Tạo Hình: Xé Dán Thuyền Trên Biển - Trường Mầm Non Ban Mai

Tạo Hình Xé dán thuyền trên biển cho trẻ biết sử dụng một số kỹ xé, dán… để tạo nên một số loại thuyền trên biển.

Nội dung chính

Toggle
  • Tạo Hình: Xé dán thuyền trên biển
    • 1. Mục đích – yêu cầu:
    • 2. Chuẩn bị:
    • 3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
      • * Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.
    • * Hoạt động 2: Quan sát vật mẫu.
      • * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.
    • * Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
    • + Bạn đã dán như thế nào?
  • KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
    • 1. Mục đích yêu cầu:
    • 2. Chuẩn bị:
    • 3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
    • * Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
      • * TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.
    • KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
      • * Hướng dẫn trò chơi mới “Bé làm đèn hiệu giao thông”.
      • * Chơi tự do ở các góc.

Tạo Hình: Xé dán thuyền trên biển

1. Mục đích – yêu cầu:

– Kiến thức: Trẻ biết sử dụng một số kỹ xé, dán… để tạo nên một số loại thuyền trên biển. – Kỹ năng: Biết bố cục hài hòa hợp lý, rèn kỹ năng phết hồ và dán cho trẻ. – Thái độ: Biết bảo vệ nguồn nước, biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.

2. Chuẩn bị:

– Mô hình chiếc thuyền đi trên sông, một số tranh gợi ý của cô. – Giấy màu, hồ dán, vở tạo hình, bút màu đủ cho trẻ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: ổn định và gây hứng thú.

– Cô cất cho cả lớp hát bài “Em đi chơi thuyền” và hỏi trẻ: + Em bé đi đâu? Em bé chơi thuyền ở đâu? Thuyền thuộc loại PTGT đường gì?

* Hoạt động 2: Quan sát vật mẫu.

– Quan sát tranh mẫu, nhận xét và nêu lên ý định của trẻ. – Cô cho trẻ quan sát mô hình sông nước có chiếc thuyền trên sông và trò chuyện cùng trẻ: + Cô có mô hình gì đây? Thuyền đi ở đâu? Chiếc thuyền này có đặc điểm gì? + Con người dùng thuyền để làm gì? Nó là PTGT đường gì? Nó được làm bằng chất liệu gì?. + Ngoài chiếc thuyền này ra còn có những PTGT đường thủy nào nữa? + Con thích loại nào nhất? Vì sao?. – Cô đưa tranh xé dán mẫu của cô cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: + Cô xé dán tranh gì? Cô xé dán những hình ảnh gì? Màu sắc thế nào? + Bố cục của bức tranh thế nào? + Cô xé thuyền như thế nào?. + Thế con muốn xé dán được những bức tranh đẹp như của cô không? + Con sẽ xé dán kiểu thuyền gì? Con sẽ thực hiện xé dán như thế nào? ( 5 – 6 trẻ kể) – Cô cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy con” kết hợp phát đồ dùng cho trẻ.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện.

– Cô phát giấy màu, Giấy A4, hồ dán đến từng trẻ. – Trong quá trình trẻ xé dán cô đến bên từng trẻ và gợi hỏi: + Cháu đang xé gì? Xé như thế nào? + Con sẽ dán những chiếc thuyền này thế nào?… – Đối với những trẻ yếu cô đến gợi hỏi, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ tạo ra sản phẩm đẹp.

* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.

– Cho trẻ treo hết sản phẩm của mình đã làm được lên giá. Sản phẩm đẹp hơn treo 1 bên, còn những sản phẩm còn lại treo 1 bên. – Cho trẻ lên nhận xét. Hỏi trẻ: Cháu thích bức tranh nào? Vì sao con thích?

+ Bạn đã dán như thế nào?

– Cô nhận xét chung: Tuyên dương những trẻ làm được nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, động viên những trẻ yếu hôm sau cố gắng hơn…

* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình vào góc nghệ thuật và chơi trò chơi “Đua thuyền” và cùng nhau chèo thuyền và đi ra sân.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung hoạt động: – Quan sát bầu trời, thơì tiết trong ngày. – TCVĐ: Trời nắng trời mưa. – Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành…Trẻ chú ý quan sát và nắm được một số đặc điểm của thời tiết. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ thân thể.

2. Chuẩn bị:

– Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Mũ thỏ đủ cho trẻ. – Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

– Trò chuyện cùng trẻ, khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy lung tung, không được dẫm đạp lên đ/c.

* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

– Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời. Cô và trẻ trò chuyện: – Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào? Quan sát trên trời các cháu thấy những gì? – Mây, gió như thế nào? Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào? – Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy? …

* TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.

– Cô hỏi trẻ về cách chơi, luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng luật. * Chơi theo ý thích: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi an toàn. – Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay, nhắc trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: – Hướng dẫn trò chơi mới “Bé làm đèn hiệu giao thông”. – Chơi tự do ở các góc.

1. Mục đích, yêu cầu:

– Trẻ hứng thú trong các hoạt động, chơi sáng tạo, không nghịch phá, vứt ném đ/c.

2. Chuẩn bị:

– Mỗi trẻ một đèn giao thông: Xanh, đỏ, vàng. – Đ/c các góc đầy đủ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Hướng dẫn trò chơi mới “Bé làm đèn hiệu giao thông”.

– Cô nêu cách chơi, luật chơi: Cho trẻ nhắc lại tác dụng của các đèn giao thông. cô cùng trẻ làm đèn hiệu giao thông cho mỗi trẻ chọn 1 đèn khi cô nói dừng lại những bạn có đèn đỏ nhảy nhanh vào vòng và nói đèn đỏ. Còn cô nói được đi thì sao nhỉ? Những bạn nói sai, làm sai sẽ phải nhảy lò cò ( cho trẻ chơi 3 – 4 lần)

* Chơi tự do ở các góc.

– Cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi về nhóm mình thích chơi. – Quá trình chơi cô chơi cùng trẻ, hỏi trẻ: Con đang làm gì? Cái gì đây? – Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng. * Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ – HĐCCĐ – HĐNT – Vui chơi).

Rate this post

Từ khóa » Tranh Xé Dán Thuyền Và Biển