Shophouse Là Gì ? Ưu Và Nhược Điểm Của Shophouse? - Novaland
Có thể bạn quan tâm
Shophouse là hình thức nhà ở phong cách mới (nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh) đang phát triển và tạo nên một xu hướng đầu tư mới trên thị trường BĐS tại Việt Nam. Vậy Shophouse là gì? Cùng Novaworld Việt Nam tìm hiểu về nó nhé!
Khái niệm về Shophouse
Hình thức kinh doanh shophouse khá phổ biến và xuất hiện trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng vậy. Hầu hết mọi dự án BĐS đều xây dựng khu tổ hợp gồm những shophouse với thiết kế đẹp mắt và sang trọng đặt ở những vị trí vàng nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Con người biết đến khái niệm Shophouse từ những năm 50 của thế kỷ XIX. Shophouse còn có những cái tên khác nhau như: căn hộ kinh doanh hay nhà phố thương mại,…Về cơ bản, shophouse chính là một căn hộ, nhà ở được sử dụng vừa làm nhà ở vừa làm nơi kinh doanh dịch vụ và sản phẩm. Thông thường, shophouse sẽ được xây dựng và thiết kế liền kề với nhau tạo thành một dãy phố kinh doanh thương mại sầm uất.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi có thể giới thiệu cho bạn những chiếc váy mới nhất. https://www.swisswatch.is/product-category/richard-mille/rm-67-01/. Mua sắm váy với nhiều độ dài, màu sắc và kiểu dáng cho mọi dịp từ các thương hiệu yêu thích của bạn.Ưu nhược điểm của nhà phố thương mại
Ưu điểm nhà phố thương mại là gì?
Có thể nói, nhà phố thương mại shophouse đang ngày càng nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của các NĐT. Lý do là bởi vì nó sở hữu những ưu điểm vượt trội mà những hình thức, mô hình khác khó có thể có được.
Vị trí vàng
Đây là ưu điểm quan trọng nhất đối với mô hình Shophouse. Hầu hết các căn hộ/nhà này đều được quy hoạch xây dựng ở tầng trệt của một tòa chung cư, trung tâm của các dự án BĐS,… nhằm mang đến hiệu quả thu hút kinh doanh tối ưu. Từ đó, NĐT có thể kinh doanh hoặc cũng có thể cho thuê một cách dễ dàng.
Thêm vào đó, tại shophouse, bạn có thể dễ dàng và thuận lợi di chuyển dễ dàng đến các khu vực khác mà không gặp khó khăn về khoảng cách. Bởi vị trí trung tâm luôn được các CĐT nhắm đến để đặt shop house.
Tính sử dụng cao
Đặc điểm chính của các mô hình shophouse chính là thiết kế theo phong cách hiện đại phục vụ đến 2 nhu cầu khác nhau: cư trú và kinh doanh. Điều này giúp cho NĐT có thể sử dụng tối đa không gian và tiết kiệm nhiều cho chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả nâng cao lợi nhuận khi kinh doanh.
Dễ dàng Mua đi bán lại
Các căn shophouse thường có vị trí đắc địa bậc nhất trong một dự án BĐS. Tuy nhiên số lượng các căn shophouse là không nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ được những lợi ích mà mô hình này mang lại, chính vì thế tính thanh khoản của những căn như thế này là rất lớn. NĐT BĐS có thể mua đi bán lại dễ dàng hoặc cho thuê.
Nhược điểm shophouse là gì?
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, shophouse cũng có những nhược điểm cần phải chú ý. NĐT cần cân nhắc và suy nghĩ trước khi mua để đảm bảo tối ưu nhất về mặt lợi ích.
Giá thành cao
Nhờ vị trí đắc địa bậc nhất trong khu kết hợp với nhu cầu chính là để kinh doanh, những căn shophouse thường có giá trị đắt hơn nhiều so với những mô hình căn hộ khác trong dự án. Thêm vào đó, như đã nhắc đến ở mục trên, các căn hộ shophouse thường có số lượng ít ỏi. Vì thế, đôi khi NĐT còn phải cạnh tranh hoặc bốc thăm để giành quyền mua căn hộ. Điều này làm cho giá của các căn shophouse ngày một tăng cao.
Kinh doanh shophouse phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Một thực tế là kinh doanh mô hình shophouse không phải lúc nào cũng mang đến cho NĐT hiệu quả như mong muốn. Bởi nó sẽ phụ thuộc nhiều vào cộng đồng cư dân trong dự án.
Trước khi đầu tư vào mô hình kinh doanh shophouse và đưa ra những quyết định cho việc kinh doanh, bạn cần khảo sát trước những thông tin liên quan đến shophouse đó. Bạn cần biết đối tượng và nhu cầu của dân cư của dự án là những ai. Tình hình tài chính , nhu cầu của họ như thế nào? Từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất về việc thuê/ mua shophouse và mặt hàng bạn sẽ kinh doanh.
