Phép đối Xứng Trục - Lý Thuyết Toán

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 11
  4. CHƯƠNG 6: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
  5. Phép đối xứng trục
Phép đối xứng trục Trang trước Mục Lục Trang sau

1. Kiến thức cần nhớ

a) Định nghĩa

- Hai điểm \(M,M'\) được gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng \(a\) nếu \(a\) là đường trung trực của đoạn thẳng \(MM'\), nếu \(M \in a\) thì \(M' \equiv M\).

- Phép đối xứng qua đường thẳng \(a\) là phép biến hình biến mỗi điểm \(M\) thành \(M'\) đối xứng với \(M\) qua \(a\), biến đường thẳng \(a\) thành chính nó.

- Kí hiệu: \({D_a}\) (phép đối xứng trục qua đường thẳng \(a\)).

Như vậy \({D_a}\left( M \right) = M' \Leftrightarrow \overrightarrow {HM} = - \overrightarrow {HM'} \) với \(H\) là hình chiếu của \(M\) trên \(a\).

b) Biểu thức tọa độ của phép đối xứng trục

Cho điểm \(M\left( {x;y} \right)\). Phép đối xứng qua trục \(Ox\) biến điểm \(M\) thành \(M'\) thì \(M'\left( {x; - y} \right)\).

c) Tính chất phép đối xứng trục

- Bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.

- Biến một đường thẳng thành đường thẳng.

- Biến một đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng đoạn thẳng bằng nó.

- Biến một tam giác thành tam giác bằng tam giác đã cho.

- Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.

d) Hình có trục đối xứng

Đường thẳng \(d\) được gọi là trục đối xứng của hình \(H\) nếu phép đối xứng trục \({D_d}\) biến hình \(H\) thành chính nó, tức là \({D_d}\left( H \right) = H\)

2. Một số dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tìm điểm đối xứng với một điểm qua đường thẳng cho trước.

Cho đường thẳng \(d\) và điểm \(M\) cho trước. Tìm điểm \(M'\) đối xứng với \(M\) qua \(d\).

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm hình chiếu \(H\) của \(M\) trên \(d\).

+) Viết phương trình đường thẳng \(\Delta \) qua \(M\) và vuông góc với \(d\).

+) Hình chiếu \(H\) là giao điểm của \(d\) và \(\Delta \).

- Bước 2: Tìm tọa độ điểm \(M'\).

Điểm \(M'\) là ảnh của \(M\) nếu \(H\) là trung điểm của \(MM'\).

Dạng 2: Viết phương trình đường thẳng đối xứng với đường thẳng đã cho qua phép đối xứng qua đường thẳng.

Cho đường thẳng \(d\) và \(\Delta \), viết phương trình đường thẳng \(d'\) đối xứng với \(d\) qua \(\Delta \).

Phương pháp:

- Bước 1: Lấy hai điểm phân biệt bất kì thuộc \(d\), tìm các điểm đối xứng với hai điểm lấy được qua đường thẳng .

- Bước 2: Viết phương trình đường thẳng đi qua hai điểm ảnh.

Dạng 3: Viết phương trình đường tròn đối xứng với đường tròn qua đường thẳng.

Cho đường tròn \(\left( C \right)\) và đường thẳng \(d\). Viết phương trình đường tròn \(\left( {C'} \right)\) đối xứng với \(\left( C \right)\) qua \(d\).

Phương pháp:

- Bước 1: Tìm tọa độ tâm và bán kính đường tròn.

- Bước 2: Tìm tọa độ điểm đối xứng với tâm qua đường thẳng.

- Bước 3: Viết phương trình đường tròn có tâm vừa tìm được và bán kính bằng bán kính đường tròn đã cho.

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Ôn tập chương phép biến hình
  • Ôn tập chương 5: Tứ giác
  • Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
  • Phép đối xứng tâm
  • Đồ thị hàm số và phép tịnh tiến hệ tọa độ

Tài liệu

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Toán 11: Các dạng toán phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

Toán 11: Các dạng toán phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

Toán 6 - Đề Kiểm Tra Học kỳ 2 - Trường Nguyễn Tất Thành - Hà Nội năm học 2019 - 2020

Toán 6 - Đề Kiểm Tra Học kỳ 2 - Trường Nguyễn Tất Thành - Hà Nội năm học 2019 - 2020

Các định lí về hình học phẳng tập I - Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2

Các định lí về hình học phẳng tập I - Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cấp 2

Toán 6 - Phép cộng số nguyên

Toán 6 - Phép cộng số nguyên

Từ khóa » đối Xứng Oy