Soạn Bài Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận (tiếp Theo)

III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

1. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. (1) "Thế mà.... suy nhược"(2) "Trong tình cảnh ấy.... não cân ta"

Yêu cầu:a) Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì tương đồng? Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu trong từng đoạn trích có nét gì đặc trưng riêng biệt? b) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là gì? c) Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng phép tu từ có vai trò như thế nào trong việc biểu hiện giọng điệu của đoạn trích?

2. Tìm hiểu đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Yêu cầu:

a) Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó.

b) Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể.

3. Từ những nội dung đã tìm hiểu ở mục 1 và 2. Anh /chị hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận

LUYỆN TẬP

1. Phân tích, làm rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận(1) "Sự thật là từ.... cộng hòa"(2)"Con người thơ.... chôn ai"(3)"Nhưng nếu Kiều... cảm tự tôn"

2. Chọn một đoạn các đề tài để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng điệu phù hợp (SGK tập 2 trang 158)

Lời giải: III. XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬNCâu 1 trang 155 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. (1)"Thế mà.... suy nhược"(2)"Trong tình cảnh ấy.... não cân ta"Yêu cầu:a) Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì tương đồng? Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu trong từng đoạn trích có nét gì đặc trưng riêng biệt? b) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là gì? c) Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng phép tu từ có vai trò như thế nào trong việc biểu hiện giọng điệu của đoạn trích?  Trả lời: a) Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có nhều điểm tương đồng đó là: + Cả hai đoạn đều có giọng điệu khẳng định chắc chắn vấn đề nghị luận. + Lời văn trang trọng, nghiêm túc, dứt khoát, giọng điệu khẳng định.- Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu trong từng đoạn trích có nét đặc trưng riêng biệt đó là: + Đoạn 1: giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn, đanh thép. + Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha, mãnh liệtb) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt trong những đoạn trích trên là:- Đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận khác nhau. (1) vấn đề khoa học, độc lập dân tốc. (2)Về nghệ thuậtc. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kiểu câu, biện pháp tu từ có vai trò rất lớn trong việc biểu hiện giọng điệu của đoạn trí- Đoạn (1): sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị , điệp từ "Chúng"...- Đoạn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử, sử dụng . Câu cảm thán, Từ ngữ ghệ thuật Câu 2 trang 156 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Tìm hiểu đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: (SGK, 156)  Trả lời:a.- Đoạn 1: Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục, khẳng địnhĐể tạo nên chất giọng này, người viết dùng những từ ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh; sử dụng biện pháp đối: "muốn... Nhưng", từ ngữ mang tính khoa học. - Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ; sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, liệt kê, từ ngữ mang tính nghệ thuật sâu sắc. b.- Ở đoạn 1, mục đích: Tuyên ngôn độc lập nên việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không!”, rất dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn. Câu đặc biệt “Hỡi đồng bào!” lại tạo giọng điệu hô – đáp rất tha thiết tạo ra sự khẳng định chắc chắn. - Ở đoạn 2 mục đích: Bình về một vấn đề liên quan đến nghệ thuật nên việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh và sinh động, gợi cảm. Giọng văn rất uyển chuyển, tha thiết xôn xao, lãng mạn.  Câu 3 trang 156 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Từ những nội dung đã tìm hiểu ở mục 1 và 2. Anh /chị hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận. Trả lời:- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. Nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể. LUYỆN TẬPCâu 1 trang 157 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: . Phân tích, làm rõ những đặc điểm cụ thể trong cách vận dụng từ ngữ, vận dụng kiểu câu, biểu hiện giọng điệu của lời văn trong những đoạn văn nghị luận(1) "Sự thật là từ.... cộng hòa"(2)"Con người thơ.... chôn ai"(3)"Nhưng nếu Kiều... cảm tự tôn" Trả lời:- Đoạn 1:+ Từ ngữ một cách chính xác, sử dụng nhiều từ ngữ chính trị, rắn rỏi, dứt khoát, cương quyết. + Kiểu câu lặp cú pháp và kiểu, câu song hành, với những câu ngắn để nhấn mạnh những điều khẳng định. + Giọng điệu thuyết phục cao, hùng hồn, đanh thép, dõng dạc, tự hào. - Đoạn 2: + Từ ngữ rất tài hoa,mềm mại, uyển chuyển mềm mại, rất nghệ thuật+ Kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp (đoạn đầu) + Giọng điệu rất riêng, một giọng điệu (rất Nguyễn Tuân), tài hoa, uyên bác.- Đoạn 3: + Lối so sánh đế làm nổi bật điểm khác biệt, nhiều cặp tính từ tương phản. + Kiểu câu có kết cấu ngữ pháp song trùng (nếu Kiều... thì Từ). + Giọng điệu mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối, thể hiện sự tương phản sóng đôi giữa hai nhân vật. Câu 2 trang 158 - SGK Ngữ văn 12 tập 2: Chọn một đoạn các đề tài để viết một bài nghị luận ngắn trong đó chú ý vận dụng từ ngữ, kiểu câu và giọng điệu phù hợp (T158) Trả lời: Cả ba vấn đề nêu ra là những vấn đề nghị luận xã hội.- Sử dụng từ ngữ một cách chính xác, tránh lan man. - Giọng văn phù hợp- So sánh giữa các mặt để làm rõ đối tượng. - Liên hệ bản thân Giải các bài tập Tuần 29 SGK Ngữ văn 12 Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Từ khóa » Phần Luyện Tập Diễn đạt Trong Văn Nghị Luận