Phân Loại Rác ở Nhật - Nét Văn Hóa đẹp đáng Tự Hào - Sách 100
Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản được coi là quốc gia đi đầu trong việc thu gom và xử lý rác trên thế giới. Hệ thống đường xá, giao thông, cầu cống vô cùng sạch sẽ mà không cần bất cứ người dọn vệ sinh nào tại Nhật Bản gây ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng khách du lịch nước ngoài khi đến thăm đất nước Mặt Trời mọc. Thậm chí ở Nagasaki, người ta có thể nuôi cá ngay ở những rãnh nước dọc thành phố, quả là đặc biệt đúng không nào!
Lần này, Sách 100 sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những cách phân loại rác ở Nhật Bản - bí quyết để nơi đây luôn nằm trong top những quốc gia xanh - sạch - đẹp nhất trên thế giới nhé !
I. Cách phân loại rác ở Nhật
Phân loại rác được coi là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xử lý rác thải tại Nhật Bản. Không chỉ người lớn, trẻ em tại Nhật được học cách phân loại và tập làm quen với việc xử lý những loại rác thải đơn giản ngay từ khi còn bé. Phân loại rác từ lâu đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa tốt đẹp đáng tự hào của người dân nơi đây.
Rác được chia thành 5 loại chính như sau:
1. Rác cháy được (燃えるゴミ):
Thường là các loại rác sống (rác nhà bếp) như đồ ăn thừa, vỏ trứng, bã trà, rau thừa,...hoặc rác sinh hoạt như tã bỉm, thuốc lá, lá cây, những đồ vật làm bằng gỗ, vải,...
Ngoài ra còn có rác giấy đã qua sử dụng mà không tái chế được như giấy vụn, ảnh, hộp đựng đồ ăn,...Các đồ làm bằng da và cao su như găng tay, giày dép hay túi xách.
Một số sản phẩm bằng nhựa như đĩa CD, băng cassette, muỗng nhựa, hộp xốp, chai lọ bằng nhựa nhưng không dán nhãn nhựa プラ hay PET,...cũng được coi là rác cháy được.
- Cách thu gom rác cháy được:
Vì là rác sinh hoạt nên tần suất khá nhiều, khoảng 2 ngày/lần vào 8h30 sáng.
Tùy từng địa phương mà nơi thu gom cũng như ngày giờ vứt rác sẽ khác nhau. Ở một số khu vực, người ta cấm mang rác ra ngoài trước ngày thu gom.
- Một số lưu ý khi phân loại rác cháy được:
+ Đối với rác nhà bếp, bạn cần phải đổ hết nước thừa và gói vào giấy báo cẩn thận, tránh để lại mùi thu hút quạ, chim. Chú ý nếu tại nơi vứt rác có tấm lưới thì bạn phủ lưới lên trên túi để tránh bị quạ tha.
+ Khi vứt túi xách, cặp da, nhớ tháo hết chốt khóa bằng kim loại.
+ Gỗ vụn, cành cây phải được cắt ngắn tầm 50cm và bó vào rồi mới được đem vứt.
2. Rác không cháy được (燃えないゴミ)
Bao gồm các đồ kim loại như : xoong chảo, ô dù, giấy bạc, dao kéo,...Các đồ bằng thủy tinh như chai lọ, chén bát, bóng đèn, gương,...và còn 1 số vỏ đồ hộp không rửa sạch được.
Các loại pin, bật lửa hay bình ga mini,... cũng được xếp vào nhóm này.
- Cách thu gom rác cháy được:
Khoảng 1-2 lần/tuần tùy địa phương mà người ta sẽ đi thu rác không cháy được. Bạn chỉ cần đặt đúng nơi quy định để họ thu gom như rác sinh hoạt là được.
- Một số lưu ý khi phân loại rác không cháy được:
+ Đối với dao kéo hay đồ thủy tinh bị vỡ, bạn phải bọc vào giấy và ghi chữ “危険 (kiken) - nguy hiểm” hay “有害ごみ (Yuugai gomi) - gây hại” ra bên ngoài trước khi vứt.
+ Với những vật chứa khí ga như bình ga, bật lửa,... phải kiểm tra xem đã được sử dụng hết hay chưa, nếu chưa phải dùng hết. Khi vứt phải đúng nơi thoáng mát như quy định để tránh gây cháy nổ.
3. Rác tài nguyên (資源ごみ)
Rác tài nguyên hay còn gọi là rác tái chế, là những loại giấy như báo chí, tờ rơi, giấy gói hàng, thùng bìa carton,..Ngoài ra còn có quần áo hay các loại chăn màn, vải vụn cũ,...
