Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy ở Việt Nam - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Trong các bài viết về quy định tốc độ cho các phương tiện xe cơ giới trên VnExpress, nhiều độc giả thắc mắc vậy tốc độ của xe máy là bao nhiêu, vì trong luật chỉ thấy ghi quy định cho xe môtô. Những độc giả này đang hiểu rằng xe môtô ở đây là "môtô phân khối lớn", trong khi thực chất đó lại là xe máy.
Để độc giả hiểu rõ hơn về cách gọi tên những phương tiện dễ gây hiểu nhầm, VnExpress trích dẫn giải thích tên trong các văn bản luật như sau.
Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, gọi tắt là quy chuẩn 41, điều 4 giải thích từ ngữ, mục 4.30 và 4.31 ghi rõ:
4.30: Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400 kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350 kg đến 500 kg đối với môtô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 4.31 của Điều này;
4.31: Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3;
Qua cách giải thích này, môtô chính là xe máy đang lưu hành theo cách gọi của phần đông người sử dụng. Theo đó, những xe số như Honda Wave, Yamaha Sirius hay xe ga như Vespa, Honda SH và môtô như Yamaha FZ150i, R3 đều được gọi chung là môtô trong các văn bản luật.
Xe gắn máy là những xe dung tích dưới 50 phân khối, tốc độ tối đa không lớn hơn 50 km/h, những xe này phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy, đặc trưng là Mobyllete, Velo solex. Xe gắn máy hiện nay cũng bao gồm cả xe máy điện.
Như vậy, người đi xe máy ở Việt Nam khi muốn tìm hiểu các thông tin về luật liên quan đến phương tiện của mình cần tìm tới mục "xe môtô" chứ không phải xe gắn máy như nhiều người lầm tưởng.
Về tốc độ tối đa quy định mới từ 1/3, xe máy tức xe môtô, trong khu dân cư chạy tối đa tới 60 km/h và ngoài khu dân cư là 70 km/h. Xe gắn máy dù ở loại đường nào thì tốc độ tối đa cũng là 40 km/h. Cụ thể cho từng loại đường, độc giả tham khảo ở đây.
Còn một loại phương tiện nữa khiến nhiều người thắc mắc là xe máy chuyên dùng, vậy xe máy chuyên dùng gồm những gì? Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Đức Huy
- Quy định tốc độ mới tài xế Việt cần nhớ
Từ khóa » Thế Nào Là Xe Gắn Máy Và Xe Máy
-
Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Phân Biệt "Xe Máy" Và "Xe Gắn Máy": Tìm Hiểu Các Quy định Và Mức ...
-
Xe Môtô Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Thế Nào? - LuatVietnam
-
Xe Máy Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Phân Biệt Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy - VinFast
-
Phân Biệt Xe Gắn Máy Và Xe Môtô - Luật Hoàng Phi
-
Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy Giống Hay Khác Nhau? - Thư Viện Pháp Luật
-
Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy: Tìm Hiểu Các Quy định Và Mức Xử ...
-
Xe Gắn Máy Là Gì? Phân Biệt Xe Gắn Máy Và Xe Môtô - Vinfast Center
-
Phân Biệt Mô Tô Và Xe Gắn Máy - AZLAW
-
Xe Máy Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Phân Biệt Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy
-
Biển Cấm Xe Gắn Máy Và Xe Môtô Khác Nhau Thế Nào, Phân Biệt Ra ...
-
Xe Máy & Xe Gắn Máy: Hai Khái Niệm Hoàn Toàn Khác Nhau