NGUYÊN TẮC SMART TRONG VIỆC HỌC VÀ LUYỆN THI NĂNG ...

Chắc hẳn nhiều bạn còn đang cảm thấy hoang mang, chưa đủ tự tin trong khì thi năng lực tiếng Nhật(JLPT) tháng 12 sắp tới? Để giải quyết điều đó, hôm nay mình xin giới thiệu các bạn một quy tắc rất hữu ích mang tên S.M.A.R.T. Nó là gì và làm sao để áp dụng nó trong cuộc sống, học tập và công việc? Bài viết này mình sẽ viết về việc áp dụng nguyên lý "Thông minh" này trong việc học tập và luyện thi năng lực tiếng Nhật(JLPT) và mình đã áp dụng thành công thế nào?

SMART

Vậy Nguyên tắc SMART là gì?

Đó là nguyên tắc "THÔNG MINH" giúp bạn định hình và nắm giữ được mục tiêu của mình trong tương lai. Bạn sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng:

S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước:

Và để có một mục tiêu thông minh thì khi đặt mục tiêu bạn phải hội đủ 5 yếu tố sau .

  • S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
  • M – Measurable : Đo lường được
  • A – Attainable : Có thể đạt được
  • R – Relevant : Thực tế
  • T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành
S – SPECIFIC

Một mục tiêu "thông minh" đầu tiên phải được thiết kế một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được.

Tuy nhiên, khi bắt đầu đặt mục tiêu cá nhân khá nhiều người học tiếng Nhật đặt ra những mục tiêu to lớn và khá là xa vời như trở "sau một năm đạt được chứng chỉ N1", "giao tiếp tốt với người Nhật"... Và đó các bạn lại chưa xác định một cách cụ thể về mục tiêu? Điều này sẽ hạn chế khả năng đạt được mục tiêu của bạn.

Thay vì mơ hồ như vậy bạn thử đặt mục tiêu của mình thật rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để có thể hình dung ra nó. Ví dụ như mình đặt mục tiêu là đạt được điểm số 100+ trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật N2(12/2017); Và cụ thể hơn là từ lúc mình đặt mục tiêu còn 4 tháng và mình sẽ lập kế hoạch học tập để đạt số điểm tối thiểu từng phần như sau: Tự vưng & ngữ pháp(30), Đọc hiểu(40), Nghe hiểu(30). Các bạn nhìn thấy mục tiêu đã rõ ràng hơn: về thời gian hoàn thành, về mốc điểm từng phần( thể hiện phần mạnh, phần yếu của bản thân).

M – MEASURABLE

Nghĩa là mục tiêu phải được gắn liền với các con số. Nguyên tắc Smart đảm bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, có thể cân, đo, đong, đếm được. Bạn biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu.

Ví như trong trường hợp mình "Đo lường" ở đây chính là đơn vị bài học, các bài thi thử. Mình đặt ra mục tiêu:

  • 2 tháng đầu ôn hết 2 cuốn từ vựng, kanji(hán tự). Mỗi ngày mình sẽ học 100 từ vựng và 20 kanji, hôm sau mình sẽ học từ mới kèm với ông luyện lại từ đã học hôm trước. Vậy sau 2 tháng mình sẽ có vốn từ vựng và kanji đủ dùng. Hai cuốn sách mình thấy khá hay là:

    • Mimi kara oboeru Goi N2
    • Shin Kanzen Master N2 Kanji

Mimi kara oboeru Goi N2Shin Kanzen Master N2 Kanji

  • 2 tháng sau mình liên tục "cày" đề. Nói đúng hơn là thi thử. Từ thứ 2 - thứ 6 mỗi ngày từ 5h-7h(chiều) mình sẽ làm 1 đề thi thử JLPT. Và cuối tuần mình sẽ review lại những gì mình đã làm. Chính trong quá trình làm để này mình đã rèn luyện khả năng đọc, nghe và cả áp lực về thời gian nữa! Kết quả là mình đã cày hết đề trong các cuốn sau

    • Gokaku Dekiru N2
    • Pattern-Betsu Tettei Drill N2
    • JLPT Moshi to Taisaku N2
    • JLPT Yosou Mondaishuu N2
    • JLPT Kanzen Moshi N2
    • JLPT Koushiki Mondaishu N2

      Gokaku Dekiru N2 Pattern-Betsu Tettei Drill N2 JLPT Moshi to Taisaku N2

      JLPT Yosou Mondaishuu N2 JLPT Kanzen Moshi N2 JLPT Koushiki Mondaishu N2

Đó là cách để bạn hoàn thành mục tiêu của mình nhanh nhất. Và bạn có thể đo lường được hiệu quả mỗi ngày/mỗi tuần bằng cách đánh giá điểm thi thử bạn đạt được.

A – ATTAINABLE

Ngoài việc phải cụ thể và đo lường được thì nó phải nằm trong khả năng của bạn – bởi với một mục tiêu cao quá có thể làm cho bạn mệt mỏi và chán nản khi không đạt được điều đó. Những không phải vì thế mà không đặt ra những mục tiêu cao – Bạn sẽ chia nhỏ giai đoạn và đặt cho mình nhiều mục tiêu nhỏ – từng bước vượt qua nó để đạt được mục tiêu cao như ban đầu đã đề ra

Chính vì thể bạn hãy đặt mục tiêu vừa với khả năng và tiềm lực của bạn. Ví dụ bạn có thể đặt những mục tiêu như đạt được chứng chỉ N2 trong 6 tháng. Đừng đặt những mục tiêu quá khó như giao tiếp thành thạo tương đương N2 trong 6 tháng. Vì giao tiếp là cả 1 quá trình học tập và rèn luyện mà!

R – RELEVANT

Mỗi mục tiêu đều phải hướng tới một mục tiêu – mục đích chung – Liên quan đến tầm nhìn chung – đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn của bạn.

Với mình, mình có mục tiêu là đi Nhật vì vậy mình cần có chứng chỉ JLPT. Ví như bạn có thể đặt những mục tiêu như học tiếng Nhật để phục vụ cho công việc hiện tại. Thực tế hơn là có chứng chỉ tiếng Nhật để được tăng lương chẳng hạn. Những mục tiêu mang tính thực tế dễ theo đuổi hơn nhưng mục tiêu mông lung mà không có chủ đích phải không nào.

T – TIME-BOUND

Đặt ra những thời gian, thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu – bạn hãy giới hạn cho mục tiêu của mình trong thời gian là bao lâu ví dụ như trong 1 tháng, 1 năm hay lâu hơn một chút…. Áp dụng cho việc học tiếng Nhật, bạn hãy đặt mục tiêu:

  • 1 năm đạt được trình độ Nx
  • 1 tháng học xong 1 cuốn sách
  • 1 tuần học xong y bài
  • 1 ngày học xong z từ vựng(ngữ pháp, kanji)
Tổng kết

Trên đây mình đã chia sẻ kinh nghiệm luyện thi JLPT của mình. Giờ nếu bạn là người học tiếng Nhật, hãy vận dụng nguyên tắc S.M.A.R.T khi đặt mục tiêu ôn luyện tiếng Nhật cho mình và hãy xây dựng một kế hoạch học tập hợp lý nhé!

Từ khóa » Ví Dụ Thiết Lập Mục Tiêu Smart Trong Học Tập