Nhị Thập Bát Tú
Có thể bạn quan tâm
Trong phong thủy, địa lý người ta dùng thuật ngữ tứ tượng thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ để chỉ các vị trí bên phải, bên trái, phía trước và đằng sau của căn nhà, thế đất hay công trình xây dựng nào đó. Căn cứ vào hiện trạng, địa hình địa vật bao quanh để luận đoán cát hung. Tứ tượng trong phong thủy, hay khoa thiên văn cổ, phép chọn ngày tốt xấu, hay cả về bày bố trận pháp trong chiến trận đến các nghi lễ cúng tế người ta ứng dụng bốn chòm sao trong vũ trụ.
Tại website của chúng tôi đã có bài viết phân tích về Tứ Tượng: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Mời xem tại:
Ý nghĩa Tứ Tượng trong phong thủy và tử vi
Bốn chòm sao có thật trong vũ trụ này bao gồm chòm sao Thanh Long, chòm sao Bạch Hổ, chòm sao Chu Tước, chòm sao Huyền Vũ. Mỗi chòm sao này có bảy sao. Thực ra là có cả một tinh hệ nhưng bảy sao này sáng nhất nên người ta sử dụng để xác định các chòm sao trên. Bảy sao này thường được gọi là Thất tinh, trong các nghi lễ thờ cúng người ta dựng nhiều lá cờ, bức trướng có vẽ từng sao một gọi là cờ thất tinh. Trong Tam quốc, Gia Cát Lượng cầu gió Đông Nam giúp Chu Du hỏa công tại Xích Bích cũng sai người đắp Thất tinh đàn để tế gió. Bảy sao của bốn chòm sao kể trên tổng cộng là hai mươi tám sao, người ta gọi là hệ thống nhị thập bát tú. Vậy Nhị Thập Bát Tú là gì, ý nghĩa của nhị thập bát tú trong phong thủy như thế nào thì bài viết này tuvikhoahoc.vn sẽ giải đáp chi tiết tại đây
1. Khái niệm Nhị Thập Bát Tú là gì?
Hệ thống nhị thập bát tú được vận dụng trong nhiều công việc. Văn học cổ trung đại nước ta có nhóm Tao đàn văn học gồm 28 thành viên người ta thường nói là Tao đàn nhị thập bát tú. Hiện nay, khoa Thiên văn cổ của phương Đông đã thất truyền, nhị thập bát tú được ứng dụng nhiều nhất trong việc chọn ngày tốt, ngày xấu
Người Trung Quốc cũng giống như người Hy Lạp ở góc độ tưởng tượng phong phú và dùng những câu chuyện thần thoại để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. Thần thoại Hi Lạp giải thích về các chòm sao và 12 cung Hoàng đạo.
Xem ngày tốt xấu trong năm tới, ngày nào tốt ngày nào xấu để thực hiện chuyện đại sự, mời bạn xem tại đây:
