Phương Pháp Khối Phổ (MS) - BioMedia Vietnam Group
Có thể bạn quan tâm
- Quang phổ
- Quang phổ hấp thụ nguyên tử
- Quang phổ phát xạ plasma
- Quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS
- Quang phổ huỳnh quang
- Các kỹ thuật quang phổ khác
- Sắc ký
- Sắc ký lỏng cao áp HPLC
- Sắc ký khí GC
- Sắc ký ion IC
- Sắc ký lớp mỏng TLC
- Các kỹ thuật sắc ký khác
- Khối phổ
- GC-MS & GC-MS/MS
- LC-MS & LC-MS/MS
- ICP-MS & ICP-MS/MS
- Khối phổ và các ứng dụng phổ biến
- Phân tích dược phẩm
- Phân tích thành phần
- Phân tích đặc tính
- Phân tích hoạt tính
- Phân tích nồng độ
- Các kỹ thuật mới
- Phân tích thực phẩm
- An toàn thực phẩm
- Thực phẩm chuyển gen
- Thực phẩm chức năng
- Các kỹ thuật mới
- Tin tức nổi bật
- Nhóm thiết bị làm lạnh
- Tủ lạnh âm sâu
- Máy đông khô
- Bể tuần hoàn lạnh
- Tủ ấm - lạnh
- Tủ mát
- Tủ lạnh -60, -45, -20oC
- Máy lắc ấm - lạnh
- Nhóm thiết bị làm nóng
- Tủ ấm/ Tủ ấm CO2
- Tủ sấy/ Tủ sấy chân không
- Máy cô quay chân không
- Lò nung/ Máy sấy phun
- Máy sấy phun
- Nồi hấp tiệt trùng
- Đèn tiệt trùng khí ga
- Block gia nhiệt-ổn nhiệt
- Nhóm thiết bị cơ học
- Máy ly tâm/ cô ly tâm
- Máy khuấy cơ/khuấy từ
- Máy lắc/spin/vortex
- Máy thổi khí nitơ/khí trơ
- Máy nghiền mẫu
- Máy phá tế bào siêu âm
- Bể rửa siêu âm
- Máy rót môi trường
- Tủ ấm lắc
- Nội thất Phòng thí nghiệm
- Nội thất PTN
- Tủ hút khí độc
- Tủ an toàn sinh học
- Tủ cấy/ Clean bench
- Tủ hóa chất an toàn
- Các thiết bị nội thất khác
- Tủ sinh trưởng thực vật
- Bơm chân không
- Phòng sạch
- Cân/pH/Lọc/Pipet/Bơm...
- Cân kỹ thuật/phân tích
- Máy đo pH
- Máy đo chỉ tiêu khác
- Máy lọc nước siêu sạch
- Các loại pipet phổ biến
- Các máy đo đa chức năng
- Máy đếm khuẩn lạc
- Máy đo DNA/RNA/Protein
- Hóa chất cơ bản/phân tích
- Hóa chất cơ bản
- Hóa chất phân tích
- Hóa chất khác
- Kinh nghiệm lựa chọn
- Hóa chất sinh học
- Miễn dịch
- Nuôi cấy Tế bào động vật
- Nuôi cấy thực vật
- Enzyme-Protein
- Tách chiết DNA/RNA/Protein
- Hóa chất ELISA
- Sinh phẩm xét nghiệm
- Xét nghiệm huyết học-sinh hóa
- Xét nghiệm nước tiểu-vi sinh
- Xét nghiệm realtime PCR
- Xét nghiệm di truyền/ung thư
- Pipet/Vật tư tiêu hao
- Pipet/các dụng cụ hút
- Vật tư thông thường
- Vật tư sinh học
- Dụng cụ thủy tinh
- Hóa chất sinh học phân tử
- Kit tách chiết DNA/RNA/Protein
- Hóa chất PCR
- Các bộ kit Realtime PCR
- Hóa chất giải trình tự gen
- Hóa chất điện di
- Các loại kháng thể
- Các kỹ thuật phân tích
- Các phương pháp chuẩn bị mẫu
- Các kỹ thuật quang phổ
- Các kỹ thuật sắc ký
- Công nghệ mới
- Khối phổ và các kỹ thuật khác
- Các kỹ thuật lấy mẫu
- Lấy mẫu đất
- Lấy mẫu nước
- Lấy mẫu không khí
- Lấy mẫu đặc biệt
- Tin công nghệ mới
- Phân loại môi trường
- Môi trường nước
- Môi trường không khí - Tiếng ồn
- Đất đai – Tài nguyên – Khoáng sản
- Phân tích vi lượng - vi sinh vật
- Chất thải nông nghiệp, công nghiệp, y tế
- Đa dạng sinh học
- Các dự án môi trường - Chuyển giao công nghệ
- Xử lý nước thải - nước cấp
- Xử lý khí thải - Tiếng ồn
- Tư vấn và đào tạo các vấn đề về môi trường
- Dịch vụ kiểm tra, đo đạc, phân tích
- Xử lý chất thải
- Môi trường và cuộc sống
- Văn bản pháp luật
- Môi trường và sức khỏe
- Biến đổi khí hậu
- Sự cố môi trường
- Phát triển bền vững
Phương pháp khối phổ (MS)
BioMedia
Phương pháp khối phổ (MS) là một kỹ thuật phân tích hóa học giúp xác định hàm lượng và loại chất hóa học có trong một mẫu bằng cách đo tỷ lệ khối lượng trên điện tích và số lượng của các ion pha khí.