Những đồ nhựa được dán nhãn nhựa プラ (pura) hay PET, các loại chai thủy tinh, vỏ hộp có gắn nhãn nhôm “アルミ” (arumi) hoặc nhãn thép “スチール”(suchiru) thì đều được phân loại là rác tài nguyên.
- Cách thu gom rác tài nguyên:
Vì nhóm rác thải này có số lượng ít nên tùy từng địa phương mà họ sẽ đi thu gom 1-2 lần/ tháng.
- Một số lưu ý khi phân loại rác tài nguyên:
+ Chai lọ hay đồ hộp phải được rửa sạch, phơi khô sau đó để túi riêng với các loại rác còn lại. Chai nhựa ép ngang, lon nước ép dọc, đồ hộp để mở nắp, hộp sữa phải gấp vuông, để ráo trước khi vứt.
+ Phân loại rác giấy báo và quần áo, gấp gọn, xếp chồng và buộc dây theo hình chữ thập. Luôn luôn để khô, không được làm ướt. Nếu không gấp nhỏ được các loại giấy khổ lớn, thùng bìa carton,... thì cắt ra theo kích cỡ quy định rồi buộc lại.
4. Rác thải cỡ lớn (粗大ごみ)
Rác thải cỡ lớn bao gồm những đồ dùng trong sinh hoạt không tái sử dụng được như bàn ghế, tủ, giường, đệm, bếp,...và các loại cánh cửa.
- Cách thu gom các loại rác thải cỡ lớn:
Khác với ở Việt Nam, những loại rác có kích cỡ lớn như thế này ở Nhật sẽ bị tính phí và có quy trình thu gom riêng.
Trước hết, bạn cần liên hệ với “Trung tâm thu gom rác cỡ lớn” - ‟粗大ごみ受け付けセンター” .
Bạn có thể lựa chọn đăng ký trực tiếp tại trung tâm hoặc qua Internet đều được cả, tra cứu theo cú pháp “ Tên thành phố +粗大ごみ受け付けセンター”.
Nhân viên tại đó sẽ hỏi bạn muốn vứt đồ gì, kích thước thế nào, lý do vứt,.., sau đó họ sẽ hướng dẫn bạn mua loại tem nào, ngày giờ và địa điểm thu gom rác.
Bạn ra combini hoặc siêu thị mua tem, giá tiền dao động từ 300 - 10000 yên, rồi dán vào đồ cần vứt.
Đúng ngày giờ đã hẹn, bạn mang ra khu thu gom đã được chỉ định để nhân viên tới lấy.
Việc phân loại và đánh thuế rác cồng kềnh này nhằm hạn chế sự lãng phí cũng như tiết kiệm diện tích chôn lấp, nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường không ô nhiễm.
- Một số lưu ý khi phân loại rác thải cỡ lớn:
+ Khi mua cánh cửa, hãy yêu cầu người bán thu nhận đồ cũ.
+ Đồ gỗ có thể cắt thành kích cỡ phù hợp, thường là mỗi cạnh dưới 50cm, rồi đem vứt vào ngày thu gom rác cháy được.
+ Với những bạn du học sinh, thực tập sinh ở trọ bên ngoài, bạn cần liên hệ với chủ nhà để được hướng dẫn hoặc biết thêm thông tin chi tiết.
5. Rác thu gom (収集ごみ)
Được phân loại là những đồ điện gia dụng có thể tái sử dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy sưởi, nồi cơm điện, điều hòa,...
- Cách thu gom:
Với những đồ này, bạn phải liên hệ với cửa hàng đã mua, cửa hàng chính hãng hoặc trực tiếp tới nhà sản xuất.
Sau đó nhân viên sẽ hẹn ngày và tới thu hồi sản phẩm. Lúc này, bạn sẽ phải trả phí vận chuyển và phí tái chế, tùy loại đồ vật và kích thước của chúng mà giá sẽ dao động khác nhau.
Chính vì lý do này mà những thiết bị có xuất xứ từ Nhật thường rất bền và mang tính an toàn cao. Một số loại máy móc sau nhiều năm sử dụng vẫn hoạt động rất tốt, ít hỏng hóc.
Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể bán lại cho các cửa hàng đồ cũ Hard Off, Second Street,... hoặc các trang web cho - bán đồ cũ miễn phí như Mercari, Rakuten,...
II. Một số lưu ý khi phân loại rác ở Nhật
- Rác phải được bỏ vào túi bóng trong suốt hoặc bao nhựa vinyl (có thể mua tại các cửa hàng 100 yên) thân thiện với môi trường. Miệng túi phải được buộc chặt trước khi vứt.
