mốt
  • Nhạc đại chúng (Nhạc pop)
  • Nhảy cover
  • Nhân vật giải trí (Nhật Bản
  • Việt Nam)
  • Nhóm nhạc nam
  • Nhóm nhạc nữ
  • Sasaeng fan (fan cuồng)
  • Tạp chí thanh thiếu niên
  • Tình yêu gà bông (Tảo luyến)
  • Văn hóa đại chúng
  • x
  • t
  • s
Văn hóa người hâm mộ
Theo hình thức
Thể loại
  • Kỳ ảo
  • Động vật hình người
  • Khoa học viễn tưởng
  • Tình trai (boy's love)
Thể loại chuyên biệt
  • Manga và anime
  • Tín đồ yêu sách
  • Tín đồ điện ảnh (Mọt phim)
  • Game thủ
  • Cổ động viên (thể thao)
Chuyên biệt một tác phẩm
  • A Song of Ice and Fire
  • Beatlemania
  • Doctor Who
  • EarthBound
  • Harry Potter
  • Hog
  • James Bond
  • Juggalos
  • MST3K
  • My Little Pony
  • Parrothead
  • Shrek
  • Sherlock Holmes
  • Star Wars
  • Stargate
  • Steven Universe
  • Tolkien
  • Trekkie
  • Twilight
Đối tượng
  • Anorak
  • Người tẩy chay
  • Tín đồ hâm mộ
  • Người hâm mộ
  • Fan ruột
  • Otaku
  • Sasaeng fan (fan cuồng)
  • Người đẩy thuyền
  • Stan
  • Tifosi
  • Ultras
Các hội nhómvà sự kiện
  • Amateur press association
  • Car club
    • Boy racer
    • Cruise
    • Imports
    • Hot rod
    • Kustom Kulture
    • Lowrider
    • Supercar
  • Cosplay
  • Hội nhóm người hâm mộ (FC)
  • Fan convention
  • Tên gọi người hâm mộ
  • Hội nhóm bàn luận chính trị
  • Câu lạc bộ game thủ
  • Hội nhóm tái hiện lịch sử và cổ phong
  • Trò chơi nhập vai thực tế
  • Motorcycle club
  • Organization for Transformative Works
  • Railfan
  • Stan Twitter
Xuất bản phẩmvà các hoạt động
  • AMV
  • Autograph collecting
  • Fan art
  • Fan edit
  • Fan fiction
  • Fan film
  • Fan labor
  • Fan mail
  • Fan translation
  • Fanac
  • Fangame
  • Fansite
  • Fanspeak
  • Fanzine
  • Filk music
  • MAD Movie
  • Real person fiction
  • Vidding
  • Zine
Hội chợ triển lãm
  • Anime
    • danh sách
  • Truyện tranh
    • danh sách
  • Furry
  • Game
    • danh sách
  • Văn hóa phẩm kinh dị
  • Đa thể loại
  • Đấu vật chuyên nghiệp
  • Khoa học viễn tưởng
    • danh sách
    • theo ngày thành lập
Các đề tài
  • Autograph
  • Fan loyalty
  • Fan service
  • Hiệu ứng Odagiri
  • Văn hóa người hâm mộ ở Hàn Quốc (Vòng hoa gạo)
  • x
  • t
  • s
Nhạc pop
Theo thể loạiAdult contemporary · Adult-oriented · Baroque · Bubblegum · Crunkcore · Dance-pop · Dangdut (Indonesia) · Dream · Electropop · Indie · Jangle · Nhạc đồng quê · Nhạc nhiệt đới · Nhạc teen · Noise · Opera · Pop metal · Pop punk · Pop-rap · Pop rock · Pop-soul · Progressive · Psychedelic · Sophisti-pop · Sunshine · Swamp · Synthpop · Thánh ca · Truyền thống · Wonky pop · Yé-yé (Nam Âu)
Theo khu vực/quốc gia
Châu ÁẢ Rập · Assyria · A-déc-bai-gian · Ấn Độ (Filmi) · Cam-pu-chia (Chamrieng Samai) · Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên · Hàn Quốc · In-đô-nê-xi-a · I-ran · Ca-dắc-xtan · Lào · Ma-lai-xi-a · Nhật Bản (City pop · Shibuya-kei) · Pa-ki-xtan (Filmi) · Phi-líp-pin · Xinh-ga-po · Thái Lan (Luk thung) · Thổ Nhĩ Kỳ · Tiếng Hoa (Cantopop · Mandopop · Nhạc pop tiếng Phúc Kiến · Nhạc pop tiếng Khách Gia) · Việt Nam (Nhạc trẻ)
Châu ÂuChâu Âu (Áo · Bán đảo Ban-căng (Hy Lạp) · Bắc Âu (Thuỵ Điển) · Hà Lan · Hung-ga-ri · I-ta-li-a · Pháp ngữ · Xéc-bi) · Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư · Nga văn · Tatar · Tây Ban Nha · U-crai-na · Vương quốc Anh
Châu MỹBra-xin · Hoa Kỳ (Nhạc đại chúng · Nhạc pop) · Mỹ Latinh (Cô-lôm-bi-a · Mê-hi-cô)
Châu PhiChâu Phi (Nhạc đại chúng · Nhạc pop) · Ma-rốc · Ni-giê-ri-a
Toàn cầuÂu Mỹ (Anh ngữ) · Cảng Đài · K-pop toàn cầu · Mandopop kiểu Pháp · Nhạc pop tiếng Anh Hồng Kông
Những chủ đề khác

Album chủ đề · Bảng xếp hạng âm nhạc · Biểu tượng đại chúng · Công nghệ lăng xê · Danh hiệu nhạc đại chúng được phong tặng · Dân ca · Người hâm mộ (Cộng đồng · Danh sách tên gọi) · Người tẩy chay · Người trẻ sính mốt · Nhạc đại chúng · Nhóm nhạc nam · Nhóm nhạc nữ · Tạp chí thanh thiếu niên · Thần tượng teen · Văn hoá đại chúng

Từ khóa » Fan Có Nghĩa Là Gì