Nguyên lý của khối phổ
Khối phổ là kỹ thuật phân tích đo phổ về khối lượng của các phân tử tích điện khi chúng di chuyển trong điện trường. Mẫu được ion hóa trở thành các phân tử tích điện khác nhau và được phân tách dựa vào sự sai khác về giá trị m/z. Dữ liệu phổ khối được tự động ghi lại và sử dụng để nhận dạng protein bằng các công cụ tin sinh học. Hoạt động và cấu tạo chung của máy khối phổ Ban đầu, mẫu (i) được ion hóa thành các ion ở các trạng thái tích điện khác nhau, (ii) sau đó các ion mẫu sẽ được phân tách dựa trên sự khác biệt về giá trị m/z, (iii) ghi dữ liệu phổ về khối của các ion đã phân tách với sự trợ giúp của các phần mềm tin sinh học cho phép tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu và phân tích kết quả thu được. Máy khối phổ không đo khối lượng (m) mà chúng đo giá trị m/z (mass/charge ratio). Hệ thống khối phổ có nhiều loại và được ứng dụng rất đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có hai loại hệ thống hay được sử dụng chính trong proteomics là MALDI-TOF và ESI-MS/MS [2, 10]. Hai hệ thống này khá khác nhau nhưng bổ sung cho nhau với cùng một mục đích là nhận dạng protein. Máy khối phổ có 3 phộ phận chính đó là (i) nguồn ion hóa mẫu, (ii) bộ phận phân tích khối, (iii) bộ phận ghi phổ (detector). Tùy thuộc vào các loại nguồn và bộ phân tích khối mà máy khối phổ có cấu hình và nguyên tắc hoạt động khác nhau. Hình dưới minh họa sơ đồ cấu tạo đơn giản của hệ thống khối phổ.
Có 2 loại nguồn ion hóa mẫu hay được sử dụng đó là nguồn MALDI và ESI. Kỹ thuật MALDI-TOF
MALDI là thuật ngữ chỉ phương pháp ion hóa mẫu hấp thụ dựa trên sự hỗ trợ của các chất nền và năng lượng laser (Matrix-assisted laser desorption ionization, MALDI). Nguồn MALDI sử dụng các chất nền hỗ trợ để ion hóa mẫu dưới tác dụng của năng lượng laser lớn.
Ban đầu, mẫu được xử lý, làm tinh sạch bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau đó mẫu phân tích được trộn với các chất nền (các axit yếu như sinapinic) chứa các phân tử hữu cơ nhỏ có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng ở những bước sóng nhất định. Hỗn hợp mẫu và chất nền được đưa lên khay và bay hơi tạo thành các hạt tinh thể bám với peptid. Dưới tác dụng của nguồn năng lượng laser cực lớn chiếu vào làm cho các chất nền (axit yếu) hấp thụ năng lượng và bật ra các photon. Mẫu được hấp thụ photon và năng lượng sẽ được đi vào hệ thống khối phổ TOF. Các ion dương thường được tạo ra đối với mẫu dạng các peptid/protein. Mỗi peptid có xu hướng hấp thụ một photon kết quả là ion peptid sẽ tích điện dương +1.
