Sóng T Bình Thường Và Bệnh Lý Trên điện Tâm đồ - Dieutri.Vn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trong lâm sàng, thường người ta chỉ chú trọng hình dạng và biên độ sóng T mà không cần tính thời gian tức bề rộng của T.
Các hình dạng hay gặp của sóng T như sau:
Khi T dương, người ta hay tả biên độ của nó bằng các từ ngữ T cao, T bình thường, T thấp,T dẹt, T đồng điện và người ta cũng hay tính biên độ tương đối của T so với R cùng chuyển đạo đó (nhất là V5, V6), thí dụ: T/R = 1/3…
Khi T âm, người ta tả biên độ nó bằng các từ ngữ T âm nhẹ, T âm sâu… và cũng có tính biên độ tuyệt đối của nó ra milimét, thí dụ T = – 4mm
T hai pha thường chỉ là dạng trung gian hay chuyển tiếp giữa T dương và T âm.
Sóng T bình thường
Bình thường, sóng T rộng và đậm nét, đỉnh tầy, hai sườn không đối xứng, với sườn xuống dốc đứng hơn còn sườn lên tiếp thoai thoải với đoạn ST. Sóng T:
Bao giờ cũng dương ở D1, aVF, V3, V4, V5, V6 với biên độ lớn nhất ở V3, V4; ở đây, biên độ trung bình là 6mm và tối đa là 12mm. Biên độ tương đối T/R ở V5, V6 trung bình là 1/3 và tối thiểu là 1/10.
Bao giờ cũng âm ở aVR.
Ở D2: Đa số là dương, một số nhỏ 2 pha.
Ở D3, aVL, V2: đa số là dương, một số nhỏ hai pha hay âm.
Ở V4: đa số là âm (tối đa sâu 4mm) một số nhỏ là hai pha hay dương.
Như vậy, quy luật chung ở các chuyển đạo trước tim là: nếu xem xét sóng T lần lượt từ V1 đến V6 (nghĩa là từ phải sang trái bệnh nhân) thì sóng T phải chuyển dần từ âm tính sang dương tính.
Tuy nhiên, đến V5, V6, T có thể hơi thấp xuống do điện cực đã xa tim hơn. Ở các chuyển đạo thực quản cao và trong buồng tim, sóng T đều âm.
Sóng T bệnh lý
Khi T âm ở một chuyển đạo mà bình thường nó phải dương (hoặc dương ở một chuyển đạo mà bình thường nó phải âm như ở aVR chẳng hạn) thì là một dấu hiệu bệnh lý chắc chắn, nhưng là của rất nhiều bệnh chứ không đặc hiệu cho bệnh nào.
Muốn biết T âm do bệnh gì thì việc đầu tiên là phải xét mối tương quan của nó với QRS:
Nếu QRS bị giãn rộng hay có biên độ cao nghĩa là có những biến đổi bệnh lý của blốc nhánh, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, hội chứng W-P-W, dày thất trái hay một số ít ca dày thất phải thì có thể T âm chỉ là triệu chứng của các bệnh đó. Người ta gọi là T thứ phát. Trong trường hợp này, T vẫn giữ được hình dạng không đối xứng, cong, mềm mại…
Nếu QRS không giãn r ộng hay quá cao, nghĩa là không có triệu chứng của các bệnh nêu trên thì T âm (hay dẹt) thường là triệu chứng của bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim, cơn nghẹn tim), của viêm màng ngoài tim, của tình trạng cơ tim thiếu oxy (với dày thất phải) trong tim bẩm sinh tím hay tâm phế mạn. Người ta gọi là T tiên phát.
Ngoài ra, T âm tiên phát còn gặp trong suy tim, tê phù, thiếu máu, thiếu oxy trong máu nói chung, các rối loạn chuyển hóa trong viêm họng cấp, hạ canxi máu, tăng kali máu, nhiễm toan,nhiễm kiềm, hoại tử gan.
T thứ phát thường biến đổi, tỉ lệ với mức độ biến đổi của QRS, thí dụ QRS càng giãn rộng hay càng cao thì T càng âm sâu hơn.
