The Trust Matrix - Mô Hình Xây Dựng Lòng Tin Trong Công Việc - LinkedIn

Agree & Join LinkedIn

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Sign in to view more content

Create your free account or sign in to continue your search

Sign in

Welcome back

Email or phone Password Show Forgot password? Sign in

or

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

New to LinkedIn? Join now

or

New to LinkedIn? Join now

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Skip to main content
The Trust Matrix - Mô hình xây dựng lòng tin trong công việc

Lời giới thiệu

Lần đầu tiên Duy được tiếp cận mô hình Trust matrix này là từ 5-6 năm trước, do một đàn anh đi trước trong công ty "thương tình" chia sẻ cho. Số là thời đó mình vẫn đang bấp bênh trong sự nghiệp, chưa thấy con đường để thăng tiến. Công việc luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu, đánh giá hàng năm thì toàn là "exceed expectation", cơ mà cơ hội thăng tiến, trở thành nhà quản lý cứ xa vời vợi. Sếp của Duy, cũng là một người Duy coi là anh lớn, thương tình thằng em mà chia sẻ cho bí kíp Trust Matrix này. Giờ sau bao nhiêu năm, vẫn thấy bài học xưa có giá trị nên chia sẻ lên đây. Và mình viết tiếng Việt ở đây, theo những gì mình cảm nhận để dễ hiểu, còn bạn nào muốn xem link gốc thì coi phía dưới nha.

Link tiếng Anh : https://richardbarrettblog.net/2014/04/11/building-trust-in-your-team-the-trust-matrix/

Câu hỏi thường nghe: Why (not) me?

Các bạn trẻ thường có một thắc mắc khá phổ biến: "Tại sao tui làm tốt công việc như anh A/chị B mà tui không được promote, anh/chị đó lại được promote?" rồi rút ra những kết luận tiêu cực đại loại như: " chắc do sếp thiên vị." hay "thằng đó giỏi nịnh nên được sếp cưng"; và rồi bạn đâm ra chán nản, dẫn đến chất lượng công việc đi xuống, hay tệ hơn là nghỉ việc, chuyển qua công ty khác và chấp nhận làm lại từ đầu.

Vậy, hãy đặt câu hỏi theo một hướng khác nhé: "Tại sao tôi không được tin tưởng cho vị trí cao hơn, như anh A/chị B, dù kết quả công việc là như nhau?" Nếu bạn nhìn vào mô hình Trust Matrix, bạn sẽ thấy là kết quả công việc-result, chỉ là một phần trong công thức xây dựng lòng tin. Nghĩa là bạn đã bỏ qua những phần còn lại để tạo dựng niềm tin cần thiết cho quá trình thăng tiến của bạn rồi đó.

Mô hình xây dựng lòng tin: Tính Cách (Character) + Năng Lực (Competence)

Theo TRUST MATRIX, sự tin tưởng được tạo dựng dựa trên những biểu hiện về Tính Cách (Character)Năng Lực (Competence) của bạn trong quá trình làm việc. Tính cách phản ánh con người bạn từ bên trong, và phản ánh cách bạn đối xử với những người xung quanh, thể hiện qua sự Chuyên Chú (Intent)Chính Trực (Integrity) của bạn đối với công việc. Còn Năng lực là những biểu hiện bên ngoài của bạn đối với tổ chức, thông qua Khả năng chuyên môn (Capability) Kết quả (Result) bạn đạt được hàng ngày.

Mặc dù đối với những người đi làm như chúng ta thì Năng Lực rất quan trọng, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta bỏ qua thái độ trong công việc (Tính Cách). Nếu giữa hai nhân viên có Năng Lực như nhau, điều gì sẽ quyết định nhân viên nào sẽ được lựa chọn?

Bạn có để tâm đến công việc (Caring) của mình không, hay sếp sai gì làm đó? Có Minh Bạch (Transparency) trong mọi quyết định cho dù là nhỏ nhất hay không, hay cái gì lợi cho mình thì làm, không thì "bán cái" cho người khác? Khi gặp ý kiến phản biện, bạn có Cởi Mở (Openness) để sẵn sàng lắng nghe hay không? Cuối cùng, bạn có Trung Thực (Honestly), có Công Bằng (Fairness) đáng Tin cậy (Authenticity) trong mắt đồng nghiệp và quản lý hay không? Đó là những yếu tố quyết định.

