Shophouse Là Gì? Mô Hình đầu Tư Shophouse Hiệu Quả Nhất 2022
Có thể bạn quan tâm
Là một phân khúc nhỏ trong thị trường bất động sản nhưng Shophouse lại sở hữu nhiều ưu thế vượt trội. Đó là vừa là tài sản lưu trữ an toàn vừa để kinh doanh thu hồi vốn. Câu hỏi đặt ra: Shophouse là gì? Làm thế nào để lựa chọn Shophouse đầu tư hiệu quả? Đọc ngay những thông tin hữu ích dưới đây cùng Bắc Nam Land.
Mục lục
- Shophouse là gì?
- Phân biệt sự khác nhau giữa Shophouse, nhà phố thông thường
- Hồ sơ pháp lý của Shophouse là gì?
- Nguyên tắc lựa chọn Shophouse đầu tư hiệu quả
- Shophouse biển – Loại hình đầu tư “một vốn bốn lời” cho chủ nhân xứng tầm
Shophouse là gì?
Shophouse (nhà phố thương mại) là loại hình bất động sản có 2 chức năng ở và kinh doanh. Đây là một xu hướng đầu tư đang phát triển mạnh tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
Phần lớn các sản phẩm được xây dựng ở những vị trí thuận tiện; nằm trên mặt đường lớn; số lượng khan hiếm; tiềm năng tăng giá cao. Phân khúc nhà phố thương mại hiện đã khắc phục được nhược điểm của nhà phố kiểu cũ, kết hợp được cả mục đích kinh doanh thương mại.
2 loại hình shophouse phổ biến nhất
Luật đầu tư 2014 đã chia Shophouse thành 2 loại cơ bản là: Shophouse khối đế của tòa nhà chung cư và Shophouse liền kề.
– Shophouse khối đế
- Được thiết kế từ tầng 1 đến tầng 5 của tòa căn hộ.
- Thời gian sở hữu là 50 năm. Sau 50 năm thì hoàn trả cho chủ đầu tư.
- Shophouse khối đế chỉ dùng để kinh doanh thương mại, không nhằm mục đích để ở.
– Shophouse liền kề
- Được xây dựng tại các khu dân cư mới, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng.
- Có thiết kế đồng nhất về mặt ngoài để tạo kiến trúc cảnh quan.
- Vừa được kinh doanh thương mại – dịch vụ và vừa được ở.
- Thời gian sở hữu cũng là 50 năm. Hết thời gian sở hữu sẽ trả lại chủ đầu tư.
Phân biệt sự khác nhau giữa Shophouse, nhà phố thông thường
Hai phân khúc này được phân biệt dựa trên 3 yếu tố sau:
– Mục đích đầu tư
Nhìn chung, khi mua nhà phố hay Shophouse thì nhà đầu tư đều có thể tự kinh doanh hoặc cho thuê kinh doanh. Dịch vụ kinh doanh của nhà phố đa dạng hơn so với Shophouse. Thường shophouse sẽ được quy định dịch vụ kinh doanh, tùy vào vị trí xây dựng.
Về cơ bản, các dịch vụ kinh doanh của cả hai đều là ăn uống; thời trang; nhà thuốc; cửa hàng tiện ích; siêu thị mini; …
– Vị trí và thiết kế
Trước tiên về vị trí, thông thường nhà phố thương mại sẽ được quy hoạch tại vị trí cửa ngõ hoặc nhiều tiềm năng trong khu đô thị. Trong khi đó, nhà phố thông thường có thể xây dựng độc lập.
Đối với thiết kế, Shophouse liền kề sẽ có quy hoạch cứng nên không thể thay đổi thiết kế kiến trúc hay kết cấu bên trong. Ngược lại, nhà phố sẽ dễ dàng xin cấp phép để thay đổi cấu trúc xây dựng.
– Đối tượng khách hàng tiềm năng
Mục đích kinh doanh của Shophouse là để phục vụ cộng đồng cư dân trong quần thể đô thị. Do đó, việc tìm kiếm khách hàng sẽ không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để kinh doanh Shophouse hiệu quả cần một lượng lớn cộng đồng sinh sống.
Đối tượng khách hàng của nhà mặt phố là khách vãng lai, sinh sống gần đó; hoặc thường xuyên đi lại trên tuyến phố vì thuận lợi tiếp cận dịch vụ.
Hồ sơ pháp lý của Shophouse là gì?
Các thông tin pháp lý sẽ là cơ sở để khách hàng biết được tình trạng sản phẩm mình quan tâm như thế nào? Có an tâm để đầu tư hay không? Chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý sau:
- Chứng thực bản sao: Quyết định phê duyệt dự án; Quyết định đầu tư; Giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Chứng thực bản sao: Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 (phải có bản vẽ kèm theo); Giấy phép xây dựng (có thể có hoặc không).
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của Cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao Chứng thực Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở (trừ trường hợp được miễn hoặc nộp chậm theo quy định của pháp luật).
- Sơ đồ căn hộ thương mại Shophouse đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký.
- Danh sách các căn hộ, công trình xây dựng để bán (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ).
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (Bản chính).
- Giấy chứng nhận đã cấp cho chủ dự án (Bản chính).
Nếu bạn là người mua chuyển nhượng lại cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ Shophouse. Bao gồm:
- Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Bản chính).
- Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán căn hộ thương mại Shophouse theo đúng với quy định của pháp luật ban ra (Bản chính).
- Biên bản bàn giao căn hộ Shophouse (Bản chính).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao).
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán căn hộ thương mại Shophouse có hoặc không (Bản chính).
- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Văn bản của chủ đầu tư xác nhận khách hàng của dự án căn hộ thương mại Shophouse đã hoàn thành trách nhiệm vốn đầu tư ban đầu (Bản chính).
- Sơ đồ vị trí căn hộ Shophouse và sơ đồ mặt bằng tầng nhà điển hình của căn hộ mô tả rõ kích thước căn hộ (Bản sao).
Nguyên tắc lựa chọn Shophouse đầu tư hiệu quả
– Xem xét vị trí Shophouse
Điều này đảm bảo việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse sẽ hoạt động tốt. Vị trí căn Shophouse phải gần mặt đường lớn, trung tâm dự án, nơi có đông người lưu thông qua lại.
– Thương hiệu chủ đầu tư
Shophouse được phát triển bởi các chủ đầu tư bất động sản uy tín sẽ được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Hơn nữa, thương hiệu của chủ đầu tư có tiếng cũng giúp giá trị của sản phẩm gia tăng tốt hơn. Hiện nay, Top 5 chủ đầu tư uy tín nhất thị trường bất động sản là Vingroup; Novaland; SunGroup; Nam Long; BIM Group.
– Hỏi về thời gian sở hữu
Pháp luật đang quy định thời gian sở hữu của Shophouse là 50 năm tính từ thời điểm Cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, có một số dự án đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng chậm mở bán.
Điều này làm ảnh hưởng đến thời gian sở hữu sản phẩm. Trước khi đặt cọc, nhà đầu tư nên hỏi thời gian sở hữu đến năm nào để tránh tranh chấp về sau.
– Xem hồ sơ pháp lý dự án
Bạn phải biết sản phẩm mình đang quan tâm đã có hồ sơ pháp lý như thế nào. Đầu tư sản phẩm có đầy đủ giấy tờ pháp lý bạn sẽ an tâm đúng không nào.
Hãy yêu cầu nhân viên tư vấn cung cấp cho bạn hình ảnh pháp lý dự án. Hoặc bạn có thể đề nghị lên văn phòng công ty để xem trực tiếp hồ sơ cũng như hỏi thêm các vấn đề khác.
– Lên phương án kinh doanh hoặc cho thuê
Trong trường hợp tự kinh doanh, bạn cần tính toán số lượng cộng đồng cư dân sẽ ở là bao nhiêu % để lựa chọn dịch vụ kinh doanh phù hợp nhằm tạo ra lợi nhuận.
Trong trường hợp cho thuê lại, bạn cũng cần có kịch bản tương tự để rumo giá cho thuê hợp lý. Vị trí căn Shophouse tốt cộng hưởng với giá thuê hàng tháng phù hợp sẽ giúp bạn dễ tìm khách cho thuê.
Shophouse biển – Loại hình đầu tư “một vốn bốn lời” cho chủ nhân xứng tầm
Yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư Shophouse biển chính là vị trí. Bên cạnh các tiêu chí lựa chọn khác như thương hiệu chủ đầu tư, giá bán và chính sách bán hàng. Giá trị của Shophouse biển sẽ tăng cao theo thời gian vì số lượng hiếm và vị trí đẹp.
Phan Thiết là một trong những địa điểm đầu tư Shophouse được khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là tại những dự án đô thị biển quy mô lớn, được quy hoạch bài bản, thiết kế ấn tượng. Trong đó, phải kể đến siêu dự án Novaworld Phan Thiết của Tập đoàn Novaland.
Shophouse biển Novaworld Phan Thiết hầu hết nằm tại các “tọa độ trung tâm” có tiềm năng thu hút lượng traffic rất lớn, hứa hẹn sức hấp dẫn trong các hoạt động kinh doanh. Đó là các phố mua sắm sầm uất; gần các khách sạn quốc tế; quảng trường, nhà hát, khu vui chơi giải trí,…
Các sản phẩm Shophouse tại Novaworld Phan Thiết mới nhất:
Shophouse Ocean Resience: Giá từ 10 tỷ/căn.
Shophouse Festival Town: Giá từ 15 tỷ/căn.
Để sở hữu các căn Shophouse, vui lòng đăng ký nhận thông tin bên dưới:
Trên đây là kiến thức cơ bản về Shophouse là gì? Đồng thời, hiểu thêm các nội dung liên quan đến nhà phố thương mại. Bạn thấy nội dung trên hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến các diễn đàn, bạn bè nhé.
Từ khóa » Các Loại Shophouse
-
Shophouse Là Gì? Ưu – Nhược điểm & Pháp Lý Cần Phải Biết Về ...
-
Shophouse Chân đế Chung Cư Là Gì? Phân Biệt Các Loại ... - Casland
-
Shophouse Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Shophouse Và Nhà Mặt Phố ...
-
Shophouse Là Gì? Nhà Phố Thương Mại Là Gì? - Homedy
-
Shophouse Là Gì? Có Mấy Loại, ưu điểm Và Nhược điểm
-
Shophouse Là Gì? Liền Kề Là Gì? Đầu Tư Gì Vào Thời điểm Này
-
Shophouse Là Gì? Có Nên đầu Tư Shophouse Không?
-
Shophouse Là Gì ? Ưu Và Nhược Điểm Của Shophouse? - Novaland
-
Shophouse Là Gì? Đặc điểm Của Shophouse & Quyết định đầu Tư
-
Shophouse Là Gì? Mô Hình đầu Tư Shophouse 2020 - Địa ốc MGVS
-
Shophouse Là Gì | Pháp Lý Shophouse Và Những ưu Nhược điểm
-
Shophouse Là Gì? Đặc điểm Nhận Biết Của Loại Hình Căn Hộ Này
-
Tổng Quan Về Shophouse Khối đế - Vinhomes