XEM NGÀY TỐT THEO TUỔI CHÍNH XÁC NHẤT
2. Nguồn gốc Nhị thập bát tú xuất hiện như thế nào?
Nguồn gốc của Nhị Thập Bát Tú được người Trung Quốc giải thích như sau:
Vào đời thượng cổ, vua Trụ nhà Thương tàn bạo, vô đạo khiến cuộc sống bách tính khổ cực, tại một quốc gia chư hầu của nhà Thương ở phía Tây vua Vũ nhà Chu khởi binh trừ bạo an lương. Cuộc chiến tranh Chu – Thương được thực hiện bởi con người và có sự tham gia của các thần linh. Đạo giáo tồn tại hai giáo phái là Xiển giáo, Triệt giáo như hai mặt âm dương, cặp phạm trù trong vũ trụ và triết học. Thực tế cuộc sống của chúng ta cũng vậy, luôn luôn tồn tại hai mặt này, hai lực lượng này. Xiển giáo dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của Nguyên Thủy Thiên Tôn và Lão Tử ủng hộ nhà Chu trong việc chiến tranh lật đổ nhà Thương. Triệt giáo do Thông Thiên giáo chủ Linh Bảo Thiên Tôn dẫn dắt tham chiến với nhiệm vụ bảo vệ nhà Thương. Trước khi xảy ra chiến tranh, các vị giáo chủ thống nhất họp bàn một vấn đề về bản phong thần, trước bối cảnh nhiều người tu hành đắc đạo nhưng thiếu những vị thần cai quản sông núi và thừa hành mệnh lệnh của trời đất nên xác định trong cuộc chiến này vị nào tu hành mà đức độ còn kém sẽ bị chết, giáng xuống làm thần, được giao nhiệm vụ cai quản địa hạt của mình. Bên Xiển giáo có những quy định nghiêm ngặt chỉ nhận người có khí chất bất phàm vào làm đệ tử, tu tiên học đạo, bên Triệt giáo rất rộng lượng trong việc nhận đệ tử vào truyền các kỹ năng phép thuật nhưng số lượng đông thì cũng nhiều phần tử phức tạp (nhiều vật, động vật hút linh khí vũ trụ tu luyện và giác ngộ ít nhiều nhưng bản chất xấu không thay đổi), nên vì thế những đệ tử trong ph Triệt giáo có tên rất nhiều trong bảng phong thần. Linh Bảo Thiên Tôn ban đầu bế quan, mặc kệ vạn vật diễn ra trong vũ trụ theo quy luật, viết đôi câu đối liễn ở cửa cung Bích Du răn học trò không được nhúng tay vào chiến sự. Thế nhưng về sau do mâu thuẫn lớn về hệ tư tưởng, học trò của họ xúi giục nên Linh Bảo Thiên Tôn tham chiến họ lập trận Tru Tiên, rồi trận Vạn Tiên để quyết định số mệnh của nhiều người học là sẽ thành tiên hoặc sẽ trở thành thần làm các nhiệm vụ được giao. Trận Vạn Tiên, bên Xiển giáo nhờ đoạt được bốn thanh gươm Tru Tiên từ trận Tru Tiên nên tung bốn thanh gươm phép thuật này lên và nó tung hoành trong thế trận, biến trận Vạn Tiên thành nơi định đoạt số mệnh của nhiều học trò Triệt giáo, trong đó có hai mươi tán vị đạo sỹ, họ được phong thần và trở thành 28 ngôi sao trên bầu trời. Ta xem nhiều phim thần thoại sẽ thấy những tinh tú này có những vì hình dáng diện mạo rất kỳ dị, đó chính là một số loài vật tu đạo, sao vì trận Vạn Tiên mà được phong thần, cai quản 28 vì sao trên. Đó chính là Nhị Thập Bát Tú mà chúng ta đang nói.
3. Cách tính Nhị Thập Bát Tú theo Thiên Văn cổ Phương Đông
Hiện nay, như tôi đã nói khoa Thiên văn cổ phương Đông đã thất truyền, người ta sử dụng hệ thống nhị thập bát tú này trong việc chọn ngày tốt là nhiều. Mỗi sao luân phiên nhau cai quản một ngày, tiếp nối một vòng tuần hoàn rồi lại tiếp tục một vòng mới. Xem ngày theo Nhị thập bát tú được tính như sau
Người ta sử dụng các thứ trong tuần để định ước vị trí trực chiếu của các sao, một tuần có bảy ngày thì mỗi sao quản lý một ngày. Ta nhớ các sao Phòng, Hư, Mão, Tinh luôn là ngày chủ nhật
Năm dương lịch có 365 ngày, chia ra sẽ là 13 chu kỳ của nhị thập bát tú dư một ngày (28 x 13 = 364 ngày + 1 = 365 ngày, tức là thời gian một năm), những năm nhuận dương lịch tháng 2 có 29 ngày thì ta sẽ cộng thêm hai
- Ngày 1/1/1995 là ngày chủ nhật thuộc sao Hư (số 11) ta dễ dàng tính ra ngày 1/1/1996 là ngày thứ 2 thuộc sao Nguy (số 12). Nhưng đến 1/1/1997 phải tuột xuống 2 sao tức là ngày thứ 4 sao Bích (số 14) vì năm 1996 có thêm ngày 29/2). Chỉ cần biết một mốc chính xác, ta có thể tìm ra bất cứ ngày nào trong quá khứ và tương lai theo cách tính trên. Thí dụ ngày 8/3/1997 là ngày sao gì? Khi đã tính được ngày 1/1/1997 là ngày sao Bích ngày thứ 4, 29/1 (28 ngày sau), 26/2/1997 (56 ngày sau) cũng là sao Bích số 14. Vậy 10 ngày sau 8/3/1997 thứ 7 là sao số 24, sao Liễu.
