Rèn Luyện Cách Diễn đạt Trong Nghị Luận Văn Học
Có thể bạn quan tâm
7. Cấu trúc đề tài
2.2. Rèn luyện cách diễn đạt trong nghị luận văn học
Qua quá trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy rằng, việc diễn đạt trong văn nghị luận văn học còn nhiều hạn chế. Trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số cách thức rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt trong văn nghị luận văn học.
Mục đích giúp cho học sinh tránh được các lỗi sai về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận văn học. Một bài văn nghị luận hay phải có ý tứ sâu sắc, lập luận chặt chẽ, sắc bén, được diễn đạt bằng ngôn từ chuẩn mực, trong sáng và hấp dẫn. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt là quá trình lâu dài với nhiều yêu cầu và nội dung khác nhau. Con đường rèn luyện tốt nhất là thông qua thực hành: luyện tập diễn đạt đúng, hay, sửa chữa các lỗi thường gặp.
Rèn cho học sinh cách sử dụng các từ ngữ phù hợp, biết sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau làm cho đoạn văn, bài văn giàu màu sắc, có hình ảnh hơn. Đặc biệt, việc xác định giọng điệu, sử dụng các biện pháp tu từ giúp bài văn linh hoạt, giàu cảm xúc. Để làm tốt một bài văn theo đúng yêu cầu đề và làm hay, học sinh phải biết sử dụng những từ ngữ, cách đặt câu, viết đoạn, viết bài đúng và có sức gợi cảm. Những hình ảnh, những chi tiết đưa vào phải chân thực, sinh động gợi cảm, nghĩa là nó mang tư cách của hình tượng nghệ thuật.
Nói đến thao tác hành văn của học sinh hiện nay nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng, nhiều khi các em lầm tưởng rằng khi viết văn, làm văn thì càng dùng nhiều hình ảnh để so sánh, ví von, dùng càng nhiều từ ngữ mượt mà thì bài văn càng đạt kết quả cao. Cần khẳng định ngay đây là một cách hiểu sai lầm nghiêm trọng. Nhiều khi chính vì sự cố tình làm như vậy nên dẫn đến một hậu quả đáng tiếc là bài văn trở nên sáo rỗng, câu văn cầu kì, diễn đạt vòng vèo,… không phù hợp với phong cách, nội dung bài viết.
Một bài văn được đánh giá là hay cũng có nhiều mức độ khác nhau nhưng cái cơ bản cần đạt được một bài văn hay trước hết dựa vào cách hành văn của mỗi người. Người ta thường nói văn phải có giọng điệu riêng. Suy cho cùng điều đó cũng bắt nguồn từ thái độ khinh – trọng, yêu- ghét của người viết. Khi đọc văn người đọc sẽ thấy hình ảnh cái tôi của người viết qua lời văn, cách đặt câu, cách dùng từ,…
Như vậy, gốc tư tưởng có tốt, gốc nhân tình có sâu, tư cách người viết có đàng hoàng thì văn mới hay mới sáng được.
Từ khóa » Phần Luyện Tập Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận | Soạn Văn 12 Hay Nhất
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo)
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo) - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận - Ngắn Gọn Nhất
-
Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo) | Ngữ Văn 12 Tập 2 - Tech12h
-
Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận | Ngữ Văn 12 Tập 2 - Tech12h
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo) - Ngữ Văn 12
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận - Ngữ Văn 12
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo, Trang 155)
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo)
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận Tiếp Theo Siêu Ngắn
-
Top 5 Bài Soạn Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo) (Ngữ Văn 12 ...
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận - Giải Bài Tập
-
Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (ngắn Gọn)