Phương pháp MALDI-TOF và MALDI-TOF MS thường được sử dụng cho các mẫu protein đơn giản, và khá tinh sạch. Ưu điểm là có thể giải trình tự axit amin mảnh peptid và đo chính xác khối lượng, nhưng nó lại không thích hợp cho việc phân tích hỗn hợp protein phức tạp. Kỹ thuật ESI-MS/MS ESI (ElectroSpray Ionization) là thuật ngữ chỉ phương pháp ion hóa mẫu bằng phương pháp phun chùm ion trong dung dịch tạo thành đám sương mù với các giọt nhỏ dễ bay hơi. Cơ chế hoạt động của nguồn ESI khá đơn giản. Dưới áp lực dòng liên tục, đường kính cột bé và hiệu điện thế cao (2500V), peptid sẽ được phun tơi thành các giọt nhỏ đa điện tích ra khỏi đầu kim phun. Kim phun sẽ tạo thành các giọt nhỏ, như đám sương mù (đám mây khí ion), dễ bay hơi, các giọt này chứa peptid và các thành phần dung môi khác. Quá trình bay hơi được thực hiện bởi nhiệt độ hoặc màng chắn khí nitơ (curtain gas) làm cho mẫu dễ bay hơi. Kết quả là chỉ còn peptid tích điện và bay vào bộ phận phân tích khối của máy khối phổ liên tục MS/MS.
Ngược với MALDI, nguồn ESI ion hóa mẫu trong dịch lỏng. Khi đó peptid sẽ tồn tại ở dạng ion bởi vì chúng chứa các nhóm chức, và điện tích của chúng phụ thuộc vào pH của dung môi. Ở giá trị pH axit (pH 3,5 hoặc thấp hơn) protein/peptid sẽ mang điện tích dương và được phân tách bằng sắc ký nano đa chiều tốt hơn [3]. Do đó, nguồn ESI hay được kết nối trực tiếp với hệ sắc ký lỏng và thường phân tích các peptid ở chế độ ion dương. Hệ ESI-MS/MS có ưu điểm là tự động, ion hóa cao, có khả năng kết nối linh động với sắc ký và khối phổ, peptid thường ở trạng thái đa điện tích (+2, +3…). Trạng thái tích đa điện tích làm cho giá trị m/z phù hợp với giải khối cho phép của các bộ phận phân tích khối như quadrupole và ion-trap. Hệ nanoLC-MS/MS có thể phân tách hỗn hợp protein phức tạp với hàng ngàn protein được nhận dạng.
Có ba loại bộ phận phân tách khối liên tục MS/MS (tandem mass analyzer) là triple quadrupole (hình 12), ion-trap và quadrupole-time of flight.
Mặc dù các bộ phận phân tích khối này hoạt động khác nhau nhưng chúng có chung một chức năng là phân tách khối các ion trong điện trường. Hỗn hợp ion được hình thành từ nguồn ESI sẽ được đi qua bộ phận phân tách khối liên tục để phân tách, lựa chọn và vào buồng phân mảnh CID (collision-induced dissociation).
Ion peptid sẽ bị phân mảnh thành các đoạn nhỏ hơn được đo và ghi phổ tại detector. Quá trình phân mảnh liên tục được gọi là quá trình thực hiện MS/MS.
Nguồn: http://phantichprotein.vn
Tổng hợp: BioMedia Việt Nam
BioMedia Việt NamSản phẩm - Công nghệ mới
Hệ thống thử nghiệm hoạt tính và độc tính tế bào NK
Máy giải trình tự gen điện di mao quản 3500
Máy điện di mao quản phân tích đoạn DNA/RNA Fragment Analyser
Máy PCR Gradient 96 giếng
Máy Realtime PCR 7500
Các bài viết cùng chủ đề
Phương pháp khối phổ (MS)
09-03-2016Phương pháp khối phổ (MS) là một kỹ thuật phân tích hóa học giúp xác định hàm lượng và loại chất hóa học có...
Từ khóa » Nguyên Tắc Phổ Khối Lượng
-
Phương Pháp Khối Phổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Khối Phổ - ADTechnology
-
Khối Phổ Là Gì? Máy đo Phổ Khối Lượng, Khối Phổ Kế Là Gì? - VINALAB
-
Lý Thuyết Và ứng Dụng Phương Pháp Phổ Khối Lượng & Sắc Kí Lỏng ...
-
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Phổ Khối Lượng | Xemtailieu
-
PHỔ KHỐI - Dược Điển Việt Nam
-
Phương Pháp Phổ Khối Lượng (Mass Spectrometry - MS) - Tài Liệu Text
-
Phổ Khối Lượng - Hội Bác Sỹ
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Phương Pháp Khối Phổ (MS) - YouTube
-
Khối Phổ | Định Nghĩa, Ứng Dụng, Nguyên Tắc Và Sự Kiện
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Khối Phổ - ADTechnology
-
Phương Pháp Phân Tích Phổ Khối Lượng
-
PHƯƠNG PHÁP PHỔ KHỐI LƯỢNG (MS) - Hóa Học - Bùi Vàng
-
Khối Phổ Và Các ứng Dụng Phổ Biến - BioMedia Vietnam Group