Thành Phần Dinh Dưỡng Của Quả ổi - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng
Có thể bạn quan tâm
Tác dụng của quả ổi
Trong 100g ổi có chứa :1 gam protein, 15 mg canxi, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C).
Trong Đông y ổi là một loại thuốc quý. Giá trị dinh dưỡng của ổi rất cao, nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, ít chất béo bão hoà, giảm cholesterol. Nếu ăn ổi đúng cách và thường xuyên thì sẽ giúp cơ thể có hệ thống miễn dịch tốt hơn, giảm cân, da đẹp.
Dưới đây là những tác dụng của quả ổi mà ít người biết:
Tăng cường hệ miễn dịch
So hàm lượng vitamin C trong cam với ổi thì ổi cao hơn 4 lần. Mà công dụng của vitamin C là tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được những mầm mống bệnh như ho, cảm lạnh, ngăn ngừa nhiễm siêu vi.
Chống lão hóa, làm đẹp da
Vitamin C của ổi tập trung chủ yếu ở phần vỏ, vì thế mọi người nên rửa thật sạch và ăn cả vỏ. Lượng vitamin C của ổi sẽ kích thích tế bào sản xuất chất collagen ủng cố độ bền cho khớp xương, sụn, có ích cho cấu trúc của da, giúp duy trì lượng collagen trong da, giữ cho da luôn ổn định.
Thành phần dinh dưỡng của quả ổi nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, ít chất béo bão hoà cholesterol
Hệ nội tiết được cải thiện
Trong ổi chứa một lượng đồng nhất định hỗ trợ cơ thể sản xuất và hấp thụ các hooc môn. Hơn nữa, chức năng nội tiết cũng nhờ đó được cải thiện, đặc biệt là tuyến giáp là nơi chuyển hoá những thức ăn và năng lượng.
Cải thiện chỉ số huyết áp
Nếu cơ thể người hấp thụ quá nhiều thực phẩm không có chất xơ thì rất dễ bị cao huyết áp, béo phì. Do trong ổi có nhiều chất xơ, chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên kết hợp trong chế độ ăn hằng ngày sẽ góp phần cải thiện chỉ số cao huyết áp, hạ thấp cholesterol xấu trong máu và giảm nguy cơ tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Ổi là loại quả ít chất béo nên rất hợp với người béo phì. Trong ruột loại ổi đào có chất lycopen nhiều hơn trong cà chua, không chỉ có tác dụng chống những bệnh liên quan tới béo phì mà còn những bệnh khác như bênh tiểu đường cấp 1, giảm bớt nguy cơ bệnh tim mạch.
Trị tiêu chảy
Do ổi chứa rất nhiều các tác nhân làm se nên có tác dụng hỗ trợ cho một đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy. Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và có thêm chức năng kháng khuẩn, tẩy uế, nhờ đó có tác dụng chữa lỵ bằng cách ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật và loại bỏ những chất nhầy thặng dư trong ruột.
Bài liên quan Thành phần dinh dưỡng của cà rốt Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh Thành phần dinh dưỡng của quả mơ Thành phần dinh dưỡng của mực ốngNhững ai không nên ăn ổi?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi – Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198: “Ổi có chỉ số đường huyết cao: GI=78. Do đó, nếu người bệnh tiểu đường ăn ổi sai cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Nếu đường huyết tăng cao kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này là mù lòa, suy thận, hoại tử chi, thậm chí tử vong.
Thành phần dinh dưỡng của quả ổi. Ổi là loại quả ít chất béo nên rất hợp với người béo phì
Một số cách ăn ổi sai:
- Dùng nước ép ổi để uống hàng ngày.
- Ăn ổi ngay trước hoặc ngay sau khi vừa ăn bữa ăn chính
- Ăn ổi quá nhiều, không hạn chế số lượng.
-
Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh
-
Thành phần dinh dưỡng của quả mơ
Từ khóa » Bảng Giá Trị Dinh Dưỡng Của ổi
-
Chi Ổi
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Trái ổi - TheHinhOnline
-
Ăn ổi Có Giảm Cân Không? | Vinmec
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Ổi Và Cách Sử Dụng Tối Ưu Nhất
-
Những Chất Dinh Dưỡng Có Trong Quả ổi
-
Phần 2 - Giá Trị Dinh Dưỡng Và Kinh Tế Của Cây ổi
-
Ổi Đài Loan
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Trong ổi Và Những Lợi ích Cho Sức Khỏe
-
Ổi – Wikipedia Tiếng Việt
-
ỔI BAO NHIÊU CALO? ĂN ỔI NHƯ THẾ NÀO TỐT? - Poongsan
-
Những điều Cần Biết Về Cây ổi
-
8 Tác Dụng Tuyệt Vời Từ Quả ổi Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tác Dụng Của Quả ổi? Nên ăn ổi Vào Lúc Nào?
-
Những Công Dụng Bất Ngờ Từ Trái ổi