Sếp Phải Làm Gì để Nhân Viên Tận Tâm Với Công Việc 100%
Có thể bạn quan tâm
Nhân viên của bạn có cống hiến hết mình cho công ty không? có đam mê với nhiệm vụ của họ hay không? có làm việc hết khả năng của mình không? Nếu câu trả lời là “không” bạn cần xem xét lại cách quản trị nhân sự của mình. Vậy làm cách nào để nhân viên tận tâm với khách hàng?
Tìm những người thật sự có đam mê
Ngay từ khâu tuyển chọn, thử việc bạn nên tìm cho mình những ứng viên thực sự có đam mê. Bởi nếu không có đam mê rất khó để họ có thể thực hiện tốt công việc. Mọi nỗ lực cố gắng đều giống như đang gồng mình ép bản thân làm theo. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng phải đi “truyền lửa” định kỳ sau một khoảng thời gian làm việc. Nhằm mục đích sốc lại tinh thần và tạo động lực cho nhân viên. Thay vào đó, nếu có trong tay đội ngũ nhân sự thực sự đam mê công việc. Họ sẽ luôn ủ sẵn ngọn lửa trong mình, sẵn sàng bùng cháy khi cần thiết.
Khiến nhân viên nhận ra ý nghĩa công việc
Mọi vị trí trong bộ máy của doanh nghiệp đều có ý nghĩa, nhiệm vụ riêng. Và vị trí nào cũng quan trọng trong việc vận hành. Bởi chẳng ông chủ nào lại dại khờ tới mức thuê nhân viên về mà chẳng mang lại lợi ích gì cho tập thể. Hãy cho mỗi thành viên thấy được tầm quan trọng mà vị trí cũng như vai trò họ đảm nhiệm đối với thành quả chung của tổ chức. Nhân viên của bạn sẽ có động lực làm việc hăng say hơn khi biết công việc mình làm thực sự có ý nghĩa và quan trọng.
Nhưng nếu tinh thần làm việc của nhân viên vẫn không được cải thiện. Ngược lại ngày càng sa sút. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra phương án khắc phục, giải quyết nhanh chóng. Để sớm có thể đưa họ về lại guồng quay của công việc. Tránh ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu.
Hãy áp dụng thêm các giải pháp phần mềm quản lý bán hàng tự động thay vì cách quản lý trước đây. Nó sẽ giúp không khí và thái độ làm việc của nhân viên được cải thiện đáng kể.
Để nhân viên của bạn chủ động công việc
Mọi định hướng được xây dựng và giám sát được thực hiện bởi người lãnh đạo. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng nên gỡ bỏ rào cản chức vụ để trao cho nhân viên một số quyền quyết định trong công việc. Giúp họ phát huy những điểm mạnh, khả năng sáng tạo và học được cách chủ động trong mọi tình huống. Khi bạn trao quyền, đồng nghĩa với việc trao niềm tin cho nhân viên của mình. Điều này khiến họ nhận ra trách nhiệm của bản thân dần lớn hơn. Tăng tính tự giác và nỗ lực hết mình đạt được mục tiêu đã đề ra để không phụ lòng tin từ nhà lãnh đạo.
Đào tạo kỹ năng cần thiết
Đôi khi không phải do nhân viên không tận tâm, mà vì họ còn thiếu các kỹ năng để có thể xử lý tốt công việc. Lúc này, bạn cần tìm ra các phương án để đào tạo lại đội ngũ nhân sự. Có thể là những người nhiều kinh nghiệm chỉ dạy cho người mới, cung cấp các khóa học nâng cao trình độ,… Hay thậm chí là chấp nhận rủi ro để họ được cọ sát và thử nghiệm nhiều hơn. Từ đó học hỏi và trau dồi các kỹ năng cần thiết. Nó không chỉ giúp họ có thể xử lý công việc một cách hiệu quả. Mà còn cung cấp cho bạn đội ngũ nhân sự chất lượng theo thời gian.
Ví dụ: Với nhân viên quản lý kho hàng. Trước khi giao trọng trách công việc, bạn cần đào tạo thêm một số kiếm thức về kiểm khoa, xuất nhập hàng, thống kê, báo cáo số liệu đặc thù theo ứng dụng phần mềm quản lý kho online chuyên biệt mà công ty đang sử dụng để quản lý. Nó sẽ giúp nhân viên tiếp cận công việc tốt hơn. Và nhà quản lý cũng điều hành công việc hiệu quả hơn.
Công nhận những cống hiến và trao thưởng xứng đáng
Bất cứ ai làm việc cũng mong muốn khả năng của mình được ghi nhận và đánh giá cao. Vì lý do này, bạn nên quan sát, theo dõi quá trình làm việc của từng thành viên để xem ai thực sự nỗ lực trong công việc. Từ đó khen ngợi và trao cho họ những phần thưởng thật sự xứng đáng. Tận dụng cơ hội này để khuyến khích, tạo động lực và thúc đẩy khả năng làm việc của tập thể.
Tuy nhiên, trong một tổ chức sẽ có cá nhân xuất sắc và những cá nhân kém hơn. Vì vậy, bạn đừng chỉ chăm chăm khen thưởng cho người có thành tích tốt mà quên đi những đối tượng còn lại. Thay vào đó hãy động viên, khuyến khích họ cố gắng trong các mục tiêu tiếp theo để đạt được kết quả cao hơn.
Cuối cùng bạn nên nhớ, nguồn nhân lực được xem như tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Và việc tạo động lực, giúp nhân viên tận tâm với công việc là trách nhiệm của nhà lãnh đạo. Hãy cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ này, như vậy mới có thể chạm tới thành công.
Tham khảo thêm
Phần mềm quản lý đơn hàng giải pháp giảm thiểu thất thoát, lãng phí hiệu quả nhất hiện nay.
Tags- bí kíp làm sếp
- Bí quyết làm sếp
- Học cách làm sếp
- học làm sếp
- Kỹ năng làm sếp
- làm sếp
- sếp
- Sếp và nhân viên
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.
Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Tận Tâm Trong Công Việc
-
ĐỀ Tài TIỂU LUẬN Phân Tích Và Lấy Các Ví Dụ Về Sự Tận Tâm Của Nhân ...
-
Ví Dụ Về Sự Tận Tâm & Tận Tâm Tại Nơi Làm Việc - 2022
-
Hiểu Cơ Bản Về ý Nghĩa Và Vai Trò Của Tận Tâm Trong Công Việc
-
Giá Trị Văn Hóa “Tận Tâm Vì Khách Hàng” - Nhân Kiệt
-
Chia Sẻ Nhận Thức Về Tố Chất Tận Tâm Của Người V&V - Vivicorp
-
7 Chiến Lược để Tận Tâm Hơn Trong Công Việc - Phạm Thống Nhất
-
Bác Sĩ Võ Thành Trung - TẬN TÂM TRONG CÔNG VIỆC ⭐️Khái ...
-
Thái độ Làm Việc Hoàn Hảo Nhất Là Coi Trọng Công Việc Của Mình
-
"Tận Tâm" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Nghị Luận Vấn đề: Thành Công Chỉ đến Khi Bạn Làm Việc Tận Tâm Và ...
-
SỰ TẬN TÂM TRONG CÔNG VIỆC Tiếng Anh Là Gì - Tr-ex