Soạn Bài Nội Dung Và Hình Thức Của Văn Bản Văn Học - Chữa Bài Tập

I - Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học

1. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn học gồm : đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

2. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt hình thức : ngôn từ, kết cấu và thể loại.

II - Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

1. Đề tài của văn bản văn học là gì ? Cho ví dụ.

2. Chủ đề là gì ? Cho ví dụ.

3. Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học.

4. Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.

III. Luyện tập

1. So sánh đề tài của hai văn bản văn học Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.

2. Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những màu quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

 

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Lời giải:

I - Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học (trang 127 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

1. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt nội dung của văn bản văn học gồm : đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.

2. Các khái niệm thường được coi là thuộc về mặt hình thức : ngôn từ, kết cấu và thể loại.

 

II - Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

Câu 1 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Đề tài của văn bản văn học là gì ? Cho ví dụ.

Trả lời :

Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

Một số VD về đề tài :

- Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Đề tài của Truyện Kiều (Nguyễn Du) là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

- Đề tài của bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

- Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.

 

Câu 2 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Chủ đề là gì ? Cho ví dụ.

Trả lời :

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

Ví dụ :

- Chủ đề của tác phẩm Chữ người tử tù : Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

 

Câu 3 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học.

Trả lời :

Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng của văn bản văn học: Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, nó thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm hôn của văn bản. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào bên trong tác phẩm.

 

Câu 4 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.

Trả lời :

- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học là mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Nội dung phải được thực hiện hóa bằng một hình thức cụ thể và hình thức phải gắn với nội dung nhất định.

- Văn bản văn học cần có sự thống nhất giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ => đây là ý nghĩa quan trọng và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm.

- Trong quá trình phân tích, phải chú ý cả nội dung và hình thức, phải kết hợp cả hai yếu tố.

 

Ghi nhớ :

Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung, ... Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt nội dung là đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật. Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt hình thức là ngôn từ, kết cấu và thể loại. Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.

 

 

III. Luyện tập

Câu 1 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : So sánh đề tài của hai văn bản văn học Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.

Trả lời :

- Sự giống nhau : Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng tự phát của họ.

- Khác nhau :

+ Tắt đèn : miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng.

+ Bước đường cùng : miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ ở nông thôn. Bị cướp lúa, cướp đất. bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát, họ phải vùng lên chống lại.

- Đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng có ý nghĩa rất lớn trong việc thức tỉnh người nông dân và ý thức đấu tranh của họ, giục giã họ quyết tâm thay đổi hoàn cảnh sống khi hiểu ra thực trạng bi thảm cuộc sống của mình. Xét về ý nghĩa tố cáo và tác dụng đấu tranh thì rõ ràng là những tác phẩm này mang tính tích cực hơn những sáng tác lãng mạn, mang màu sắc cải lương của các nhà văn lãng mạn đương thời.

 

Câu 2 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những màu quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

 

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trả lời :

Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc củ người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

....

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Đây là hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc. Những quả bí xanh, quả bầu đúng là có "dáng giọt mồ hôi mặn" - tượng trưng cho công sức (đổ mồ hôi) của người vun trồng. Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người :

Và chúng tôi một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Nhà thơ ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng, phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã có công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình. Ở đây có hai nhã ngữ : "bàn tay mẹ mỏi" (sự mỏi mòn đợi chờ, không chịu đựng được nữa) và "quả non xanh' (chưa đến độ chín, chưa trưởng thành). Nhưng có thể hàm ý nữa là quả hỏng (người có nhiều khiếm khuyết, nhiều thói hư tật xấu, ..). Sự lo lắng sâu sắc là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Đó là tư tưởng của bài thơ.

Giải các bài tập Tuần 32 SGK Ngữ Văn 10 Nội dung và hình thức của văn bản văn học Các thao tác nghị luận Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà) - Ngữ văn 10 kì 2 Mục lục Lớp 10 theo chương Chương 1: Xã hội nguyên thủy - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 1: Nguyên tử - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Chương 1: Mệnh đề - Tập hợp - Đại số 10 Chương 1: Vectơ - Hình học 10 Phần 1: Cơ học - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào - Phần 2: Sinh học tế bào Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Phần 3: Sinh học vi sinh vật Chương 1: Động học chất điểm - Phần 1: Cơ học Chương 5: Địa lí dân cư - Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội Chương 1: Động học chất điểm - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Chương 1: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 5: Chất khí - Phần 2: Nhiệt học Chương 1: Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. - Giải bài tập SGK GDCD 10 Chương 1: Nguyên tử - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 1: Bản Đồ - Phần 1: Địa lí Tự nhiên Chương 2: Xã hội cổ đại - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất - Phần 1: Địa lí Tự nhiên Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Phần 2: Nhiệt học - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Chương 2: Cấu trúc của tế bào - Phần 2: Sinh học tế bào Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật - Phần 3: Sinh học vi sinh vật Chương 2: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng - Hình học 10 Chương 6: Cơ cấu nền kinh tế - Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội Chương 2: Động lực học chất điểm - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Chương 2: Động lực học chất điểm - Phần 1: Cơ học Chương 2: Hàm số bậc nhất và bậc hai - Đại số 10 Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học - Phần 2: Nhiệt học Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 2: Các nước Âu - Mỹ - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại Phần 2: Công dân với đạo đức - Giải bài tập SGK GDCD 10 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 3: Trung Quốc thời phong kiến - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của Trái Đất. - Phần 1: Địa lí Tự nhiên Chương 3: Liên kết hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - Phần 2: Sinh học tế bào Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm - Phần 3: Sinh học vi sinh vật Chương 3: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - Hình học 10 Chương 7: Địa lí nông nghiệp - Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội Chương 3: Tĩnh học vật rắn - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn - Phần 1: Cơ học Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể - Phần 2: Nhiệt học Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 3: Phong trào công nhân (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại Chương 3: Phương trình - Hệ phương trình - Đại số 10 Chương 3: Liên kết hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Chương 4 : Phân bào - Phần 2: Sinh học tế bào Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí - Phần 1: Địa lí Tự nhiên Chương 8: Địa lí công nghiệp - Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội Chương 4: Các định luật bảo toàn - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Chương 4: Các định luật bảo toàn - Phần 1: Cơ học Chương 4: Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 4: Ấn Độ thời phong kiến - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 4: Bất đẳng thức - Bất phương trình - Đại số 10 Chương 4: Phản ứng hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 5: Nhóm Halogen - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Chương 9: Địa lí dịch vụ - Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội Chương 5: Cơ học chất lưu - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX Chương 5: Đông Nam Á thời phong kiến - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 5: Nhóm halogen - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 5: Thống kê - Đại số 10 Chương 6: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác - Đại số 10 Chương 6: Oxi - Lưu huỳnh - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững - Phần 2: Địa lí kinh tế - Xã hội Chương 6: Chất khí - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Chương 6: Tây Âu thời trung đại - Phần 1: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại Chương 6: Nhóm oxi - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học - Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Chương 8: Cơ sở của nhiệt động lực học - Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao

Từ khóa » Slide Nội Dung Và Hình Thức Của Văn Bản Văn Học