Nói đi cũng phải nói lại, Bác Hồ từng nói : "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Theo Duy thì phải sửa lại là có "tâm" mà không có "tầm" thì làm ơn ở yên một chỗ, đừng cố gắng leo trèo "phá team" làm gì. Cứ "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu tương xứng với năng lực" luôn đi. Năng lực bao gồm Khả năng chuyên môn và kết quả đạt được. Khả Năng chuyên môn thể hiện qua Kinh Nghiệm (experience), những Kỹ Năng bạn có (Skills) và nền tảng Kiến Thức (Knowledge). Càng nhiều kinh nghiệm, càng giỏi những kỹ năng cần thiết cho công việc và có kiến thức (sâu hoặc rộng tùy vị trí công việc) thì càng được tin cậy. Và dĩ nhiên, đã có chuyên môn thì phải có những thành quả đi kèm tương xứng. Thành quả đó là sự tín nhiệm về chuyên môn (Credibility), danh tiếng (Reputation) và Hiệu quả công việc (Performance).

Xây dựng lòng tin như thế nào?

Hãy bắt đầu từ chính bản thân mình trước. Đối với những bạn trẻ mới ra trường, lời khuyên của Duy là hãy cho đi thật nhiều để nhận lại. Đối với các bạn, có thể ban đầu Năng Lực của bạn chưa đủ để tạo được sự tin tưởng, nhưng Năng Lực là thứ có thể bồi đắp theo thời gian. Hãy luyện cho mình sự chuyên chú trong bất cứ công việc dù nhỏ nhất, biết quan tâm đến đồng nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ người khác miễn là điều đó mang lại kết quả tốt cho công ty. Hãy trung thực trong từng hành động và lời nói. Và đừng bỏ qua bất cứ cơ hội nào để nâng cao Năng Lực của bạn. Thông thường một sinh viên mới ra trường có khoảng 3 năm để tích lũy Năng Lực, nếu sau 3 năm mà bạn vẫn thuộc dạng "bình bình" thì ... khỏi bàn tới thăng tiến nữa nha. :) Và quan trọng nhất là hãy nhớ: Kinh Nghiệm không tính theo số năm làm việc, mà là bạn đã làm được gì trong những năm đó. Stay hungry, stay foolish.

Đối với những bạn đã đi làm vài ba năm, nhưng vẫn chưa bứt phá được khỏi vị trí hiện tại, lời khuyên của Duy là hãy áp dụng mô hình Trust Matrix này cho chính nhóm làm việc của bạn. Cho dù bạn chỉ là 1 thành viên của nhóm, hãy thử đánh giá xem nhóm của mình đang ở đâu trong Trust Matrix này. Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của nhóm, và bạn có thể làm gì để cải thiện. Sẽ không dễ thăng tiến nếu niềm tin trong tổ chức là thấp, và không có "chất keo" TRUST để kết dính mọi người lại với nhau. Cải thiện được sự tin cậy trong tổ chức, chính là cải thiện sự tín nhiệm của chính bạn. Ngược lại, cho dù bạn có giỏi thế nào thì điều bạn nhận được chỉ là sự nghi ngờ, thiếu hợp tác.

Và khi đồng nghiệp ai cũng tin cậy bạn, điều gì có thể ngăn bạn tiến lên trong sự nghiệp?

Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment
  • Copy
  • LinkedIn
  • Facebook
  • Twitter
Share

To view or add a comment, sign in

No more previous content
  • Đóng góp cho xã hội

    Đóng góp cho xã hội

    Dec 20, 2019

  • Nên làm việc nào trước: Quan trọng nhưng không gấp hay việc gấp nhưng không quan trọng?

    Nên làm việc nào trước: Quan trọng nhưng không gấp hay việc gấp nhưng không quan trọng?

    Sep 11, 2019

  • Kép Tư Bền - Chuyên Nghiệp hay Bóc Lột???

    Kép Tư Bền - Chuyên Nghiệp hay Bóc Lột???

    Jun 19, 2019

  • Being Special

    Being Special

    Jul 23, 2018

  • Bàn về chuyện học

    Bàn về chuyện học

    May 25, 2018

  • Bàn về tư duy tích cực và tư duy phản biện

    Bàn về tư duy tích cực và tư duy phản biện

    May 10, 2018

  • Bài học đầu tiên

    Bài học đầu tiên

    May 7, 2018

  • The differences between working for a large Enterprise and a SME

    The differences between working for a large Enterprise and a SME

    Sep 25, 2017

  • 5 steps of building an extremely effective team

    5 steps of building an extremely effective team

    Nov 24, 2016

  • Xóa tan tư tưởng "tiểu nông" của người Việt

    Xóa tan tư tưởng "tiểu nông" của người Việt

    Aug 15, 2015

No more next content See all

Explore topics

  • Sales
  • Marketing
  • IT Services
  • Business Administration
  • HR Management
  • Engineering
  • Soft Skills
  • See All

Từ khóa » Gain Trust Là Gì