Và theo cách tính nhị thập bát tú như trên thứ tự các sao như sao:
1. Giác (thứ năm)
2. Cang (thứ sáu)
3. Đê (thứ bảy)
4. Phòng (chủ nhật)
5. Tâm (thứ hai)
6. Vĩ (thứ ba)
7. Cơ (thứ tư)
8. Đẩu (thứ năm)
9. Ngưu (thứ sáu)
10. Nữ (thứ bảy)
11. Hư (chủ nhật)
12. Nguy (thứ hai)
13. Thất (thứ ba)
14. Bích (thứ tư)
15. Khuê (Thứ năm)
16. Lâu (thứ sáu)
17. Vị (thứ bảy)
18. Mão (chủ nhật)
19. Tất (thứ hai)
20. Chủy (thứ ba)
21. Sâm (thứ tư)
22. Tỉnh (thứ năm)
23. Quỷ (thứ sáu)
24. Liễu (thứ bảy)
25. Tinh (chủ nhật)
26. Trương (thứ hai)
27. Dực (thứ ba)
28. Chẩn (thứ tư)
Khi luận giải Nhị Thập Bát Tú thì thấy hai mươi tám sao này nằm trong bốn chòm sao và phân theo phương vị. Các nhà Thiên văn chia không gian thiên cầu ra làm 4 phương vị Đông, Tây, Nam, Bắc thông qua sự xuất hiện của các chòm sao để xác định tiết khí và thời gian. Ví dụ: Lúc hoàng hôn sao Sâm ở phương vị chính Nam, đo tọa độ la bàn là 180 độ thì tức là tháng Giêng. Tháng 5 sao Tâm ở phương vị chính Nam, khi sao Khuê ở phương vị đó tức là tiết Thu phân, sao Mão ở hướng đó là tiết Đông chí.
Đã có bài viết phân tích tiết Đông Chí, Tiết Thu Phân, mời xem tại:
Tiết Đông Chí - Tiết khí mang gió Mậu Dich lập đông chi tiết
Tiết Thu Phân - Tiết khí đẹp mang thời tiết của mùa thu
Cách tính sao trong Nhị thập bát tú được phân thành các chòm sao chủ về các phương vị trong không gian như sau:
-
Chòm sao Thanh long tượng của con rồng xanh, thuộc hành Mộc ở phương vị chính Đông gồm các sao Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
-
Chòm sao Bạch hổ tượng của con hổ trắng, thuộc hành Kim ở phương vị chính Tây gồm các sao Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm
-
Chòm sao Chu tước tượng của con chim sẻ mà đỏ, thuộc hành Hỏa ở phương Nam gôm các sao Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn
-
Chòm sao Huyền vũ tượng của một linh vật một con rùa và một con rắn màu đen, thuộc hành Thủy ở phương Bắc gồm các sao Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
Hệ thống 28 sao này được phân chia ngũ hành, thiên thể chi phối, có tượng linh vật tượng trưng cho các sao (những giống vật môn đồ Triệt giáo tu luyện thành):
- Giác Mộc Giao: Thuộc hành Mộc tướng tinh con giao long. Trong Thiên văn chòm Thanh long được xác định từ vị trí sừng của con rồng, giác nghĩa là sừng
- Cang Kim Long: Thuộc hành Kim tướng tinh con rồng chỉ vị trí cổ rồng trong chòm Thanh long
- Đê Thổ Lạc: Thuộc hành Thổ tướng tinh con lạc đà
- Phòng Nhật Thố: Thuộc Thái dương tướng tinh con thỏ
- Tâm Nguyệt Hồ: Thuộc Thái âm tướng tinh con cáo
- Vĩ Hỏa Hổ: Thuộc hành Hỏa tướng tinh con hổ
- Cơ Thủy Báo: Thuộc hành Thủy tướng tinh con báo
- Đẩu Mộc Giải: Thuộc hành Mộc tướng tinh con cua, chỉ vị trí đầu của Huyền Vũ
- Ngưu Kim Ngưu: Thuộc hành Kim, tướng tinh con trâu, chỉ mai của Huyền Vũ