- Ở một số địa phương, việc phân loại rác sẽ được quy định và nhận biết thông qua các màu của túi đựng rác
- Bạn có thể rửa sạch vỏ hộp sữa, khay đựng đồ ăn,...rồi mang tới siêu thị để tái chế.
- Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi ngoài hành lang, lối đi hay qua cửa sổ,...
- Rác sau khi phân loại sẽ có 2 hình thức thu gom rác là vứt ở “Bãi thu gom rác tập trung” hoặc “ Thu gom rác tại nhà”. “Bãi thu gom rác tập trung” sẽ được bố trí ở nơi ít người sinh sống, tuy nhiên cần giữ gìn sạch sẽ vì đó là khu cư dân sử dụng chung.
- Ngày giờ và thời gian thu gom rác sẽ tùy từng địa phương, văn phòng hành chính địa phương sẽ thông báo cho bạn khi chuyển đến nơi ở mới.
- Bạn phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về phân loại và thu gom rác thải ở Nhật. Nếu vi phạm hay phân loại sai, bạn sẽ bị phạt tiền, thậm chí là ngồi tù.
III. Các từ vựng cần biết khi phân loại rác ở Nhật
Khi thuê nhà trọ hay chuyển đến nhà mới tại Nhật, bạn sẽ được cấp một bản hướng dẫn phân loại rác và đổ rác theo quy định. Sách 100 xin đưa ra một vài từ vựng cần thiết để bạn có thể dễ dàng phân loại rác bằng tiếng Nhật một cách dễ dàng và thuận tiện :
分別する (bunbetsu suru) : phân loại
燃えるごみ・可燃ごみ (Moeru gomi / Kanen gomi ) : Rác cháy được
燃えないゴミ・不可燃ごみ (Moenai gomi / Fukanen gomi) : Rác không cháy được
粗大ごみ (sodai gomi): Rác cỡ lớn
資源ごみ (shigen gomi) : Rác tài nguyên
収集ごみ (shuushuu gomi) : Rác thu gom
家庭ごみ (katei gomi): Rác thải gia đình
生ごみ (nama gomi) : rác sống, rác nhà bếp
古紙 (koshi) : giấy đã qua sử dụng
びん・缶・ペットボトル (Bin / Kan / petto bottoru) : Bình, lon, chai nhựa tái chế được
容器包装 (youki housou) : Đồ chứa, đựng
ごみステーション (gomi suteshon): Trạm tập kết rác
ごみ収集車 (gomi shuushuu sha): Xe thu gom rác
ゴミ回収日 (gomi kaishuu hi): Ngày thu gom rác
粗大ごみ処理券 (sodaigomi shoriken) : tem xử lý rác thải lớn
粗大ごみ処理手数料納付券 (sodaigomi shoritesuuryou noufuken): Phiếu tính phí xử lý rác thải cỡ lớn
Quả là một thói quen tốt đáng học tập phải không nào!
Hy vọng qua bài viết này, Sách 100 đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn có thể hiểu thêm về một nét văn hóa đáng tự hào của người Nhật !
Chúc các bạn học tốt và giữ gìn sức khỏe nhé!
🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT"
🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE
>>> Hướng dẫn giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật (bản chi tiết)
>>> Trọn bộ từ vựng tiếng Nhật theo chủ đề (PDF)
>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<
🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày
🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k
🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)
Từ khóa » đổ Rác Tiếng Nhật Là Gì
-
Tất Tần Tật Từ Vựng Tiếng Nhật Về Rác Tại Nhật Bản
-
Đổ Rác Tại Nhật Và Những Từ Vựng Về đổ Rác
-
đổ Rác Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Việt-Nhật
-
Phân Loại Rác ở Nhật Và Từ Vựng Liên Quan
-
Bạn đã Biết Từ Vựng Tiếng Nhật Về đổ Rác Chưa?
-
Phân Loại Rác ở Nhật Như Thế Nào
-
Tiếng Nhật Thực Dụng Chủ đề Vứt Rác
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Bài 14 | NHK WORLD RADIO JAPAN
-
Từ Vựng Tiếng Nhật Về Phân Loại Rác
-
Học Từ Vựng Tiếng Nhật Về Rác Thải Và Phân Loại Rác
-
[PDF] RÁC CÓ THỂ ĐỔ TẠI ĐỊA ĐIỂM THU GOM RÁC - 草津市
-
CÁCH ĐỌC BẢNG HƯỚNG DẪN ĐỔ RÁC TẠI NHẬT - YouTube
-
Đổ Rác ở Nhật, Tưởng Dễ Mà Không Dễ