Nhưng có những ca, với một mức độ rộng hay cao nhất định nào đó của QRS mà T âm không đủ sâu hay lại sâu quá, hay có khi lại dương thì phải nghĩ là có cả một T tiên phát phối hợp vào nó gây cho nó hình dạng “nửa dơi, nửa chuột” như vậy. Trường hợp này ta gọi là T hỗn hợp thường là do các bệnh phối hợp nhau sinh ra.
Thí dụ: trong dày thất trái (T thứ phát) phối hợp với bệnh mạch vành (T tiên phát) và có thể cho một sóng T hỗn hợp âm rất sâu, đối xứng và nhọn. Cần chú ý rằng ST chênh thường cũng hay hỗn hợp tương tự và đi kèm với T hỗn hợp để lập thành STT hỗn hợp.
Tất cả các mức độ âm sâu, nông của T so với QRS như đã nói ở trên thường có thể đánh giá được qua kinh nghiệm đọc và chẩn đoán điện tâm đồ.
Ở các chuyển đạo trước tim, một sóng T âm sẽ chắc chắn là bệnh lý (thiểu năng vành…) nếu nó đứng trái quy luật (xem trên) nghĩa là có kèm một sóng T dương ở các chuyển đạo nằm ở mé bên phải của nó. Thí dụ T ở V1 bình thường có thể âm nhưng nếu T ở V1 dương thì T ở V2 âm chắc chắn là bệnh lý.
Nói chung, T càng âm sâu thì càng bệnh lý hơn. T hai pha kiểu –/+ có giá trị bệnh lý như T âm nhẹ, còn T hai pha kiểu +/– và T dẹt thì có giá trị bệnh lý thấp hơn.
Khi T trở thành đối xứng với hai sườn có độ dốc bằng nhau, chỗ nối tiếp với ST không thoai thoải mà gấp khúc thành một góc rõ rệt, T có đỉnh nhọn hoặc có dạng chẻ đôi, nhất là ở V5, V6 thì đầu tiên phải nghĩ đến bệnh mạch vành, rồi đến các nguyên nhân tiên phát khác (xem trên).
Khi T có dạng quá tròn trĩnh thì nên nghĩ đ ến một rối loạn điện giải.
Tất cả các hình dạng đó đều có thể đi một mình hoặc phối hợp với T âm, như thế nó càng có giá trị bệnh lý hơn.
Khi T dương và cao (và do cao quá nên đỉnh hơi nhọn) ở nhiều chuyển đạo thì thường là do nhịp nhanh hay cường thần kinh ở người trẻ, do gắng sức hay ở “tim vận động viên”. Nếu T cao nhọn xảy ra đột xuất ở một vài chuyển đạo thì đôi khi đó là “hình ảnh gián tiếp” của bệnh mạch vành.
Khi T dẹt ở hầu hết các chuyển đạo thì phần lớn là do phối hợp với sự giảm biên độ của QRS, tạo nên hình ảnh điện thế thấp (xem mục này).
Từ khóa » Dẹt Nghĩa Là Gì
-
Từ Dẹt Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Dẹt - Từ điển Việt
-
Dẹt Là Gì, Nghĩa Của Từ Dẹt | Từ điển Việt - Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "dẹt" - Là Gì?
-
Dẹt Nghĩa Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Dẹt Bằng Tiếng Việt
-
DẸT - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Dẹt Nghĩa Là Gì? Hãy Thêm ý Nghĩa Riêng Của Bạn Trong Tiếng Anh
-
Top 15 Dẹt Nghĩa Là Gì
-
"dẹt" Là Gì? Nghĩa Của Từ Dẹt Trong Tiếng Anh. Từ điển Việt-Anh
-
Dẹt Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Việt-Nhật
-
Dẹt Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Nút Dẹt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hình Cầu Dẹt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dẹt Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'dẹt đét' Trong Từ điển Lạc Việt
-
[PDF] Nghiên Cứu ảnh Hưởng Của Hàm Lượng Hạt Thoi Dẹt - VNUF
-
ECG Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ - Phương Pháp Chẩn đoán Bệnh Hiệu ...