- Nữ Thổ Bức: Thuộc hành Thổ, tướng tinh con dơi
- Hư Nhật Thử: Thuộc Thái dương, tướng tinh con chuột
- Nguy Nguyệt Yến: Thuộc Thái âm, tướng tinh con chim yến
- Thất Hỏa Trư: Thuộc hành Hỏa, tướng tinh con lợn
- Bích Thủy Du: Thuộc hành Thủy, tướng tinh con rái cá
- Khuê Mộc Lang: Thuộc hành Mộc, tướng tinh con chó sói, chỉ đuôi của con hổ
- Lâu Kim Cẩu: Thuộc hành Kim, tướng tinh con chó
- Vị Thổ Trĩ: Thuộc hành Thổ, tướng tinh con chim trĩ
- Mão Nhật Kê: Thuộc Thái dương, tướng tinh con gà
- Tất Nguyệt Ô: Thuộc Thái âm, tướng tinh con quạ
- Chủy Hỏa Hầu: Thuộc hành Hỏa, tướng tinh con khỉ
- Sâm Thủy Viên: Thuộc hành Thủy, tướng tinh con vượn
- Tỉnh Mộc Can: Thuộc hành Mộc, tướng tinh con dê trừu
- Quỷ Kim Dương: Thuộc hành Kim, tướng tinh con dê
- Liễu Thổ Chương: Thuộc hành Thổ, tướng tinh con gấu ngựa
- Tinh Nhật Mã: Thuộc Thái dương, tướng tinh con ngựa
- Trương Nguyệt Lộc: Thuộc Thái âm, tướng tinh con hươu
- Dực Hỏa Xà: Thuộc hành Hỏa, tướng tinh con rắn
- Chẩn Thủy Dẫn: Thuộc hành Thủy, tướng tinh con giun
Theo Thiên văn cổ, mỗi khi vị trí các sao vận động một cách bất thường, không theo quy luật chung thì ở trong nước thường có biến cố đại sự. Việc sử dụng nhị thập bát tú trong việc chọn ngày tốt có ý nghĩa quan trọng, vì những sao tốt, đăng viên rất thuận lợi cho những việc đại sự. Còn những ngày xấu thường dùng để làm một số việc nhỏ, hoặc giải trừ tai ách, kết thúc điều hung hại...Như vậy, công việc như thế nào người ta sẽ chọn những ngày có sao phù hợp với công việc đó nhất, tạo nên may mắn, hanh thông.
Những thông tin trên đã giải đáp chi tiết cho quý bạn đọc về ý nghĩa Nhị Thập Bát Tú là gì, cách tính Nhị Thập Bát Tú theo thiên văn cổ học Phương Đông. Nếu quý bạn có thắc mắc hoặc lời góp ý tới chúng tôi thì vui lòng gửi câu hỏi của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho quý bạn trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa » Các Sao Tốt Trong Nhị Thập Bát Tú
-
"Nhị Thập Bát Tú Và ý Nghĩa Tốt Xấu Của 28 Vì Sao Trong Phong Thủy ...
-
"Nhị Thập Bát Tú Và ý Nghĩa Tốt Xấu Của 28 Vì Sao Trong Phong Thủy "
-
Nhị Thập Bát Tú Và Ý Nghĩa Của 28 Vì Sao Trong Phong Thủy
-
Nhị Thập Bát Tú – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhị Thập Bát Tú - Dự đoán Vận Mệnh Với Thuật Chiêm Tinh Cực Chuẩn ...
-
[BẬT MÍ] Nhị Thập Bát Tú Là Gì & Luận Giải ý Nghĩa Mà ít Ai Biết
-
Nhị Thập Bát Tú Là Gì? Luận Giải Ý Nghĩa 28 Chòm Sao
-
Cách Tính Ngày Tốt Xấu Theo Nhị Thập Bát Tú - Blog Tử Vi Số Mệnh
-
Nhị Thập Bát Tú (28 Tinh Tú) Luận Cát Hung Và ứng Dụng.
-
Nhị Thập Bát Tú – Thuật Chiêm Tinh Dự đoán Chuẩn Xác - Lịch Ngày TỐT
-
Sơ Lược Về Nhị Thập Bát Tú Trong Tài Liệu Lịch Pháp Hán Nôm
-
Nhị Thập Bát Tú Luận Giải - KtsVanLam
-
Cát Hung Của Hướng Nhà Trong Hệ Nhị Thập Bát Tú (28 Sao)
-
Nhị Thập Bát Tú Và ứng Dụng Trong Quan Niệm Văn Hóa Cổ Phương ...