Xe Máy & Xe Gắn Máy: Hai Khái Niệm Hoàn Toàn Khác Nhau
Có thể bạn quan tâm
Đa phần người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn đang lẩn quẩn trong hai khái niệm xe máy và xe gắn máy mỗi lần nói đến. Có người cho rằng 2 tên gọi đấy là một, có người lại cho rằng 2 tên gọi ấy hoàn toàn khác nhau dẫn đến các cuộc tranh cãi không hồi kết. Hôm nay, Vũ Trụ sẽ làm rõ vấn đề này cùng với anh chị em.
Các ý kiến xoay quanh xe máy & xe gắn máy
Từ ngữ Việt Nam vốn rất đa dạng và phong phú. Vì thế, việc phân biệt được xe máy và xe gắn trên thực tế không có nhiều. Không chỉ có các chú, các bác, các cô trung niên mà còn rất nhiều bạn trẻ bị nhầm lẫn giữa 2 cụm từ này. Bởi xét theo nghĩa nôm na người Việt thì xe nào cũng có động cơ bên trong là máy móc nên gọi như thế nào cũng vẫn hiểu được.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc nghe hiểu thì cũng không có gì đáng bàn. Đằng này, việc không phân biệt rõ được loại phương tiện mình đang điều khiển là xe máy hay xe gắn máy lại khiến việc đọc các biển báo giao thông sai lệch gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Vì thế, mỗi người phải biết phân loại chính xác phương tiện giao thông của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Nhà Yamaha Soán Ngôi Xe Ga Tiết Kiệm Xăng Nhất 2020?!
Đại lý Honda thu lãi khủng hậu dịch nhờ Vision 2020 quốc dân
Vậy có phải xe máy là tập hợp của tất cả các dòng xe: xe số, xe ga, xe côn, xe mô tô hay không? Câu trả lời là đúng nhưng chưa đủ. Tại sao ư? Tại vì mỗi dòng xe sẽ có phân khối khác nhau làm ảnh hưởng đến cách phân loại đúng theo pháp luật. Cụ thể cách phân loại xe máy và xe gắn máy được pháp luật phân loại cụ thể tại Mục 4.30 và 4.31, Điều 4 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ (gọi tắt là quy chuẩn 41)
Xe máy
Mục 4:30 ghi rõ “Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với mô tô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với mô tô 3 bánh. Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 4.31 của Điều này.”
SH Mode 2020 là xe máy HOT nhất hiện nay
Grande 2020 là mẫu xe máy tiết kiệm xăng nhất trong phân khúc tay ga
Xe tay côn 150cc Winner cũng được là xe máy
Wave RSX 110cc cũng là xe máy
Với quy định bên trên, chúng ta phân bố các loại xe thông dụng thường thấy như SH, Vision, Future, Wave, Winner, Vespa, Grande, Janus, Sirius, Jupiter, Exciter và các loại mô tô phân khối lớn như R3, FZ150i là xe máy.
Xe gắn máy
Mục 4.31 ghi rõ: “Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3.”
Angela 50cc thời trang được nhiều học sinh yêu thích
Cub 50cc là loại xe gắn máy rất được lòng các bậc phụ huynh
Như vậy, xe gắn máy bao gồm các loại xe 2 bánh hoặc 3 bánh có dung tích động cơ dưới 50cc như Cub, Angela, Amigo, Max, Kymco,...
Quy định giao thông áp dụng cho xe máy và xe gắn máy
Giấy phép lái xe
Xe máy và xe gắn máy chỉ có 1 điểm khác biệt duy nhất khi nhìn vào hình thức là có xuất hiện thêm từ “gắn” vào giữa. Tuy nhiên, chính vì từ này mà tất cả ngữ nghĩa và quy định cho từng loại xe lại khác biệt “một trời một vực”. Trong đó, phải kể đến việc cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người điều khiển.
Điều kiện cần có để lái điều khiển xe máy & xe gắn máy
Để có thể điều khiển xe máy - xe mô tô, anh chị em bắt buộc phải trên 18 tuổi, có GPLX bằng A1 đối với xe dung tích từ 50cc đến dưới 175cc hoặc bằng A2 đối với xe có dung tích trên 175cc. Nếu không có GPLX được cấp bởi Bộ Công An mà tự ý điều khiển xe máy thì có thể bị xử phạt bởi Cảnh sát giao thông.
Trong khi đó, để điều khiển xe gắn máy thì chỉ cần đủ 16 tuổi, có CMND hoặc Căn cước công dân là đủ yêu cầu. Trường hợp các trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi lái xe gắn máy thì vẫn bị phạt hành chính bởi CSGT.
Biển báo giao thông
Ngoài khái niệm, quy định về GPLX cũng như tốc độ lái thì trên biển báo giao thông tại Việt Nam được quy định, phân chia xe máy và xe gắn máy thành hai biểu tượng khác nhau.
Hình ảnh trên biển báo có người ngồi trên xe là dành cho xe máy và chiếc xe không có người ngồi bên trên là dành cho xe gắn máy. Anh chị em nhớ tuân thủ đi theo chỉ dẫn trên biển báo để không phạm lỗi lấn tuyến nhé.
Biểu tượng xe máy và xe gắn máy trên biển báo
Tốc độ lái xe
Tốc độ lái xe đối với người điều khiển xe máy tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể tại các khu vực khác nhau cũng như dựa trên các đoạn đường có biển báo quy định hạn mức tốc độ. Nếu trong khu vực dân cư thì xe máy chỉ được chạy dưới 60 km/h, ra ngoài khu vực dân cư thì tốc độ tối đa là 70 km/h.
Ngược lại, người điều khiển xe gắn máy chỉ có thể chạy tối đa ở mức 40 km/h trở xuống dù ở trong hay ngoài khu dân cư.
Kết luận
Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này, anh chị em mình sẽ không còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này nữa. Đặc biệt, anh chị nào đã có GPLX A1 trở lên thì tuyệt đối nên tuân thủ chỉ dẫn trên các biển báo cũng như tốc độ được pháp luật quy định để không phải thường xuyên nộp tiền vào kho bạc nhé.
Từ khóa » Thế Nào Là Xe Gắn Máy Và Xe Máy
-
Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Phân Biệt "Xe Máy" Và "Xe Gắn Máy": Tìm Hiểu Các Quy định Và Mức ...
-
Xe Môtô Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Thế Nào? - LuatVietnam
-
Xe Máy Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Phân Biệt Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy - VinFast
-
Phân Biệt Xe Gắn Máy Và Xe Môtô - Luật Hoàng Phi
-
Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy Giống Hay Khác Nhau? - Thư Viện Pháp Luật
-
Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy: Tìm Hiểu Các Quy định Và Mức Xử ...
-
Xe Gắn Máy Là Gì? Phân Biệt Xe Gắn Máy Và Xe Môtô - Vinfast Center
-
Phân Biệt Mô Tô Và Xe Gắn Máy - AZLAW
-
Phân Biệt Xe Máy Và Xe Gắn Máy ở Việt Nam - VnExpress
-
Xe Máy Và Xe Gắn Máy Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Phân Biệt Xe Mô Tô Và Xe Gắn Máy
-
Biển Cấm Xe Gắn Máy Và Xe Môtô Khác Nhau Thế Nào, Phân Biệt Ra ...