Shophouse Chân đế Chung Cư Là Gì? Phân Biệt Các Loại ... - Casland

Những năm trở lại đây, các dự án căn hộ chung cư cao cấp nở rộ ở trên thị trường bất động sản. Bên cạnh cung cấp căn hộ, các dự án còn mang tới thêm một sản phẩm đó là shophouse chân đế chung cư. Điểm đặc biệt là giá trị của loại hình shophouse này cao hơn căn hộ, shophouse bình thường. Vậy shophouse chân đế chung cư là gì? Xem ngay bài viết của Casland nhé

shophouse chan de can ho chung cu tphcm

Khái niệm shophouse chân đế chung cư

Shophouse là hình thức bất động sản kết hợp giữa cửa hàng kinh doanh (shop) và nhà ở (house). Shophouse còn có các tên gọi khác đó là nhà phố thương mại, nhà phố liền kề.

Trong quyết định số 42/2005/QĐ-BXD về “Nhà ở liền kế – Tiêu chuẩn thiết kế” do Bộ Xây dựng ban hành thì shophouse được gọi với thuật ngữ là nhà phố liền kế.

Theo đó “Nhà phố liên kế (nhà phố) là loại nhà ở liên kế, được xây dựng ở các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà phố liên kế ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ v.v.”

Shophouse liền kề trong khu đô thị sala

Dãy shophouse ở trong khu đô thị Sala

Bởi vì có chức năng kinh doanh nên các shophouse thường tọa lạc ở những nơi có nhiều người qua lại như các trục đường chính, khu đô thị,…

Shophouse sở hữu chức năng kép là kinh doanh – ở, cộng với vị trí đắc địa và có tính thanh khoản cao.

Do vậy, giá của các shophouse thường cao hơn giá của căn hộ. Shophouse có hai loại đó là shophouse chân đế chung cư và shophouse bình thường.

Shophouse bình thường là gì?

Shophouse bình thường là các shophouse được xây dựng thành từng dãy nhà phố liền kề và nằm trong các dự án khu đô thị. Loại hình shophouse này có thiết kế giống nhau về phần thô ở bên trong. Bên ngoài sẽ được chủ đầu tư hoàn thiện theo cùng một thiết kế để có một tổng thể thống nhất.

shophouse lien ke trong khu do thi

Shophouse bình thường nằm thành từng dãy có thiết kế bên ngoài tương đồng.

Tiềm năng sinh lời của loại shophouse này phụ thuộc vào lượng cư dân chuyển tới sinh sống và mức độ thu hút khách hàng vãng lai, nhân viên văn phòng,…

Đối với những khu đô thị có cư dân đông đúc, tập trung nhiều văn phòng, khu vui chơi,… sẽ hứa hẹn mang tới một lượng khách ổn định cho các cửa hàng. Nhờ vậy mà giá trị cho thuê của các shophouse này dễ tăng lên theo thời gian.

Tuy nhiên đối với những shophouse nằm trong các khu đô thị mới. Nằm xa trung tâm thành phố và chưa có nhiều cư dân tới sinh sống, thì tiềm năng tăng giá có thể ở mức độ khá chậm.

Shophouse chân đế chung cư là gì?

Shophouse chân đế căn hộ chung cư là loại hình shophouse nằm ở vị trí tầng đế của các tòa nhà căn hộ. Đối với các căn shophouse chân đế, chủ đầu tư sẽ bàn giao thô hoàn toàn. Khách hàng sẽ hoàn thiện cả bên ngoài và bên trong theo nhu cầu sử dụng của mình.

Tiềm năng sinh lời của shophouse chân đế căn hộ là rất cao nhờ vào vị trí thuận lợi. Bởi vì các khu chung cư căn hộ có lượng cư dân sinh sống đông đúc.

Đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho các cửa hàng kinh doanh.

Bên cạnh cư dân, thì nguồn khách hàng còn đến từ nhân viên văn phòng ở các văn phòng trong tòa nhà, khách vãng lai tới mua sắm,…

Với vị trí và tiềm năng như vậy, giá thành của các căn shophouse chân đế chung cư thường cao hơn shophouse bình thường và các căn hộ trong tòa nhà.

Shophouse chân đế tại các căn hộ chung cư

Shophouse chân đế chung cư tọa lạc ở tầng đế của các tòa nhà căn hộ.

Một yếu tố khiến giá trị của các căn shophouse chân đế cao hơn nhiều loại hình khác, đó là số lượng.

Do nằm trong khổ diện tích tòa nhà, giới hạn số tầng từ 1 – 4, do vậy, số lượng shophouse chân đế chung cư có giới hạn.

Vị trí vàng, tính thanh khoản cao, số lượng có hạn, tiềm năng sinh lời cao. Chính là những yếu tố chính khiến cho shophouse chân đế chung cư được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay.

Phân biệt shophouse chân đế và shophouse bình thường

Shophouse chân đế chung cư và shophouse bình thường đều mang những đặc điểm cơ bản của shophouse. Tuy nhiên mỗi loại hình sẽ có một số đặc điểm riêng biệt.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giúp bạn phân biệt được hai loại hình này của shophouse.

Shophouse chân đế

Shophouse bình thường

Vị tríTọa lạc tầng đế của các tòa nhà căn hộ chung cư.Các căn shophouse có thiết kế giống nhau nằm liền kề thành các dãy trong khu đô thị.
Pháp lýSở hữu sổ hồng 50 năm cho chức năng kinh doanh, sở hữu vĩnh viễn cho chức năng ở. Sở hữu sổ hồng vĩnh viễn.
Điều kiện bàn giaoChủ đầu tư sẽ bàn giao thô cả bên trong và bên ngoài. Khách hàng tự trang trí theo nhu cầu của mình.Chủ đầu tư sẽ bàn giao thô ở bên trong cho khách hàng tự trang trí, còn mặt ngoài được hoàn thiện để thống nhất với phong cách thiết kế của dự án.
Tính thanh khoảnTính thanh khoản cao, ít rủi ro vì nằm ở khu dân cư có đông người sinh sống qua lại. Do đó lượng khách hàng thường ổn định hơn shophouse bình thường. Tính thanh khoản cao, tính rủi ro cao hơn shophouse chân đế chung cư vì phụ thuộc vào mức độ cư dân chuyển đến và khách vãng lai tới các khu đô thị.

Shophouse chân đế căn hộ chung cư là gì?

Phối cảnh shophouse chân đế dự án chung cư Vinhomes Ocean Park.

Với việc sở hữu vị trí thuận lợi nơi nhiều người sinh sống và qua lại. Shophouse căn hộ hứa hẹn là sản phẩm sinh lời cao cho nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa với giá trị của loại shophouse này ở mức cao. Nên lựa chọn đầu tư và shophouse chân đế chung cư hay shophouse bình thường. Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu và tiềm lực tài chính của bạn.

Từ khóa » Các Loại Shophouse