Phân Biệt "Xe Máy" Và "Xe Gắn Máy": Tìm Hiểu Các Quy định Và Mức ...

Phân biệt Xe máy và Xe gắn máy: Tìm hiểu các quy định và mức xử phạt liên quan - 1

Việc phân biệt Xe máy và Xe gắn máy sẽ giúp người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

Theo QCVN 41:2016 ban hành kèm thông tư 06/2016/TT-BGTVT, “Xe môtô” và “xe gắn máy” đều là phương tiện xe cơ giới, nhưng có quy định tham gia giao thông khác nhau.

Xe môtô, hay còn gọi là xe máy: là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg, từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh.

Xe gắn máy: là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt (xăng) thì dung tích làm việc không được lớn hơn 50 cm3.

Phân biệt Xe máy và Xe gắn máy: Tìm hiểu các quy định và mức xử phạt liên quan - 2

Tất cả các loại xe máy điện có tốc độ tối đa theo thiết kế lớn hơn 50 km/h đều không phải là xe gắn máy theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Giấy phép lái xe (GPLX:

Người điều khiển xe máy (xe môtô) bắt buộc phải có GPLX hạng A1 trở lên, trong khi với xe gắn máy thì không cần.

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, GPLX hạng A1 được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sức khỏe và nhận thức. GPLX này cho phép chủ sở hữu điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích từ 50cm3 đến dưới 175cm3, và người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh dành cho người khuyết tật. GPLX A1 không có thời hạn.

Đối với xe từ 175cm3 trở lên, người điều khiển phải có GPLX hạng A2 và loại này có thời hạn sử dụng.

Phân biệt Xe máy và Xe gắn máy: Tìm hiểu các quy định và mức xử phạt liên quan - 3
Mẫu Honda Zoomer-X 125 nhập khẩu từ Thái Lan sẽ đòi hỏi người lái có GPLX hạng A1 trong khi đó mẫu Zoomer 50 nhập khẩu từ Nhật Bản lại không cần GPLX (chỉ cần trên 18 tuổi và đủ sức khoẻ).

Ví dụ: Những mẫu xe SYM Galaxy/Elegant hay Kymco Like/Candi Hi… có dung tích (thực) động cơ dưới 50 cm3 đều là xe gắn máy và cho dù các mẫu xe này vẫn phải đăng kí biển kiểm soát nhưng người lái không cần phải có GPLX hạng A1.

Trong khi đó, các loại xe máy điện như VinFast Klara hay MBI… dù không sử dụng động cơ đốt trong, nhưng có tốc độ tối đa theo thiết kế trên 50 km/h, nên người điều khiển phải có GPLX phù hợp.

Hệ thống biển hiệu, quy định:

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, biển hiệu quy định kí hiệu về “Xe máy” và “Xe gắn máy” cụ thể như sau:

Phân biệt Xe máy và Xe gắn máy: Tìm hiểu các quy định và mức xử phạt liên quan - 4

Tốc độ tối đa:

Xe gắn máy: tốc độ tối đa cho phép cả trong khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư đều giới hạn ở mức 40 km/h.

Với xe máy lại có khác biệt và nhiều quy định khác nhau ở từng trường trường hợp cụ thể.

Phân biệt Xe máy và Xe gắn máy: Tìm hiểu các quy định và mức xử phạt liên quan - 5

Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Xe máy và Xe gắn máy đều có mức xử phạt tương đương như nhau:

  • Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX.
  • Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20 km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.

Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, Xe máy và Xe gắn máy đều có mức xử phạt tương đương như nhau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1lít khí thở.

Việt Hưng

Từ khóa » Thế Nào Là Xe Gắn Máy Và Xe Máy