Thời gian sử dụng bị giới hạn 50 năm
Thêm vào đó, shophouse sở hữu một vấn đề đặc biệt hạn chế khiến nhiều NĐT lo lắng. Đó là sổ đỏ của mô hình này chỉ có giá trị trong khoảng 50 năm. Điều này tác động lớn về tâm lý cũng như kinh tế của NĐT khi muốn làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều đã và đang cố gắng để có thể xây dựng và điều chỉnh chính sách dành cho shophouse mới sao cho phù hợp nhất với tình hình phát triển của thị trường.
Những điều cần biết về shophouse
Pháp lý về shophouse nhà phố thương mại ai cũng phải biết
Shophouse khối đế là căn hộ được thiết kế quy hoạch tại tầng đế các tòa chung cư, thường sẽ nằm từ tầng 1 đến tầng 5, có thời hạn sử dụng/kinh doanh trong vòng 50 năm. Trong khoảng thời gian này, NĐT có quyền thực hiện nhu cầu kinh doanh của mình. Sau thời hạn 50 năm kể từ ngày mua, căn shophouse sẽ được NĐT hoàn trả lại cho CĐT.
Loại hình nhà phố thương mại khối đế này không phải nhằm nhu cầu để ở. Vì vậy NĐT sẽ không được cung cấp các loại giấy tờ như: tạm vắng hay tạm trú,… Bạn cần nắm chắc chắn về điều này để đảm bảo quyền lợi của mình.
Nhà phố thương mại thấp tầng liền kề là loại nhà liền kề được quy hoạch và xây dựng ở các trục đường phố theo quy hoạch CĐT được duyệt. Căn hộ sẽ được cấp quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định theo đúng như luật đất đai quy định. Đây là điều mà căn nhà phố thương mại khối đế thiếu.
Đối với việc mua bán nhà phố thương mại, NĐT cần hết sức lưu ý đến các vấn đề như: quy định của dự án về sử dụng nhà phố thương mại, tình trạng, chi phí quản lý, thời gian giao nhận,…Nếu trong trường hợp có xảy ra bất kỳ một tranh chấp, mâu thuẫn khi mua bán hoặc thuê nhà phố thương mại, đầu tiên hai bên sẽ phải tự xử lý.
Có nên đầu tư vào shophouse hay không?
Thực tế cho thấy, nhà phố thương mại sở hữu nhiều những lợi thế vượt trội mà không phải hình thức BĐS nào cũng có được. Chính vì thế, mạnh dạn đầu tư mua/kinh doanh nhà phố thương mại chính là quyết định đúng đắn và sáng suốt. Chắc chắn khi đầu tư vào mô hình này, NĐT sẽ có được những lợi ích đa dạng.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận và chú ý rằng, pháp lý cho shophouse ở Việt Nam còn đang có rất nhiều lỗ hổng về pháp luật. Điều này khiến các NĐT gặp phải nhiều khó khăn.
Để đầu tư vào shophouse hợp lý và hiệu quả nhất, NĐT cần phải chú ý đến mọi yếu tố về cả những hạn chế, ưu điểm mà căn hộ sở hữu. Đây là chìa khóa để giúp bạn có thể kinh doanh thành công và kiếm về nguồn lợi nhuận cao nhất có thể.
Lời kết! Thông qua bài viết này, quý khách hàng có thể nắm được thông tin cơ bản về tình trạng hiện tại của shophouse cùng với những lợi ích của nó đến khu vực lân cận. Để hiểu rõ được vị trí xung quanh cũng như những tiện ích xung quanh, từ đó có thể lựa chọn việc đầu tư hay không. Hy vọng bài viết này mang đến thông tin bổ ích cho bạn. Để có thể đầu tư và lựa chọn được BĐS nhà đất phù hợp.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Shophouse
-
Shophouse Là Gì? Ưu – Nhược điểm & Pháp Lý Cần Phải Biết Về ...
-
Shophouse Chân đế Chung Cư Là Gì? Phân Biệt Các Loại ... - Casland
-
Shophouse Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Shophouse Và Nhà Mặt Phố ...
-
Shophouse Là Gì? Nhà Phố Thương Mại Là Gì? - Homedy
-
Shophouse Là Gì? Có Mấy Loại, ưu điểm Và Nhược điểm
-
Shophouse Là Gì? Liền Kề Là Gì? Đầu Tư Gì Vào Thời điểm Này
-
Shophouse Là Gì? Có Nên đầu Tư Shophouse Không?
-
Shophouse Là Gì? Đặc điểm Của Shophouse & Quyết định đầu Tư
-
Shophouse Là Gì? Mô Hình đầu Tư Shophouse 2020 - Địa ốc MGVS
-
Shophouse Là Gì? Mô Hình đầu Tư Shophouse Hiệu Quả Nhất 2022
-
Shophouse Là Gì | Pháp Lý Shophouse Và Những ưu Nhược điểm
-
Shophouse Là Gì? Đặc điểm Nhận Biết Của Loại Hình Căn Hộ Này
-
Tổng Quan Về Shophouse Khối đế - Vinhomes