Sử Dụng Phương Pháp Thiệt Lập Mục Tiêu SMART Trong Học Tập

Khi học tập nhiều bạn nghĩ rằng chẳng cần mục tiêu, sức học tới đâu hay tới đó. Nhưng như vậy các bạn sẽ dễ bị mất phương hướng, và về lâu dài không định hướng được tương lai. Bài viết này xin chia sẻ với mọi người sử dụng phương pháp thiết lập mục tiêu smart trong học tập.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Lợi ích của thiết lập mục tiêu
  • Phương pháp thiết lập mục tiêu SMART
    • Specific
    • Measurable
    • Achievable
    • Realistic
    • Time

Lợi ích của thiết lập mục tiêu

  • Giúp cho bạn vạch ra hành trình học tập của mình rõ ràng hơn để biết được mình sẽ làm gì, học tập như thế nào để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.
  • Tạo động lực, giúp bạn có được sự tập trung. Như khi đã vạch ra được mục tiêu cho mình một cách rõ ràng là đậu vào trường y bạn nhìn vào đó và có động lực quyết tâm, vạch ra kế hoạch rõ ràng và tập trung vào đó để làm theo.
  • Giúp bạn sống có trách nhiệm với bản thân và mục tiêu mà mình đề ra.
  • Giúp cho bạn có được phong độ tốt nhất, bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. Khi không có mục tiêu rõ ràng thì bạn rất dễ rơi vào trường hợp “đầu voi đuôi chuột”, khi làm việc gì ban đầu bạn rất cố gắng nhưng giai đoạn sau bắt đầu lơ là.

Phương pháp thiết lập mục tiêu SMART

thiet lap muc tieu smart

SMART là một phương pháp thiết lập mục tiêu khoa học được đánh gia cao, cách thiết lập như thế nào mời mọi người tham khảo dưới đây.

Thiết lập mục tiêu theo phương pháp SMART phải thoả mãn theo các tiêu chí dưới đây:

Specific

mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, dễ hiểu. Thay vì đặt mục tiêu chung chung, khó hình dung, mơ hồ như trở thành học sinh tài giỏi, thì bạn có thể đặt mục tiêu một cách rõ ràng hơn là mình sẽ thi đậu vào trường chuyên, hay đạt giải ba học sinh giỏi các tỉnh,…

Measurable

Mục tiêu mà bạn đề ra phải đảm bảo cân, đo, đong, đếm được để từ đó có thể biết mình đã hoàn thành được bao nhiêu %. Ví dụ như khi đặt mục tiêu học tiếng Anh, thì bạn có thể đặt ra mục tiêu trong 3 tháng tới đạt điểm toiec là 600 điểm. Như vậy bạn sẽ có cơ sở đánh giá bản thân của mình trong quả trình thực hiện mục tiêu đề ra, biết đích đến cụ thể là gì.

Achievable

Theo phương pháp SMART, mục tiêu đề ra ở mức độ có thể đạt được, không quá dễ, cũng không quá khó. Mọi người nên đặt ra cao hơn một chút so với khả năng của bản thân.

Ví dụ như sức học của bạn đang ở mức trung bình kém, mà bạn đặt mục tiêu là đậu vào trường y khoa ngành bác sĩ đa khoa, thì nằm ngoài tầm với của bạn. Mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn dễ mệt mỏi, bỏ cuộc trong quá trình theo đuổi.

Ngược lại bạn có năng lực học tập tốt nhưng lại đặt mục tiêu thi đậu vào trường top dưới thì sẽ dễ dàng đạt được, nhưng như vậy bạn đang từ bỏ cơ hội tốt hơn.

Realistic

Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với khả năng cũng như điều kiện thực tế của bản thân. Không viễn vông, xa rời thực tế. 

Time

Khi thiết lập mục tiêu SMART thì bạn phải có thời gian cụ thể để hoàn thành để tránh sự lười biếng, không tập trung. Khoảng thời gian này cũng phải phù hợp với mục tiêu, không quá ngắn, cũng như không quá dài.

Ví dụ như điểm tổng hết học kỳ của bạn hiện tại là 6.5 và bạn đặt mục tiêu trong học kỳ tới sẽ được 8.0, trong khoảng thời gian ngắn thì bạn không thể cải thiện điểm số nhanh như vậy được. 

Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho nhiều bạn trong quá trình thiết lập mục tiêu SMART cho bản thân mình. 

Tham khảo: SMART Goals

Related Post

Từ khóa » Ví Dụ Thiết Lập Mục Tiêu Smart Trong Học Tập