Phân Tích Swot - PVCFC
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước với nhu cầu tiêu thụ Urê từ nông dân đạt 680.000 - 720.000 tấn/năm; phân DAP từ 360.000 - 390.000 tấn/năm; Phân Kali từ 220.000 - 260.000 tấn/năm; phân NPK từ 800.000 - 1.100.000 tấn/năm và các phân bón khác từ 1.000.000 - 1.200.000 tấn/năm.
Nhà máy Đạm Cà Mau nằm ở ĐBSCL là thị trường có tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy hải sản lớn nhất cả nước, trong đó có mặt hàng sản xuất - xuất khẩu lúa gạo, cây ăn trái từ lâu vốn là thế mạnh chính của vùng. Hàng năm, diện tích canh tác lúa của vùng ổn định ở mức 1,6 triệu ha với 2 vụ chính Đông Xuân và Hè Thu, chưa kể vụ 3 với diện tích từ 650.000 - 750.000 ha hoạt động theo định hướng xuất khẩu (gạo xuất khẩu của ĐBSCL chiếm 80% tổng lượng xuất khẩu gạo cả nước hàng năm từ 6 - 7 triệu tấn, trị giá hơn 3 tỷ USD/năm). Có thể thấy, với quy mô thị phần Urê chiếm bình quân 60% - 65% thị phần tại ĐBSCL, đây là một lợi thế mà nhiều đơn vị sản xuất trong ngành khó có thể đạt được. Hai năm gần đây, giá lúa thu mua của nông dân và giá gạo xuất khẩu được cải thiện đáng kể giúp bà con nông dân yên tâm canh tác và đầu tư nhiều hơn cho cây trồng này, qua đó giúp PVCFC duy trì thị phần ổn định các mặt hàng Urê, Kali, NPK, sản phẩm mới.
Về thị trường cây ăn trái, với quy mô diện tích cây ăn trái của ĐBSCL chiếm hơn hơn 60% quy mô diện tích cây ăn trái cả nước hơn 1 triệu ha, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị cung cấp cho các nhà máy chế biến trong vùng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phân khúc thị trường này chiếm vị trí quan trọng đối với các dòng sản phẩm mới và sản phẩm NPK Cà Mau của PVCFC trong các năm tới. Theo nhiều chuyên gia kinh tế và đội ngũ nghiên cứu khoa học, nếu được đầu tư xứng đáng thì hiệu quả kinh tế thu được từ thị trường cây ăn trái còn cao hơn nữa so với hiệu quả trồng lúa, do đó, tiềm năng phát triển thị trường cây ăn trái tại ĐBSCL còn nhiều cơ hội khai thác và cải thiện trong tương lai. Điều này, giúp PVCFC tận dụng cơ hội cải thiện phân khúc tiêu thụ dòng sản phẩm phân bón mới, sản phẩm NPK và đưa ra các giải pháp dinh dưỡng hữu hiệu phục vụ nhu cầu phát triển của vùng trong tương lai.
Về thị trường rau màu với diện tích canh tác lớn, phân bố tại các vùng đất màu mỡ trải dài trên các vùng đất trũng tập trung dọc lưu vực hệ thống sông Tiền Giang, sông Hậu Giang với thời gian canh tác ngắn ngày tạo thuận lợi cho PVCFC mở rộng cung ứng sản phẩm phân bón mới, phân hữu cơ có giá trị cao, góp phần quan trọng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng đầu ra sản phẩm rau màu “xanh - sạch - đẹp” phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và từng bước đáp ứng nhu cầu cho chuỗi hệ thống siêu thị bán lẻ của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Với mạng lưới hệ thống phân phối đại lý cấp 1 và cấp 2 lớn nhất cả nước, PVCFC đã và đang từng bước duy trì, phát triển thị phần các dòng sản phẩm bón chiến lược, góp phần quan trọng đóng góp trên 2/3 doanh thu cơ cấu tiêu thụ sản phẩm tại ĐBSCL.
Từ khóa » Swot Ngành Vận Tải
-
Phân Tích SWOT Ngành Logistics Việt Nam
-
Phân Tích Ngành Giao Thông Vận Tải Bằng Mô Hình Swot - Tài Liệu Text
-
Phân Tích Ma Trận SWOT Của Ngành Vận Tải Biển Việt Nam - 123doc
-
Sự “lợi Hại” Của SWOT Với Ngành Logistic
-
Phân Tích SWOT Ngành Logistics Việt Nam Điểm Mạnh - Facebook
-
Công Ty Vận Tải Kế Hoạch Kinh Doanh Phân Tích SWOT
-
[PDF] Trường Đại Học Kinh TếHuế
-
Phân Tích SWOT Về Chuyển đổi Số Nhằm Nâng Cao ATGT Hàng Hải ...
-
Đẩy Mạnh Và Phát Triển Doanh Nghiệp Logistics ở Việt Nam
-
Báo Cáo Phân Tích Ngành Vận Tải Biển Khai Thác Dịch Vụ Cảng
-
Swot Ngành Hàng Khôc .pdf Tải Xuống Miễn Phí!
-
Vận Tải Và Logistics - Hồ Sơ Công Ty & Báo Cáo Phân Tích SWOT
-
[PDF] Chiến Lược Phát Triển Thành 3PL Cho Các Công Ty Dịch Vụ Logistics ...
-
[PDF] 4 CHIẾN LƯỢC VẬN TẢI
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN - 1. Phân Tích Mô Hình SWOT - StuDocu
-
Báo Cáo Phân Tích SWOT Ngành Nhựa Bao Bì – ASEANSC
-
Download Tài Liệu Phân Tích SWOT